KỸ THUẬT CHÍCH RẠCH, DẪN LƯU Ổ ÁP XE TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Nội tiết
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2013
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
KỸ THUẬT CHÍCH RẠCH, DẪN LƯU Ổ ÁP XE TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐẠI CƯƠNG
Ổ áp xe là ổ viêm khu trú và kèm theo các dấu hiệu kinh điển của nhiễm trùng (sưng, nóng, đỏ, đau)
CHỈ ĐỊNH
Ổ áp xe ở người bệnh đái tháo đường đã nhuyễn mủ
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Ổ áp xe sát vùng hậu môn hay cơ quan sinh dục
Áp xe vùng hàm, mặt
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
01 Bác sỹ
01 Điều dưỡng
Phương tiện
Dung dịch betadin
Thuốc gây tê Xylocain
Kim tiêm
Lưỡi dao + cán dao mổ
Kẹp thẳng cầm máu
Kẹp cong cầm máu
Băng gạc vết thương
Nước muối sinh lý
Người bệnh
Khám và giải thích về bệnh tình cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Làm các xét nghiệm cơ bản.
Kháng sinh 2 dòng phối hợp
Người bệnh phải được kiểm soát tốt đường huyết (< 10 mmol/l) bằng Insulin
Nước tiểu không có ceton
Hồ sơ bệnh án
Làm hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định chung của Bộ Y tế.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra người bệnh
Thực hiện kỹ thuật
Sát khuẩn: sử dụng dung dịch povidone-iodine, sát khuẩn toàn bộ bề mặt ổ áp xe và vùng da xung quanh, để khô.
Sử dụng các băng vô khuẩn cách ly ổ áp xe và vùng da xung quanh với phần còn lại cơ thể.
Gây tê: Áp dụng kỹ thuật gây tê tại chỗ. Tiêm Xylocin xung quanh ổ áp xe, vị trí tiêm cách đường viêm tấy đỏ của ổ áp xe 1cm
Rạch rộng toàn bộ bề mặt ổ áp xe (có thể rạch hình chữ thập để đạt được mức độ dẫn lưu cần thiết).
Lấy dịch mủ từ ổ áp xe nuôi cấy, làm kháng sinh đồ.
Dùng kẹp đầu từ đưa vào trong ổ áp xe, mở rộng hai đầu kẹp nhằm phá vỡ vách ngăn bên trong ổ áp xe tạo điều kiện cho mủ và tổ chức hoại tử chảy ra dễ.
Sử dụng dao hoặc kéo con kẹp phần tích cắt lọc hết các tổ chức hoại tử bên trong ổ áp xe.
Bơm rửa ổ áp xe với nước muối sinh lý và dung dịch ô xy già 10%.
Đặt gạc dài vào trong ổ áp xe và để một đầu ở bên ngoài để dẫn lưu dịch.
Đặt gạc lên trên bề mặt ổ áp xe nhằm hấp thụ dịch vết thương và ngăn không cho vật lạ vào vết thương.
Hướng dẫn người nhà hoặc người bệnh thay băng hàng ngày cho đến khi vết thương khỏi hoàn toàn.
THEO DÕI SAU THỦ THUẬT
Chảy máu
Nhiễm trùng: Dịch vết thương (màu sắc, lượng dịch hàng ngày )
Đánh giá sự hình thành tổ chức hạt tại vết thương.
XỬ TRÍ TAI BIẾN
Chảy máu: mổ vết thương, cầm máu lại
Nhiễm trùng: kháng sinh, chống phù nề, giảm viêm.
-
Tài liệu mới nhất
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện
22:45,13/03/2023
-
Hồi Sức Sớm Và Tối Ưu Hóa Huyết Động
21:58,13/03/2023
-
Chăm sóc trẻ sau ngừng tim: Tuyên bố khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
21:13,09/03/2023
-
Xử trí sau Hồi sức ngưng tim trẻ em
20:47,09/03/2023
-
Nhiễm trùng phổi biến chứng ARDS
20:51,21/02/2023
-
Sự phân chia cơ học hô hấp ở bệnh nhân mắc HC nguy kịch hô hấp cấp tính và mối liên hệ với kết cục
20:54,17/02/2023
-
THÔNG TƯ : QĐ chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
21:34,11/02/2023
-
Áp lực thực quản (Esophageal Manometry )
22:24,09/02/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Đánh giá cập nhật về chiến lược thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy và ứng dụng lâm sàng của nó
22:28,07/02/2023
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện