KỸ THUẬT CẮT MÓNG CHÂN TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Nội tiết
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2013
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
KỸ THUẬT CẮT MÓNG CHÂN TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐẠI CƯƠNG
Cắt móng chân người bệnh đái tháo đường đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc bàn chân người bệnh đái tháo đường
Cắt móng chân không đúng quy cách đã dẫn đến một số tổn thương bàn chân ở người bệnh đái tháo đường
Quá trình cắt móng chân cho người bệnh đái tháo đường đòi hỏi cần có sự tập chung cao độ, tỉ mỉ đến từng chi tiết
CHỈ ĐỊNH
Chăm sóc, cắt móng chân định kỳ cho người bệnh đái tháo đường
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Thận trọng ở những người bệnh có bệnh mạch máu ngoại vi biểu hiện trên lâm sàng : mạch mu chân hoặc chày sau yếu hay không bắt được, teo cơ, bàn chân lạnh, da mỏng, mất tổ chức dưới da…
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
01 Điều dưỡng viên
Phương tiện
Chậu rửa chân
Khăn tắm
Kìm cắt móng chân
Dũa móng chân
Người bệnh
Giải thích cho người bệnh về lợi ích của việc cắt móng chân cho người bệnh đái tháo đường cũng như các bước của quy trình thủ thuật để người bệnh phối hợp tốt
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Đổ nước ấm vào chậu rửa chân, kiểm tra nhiệt độ của nước bằng khuỷu tay để đảm bảo nước có nhiệt độ thích hợp.
Ngâm bàn chân người bệnh vào chậu nước không quá 5 phút
Dùng khăn tắm lau khô bàn chân, chú ý các ngón chân, và kẽ giữa các ngón chân
Dùng kìm cắt móng cắt móng theo chiều ngang của móng, chú ý không cắt móng uốn lượn theo bờ mép da của đầu ngón chân, không cắt móng quá ngắn có thể gây đau, hay phỏng rộp vùng da ở đầu ngón
Sử dụng dũa móng chân dũa nhẹ bờ ngang vừa cắt của móng, chú ý không dũa vào da xung quanh vì có thể gây phỏng rộp
Kiểm tra kĩ đầu ngón chân sau khi cắt để đảm bảo vùng da không bị tổn thương
THEO DÕI SAU THỦ THUẬT
Tổn thương da xung quanh móng (vết cắt, chầy xướt, chảy máu)
Tổn thương viêm, nhiễm trùng tại chỗ
XỬ TRÍ TAI BIẾN
Thông báo cho bác sĩ biết để đánh giá những tổn thương da để đánh giá và xử trí tổn thương nhằm ngăn ngừa quá trình nhiễm trùng.
-
Tài liệu mới nhất
-
Tính hữu ích của thuốc an thần dạng hít ở bệnh nhân ARDS nặng do COVID-19
20:51,26/03/2023
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện
22:45,13/03/2023
-
Hồi Sức Sớm Và Tối Ưu Hóa Huyết Động
21:58,13/03/2023
-
Chăm sóc trẻ sau ngừng tim: Tuyên bố khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
21:13,09/03/2023
-
Xử trí sau Hồi sức ngưng tim trẻ em
20:47,09/03/2023
-
Nhiễm trùng phổi biến chứng ARDS
20:51,21/02/2023
-
Sự phân chia cơ học hô hấp ở bệnh nhân mắc HC nguy kịch hô hấp cấp tính và mối liên hệ với kết cục
20:54,17/02/2023
-
THÔNG TƯ : QĐ chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
21:34,11/02/2023
-
Áp lực thực quản (Esophageal Manometry )
22:24,09/02/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Tính hữu ích của thuốc an thần dạng hít ở bệnh nhân ARDS nặng do COVID-19