Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Viêm da tiết bã (Seborrheic Dermatitis)
- Tác giả: TS.Phạm Thị Mai Hương
- Chuyên ngành: Nhi khoa
- Nhà xuất bản:bệnh viện nhi trung ương
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Viêm da tiết bã (Seborrheic Dermatitis)
TS.Phạm Thị Mai Hương
KHÁI NIỆM
Viêm da tiết bã là bệnh thường gặp triệu chứng không rõ ràng, nguyên nhân khó xác định thường gặp giai đoạn đầu của thời kỳ ấu thơ nhưng cũng có thể gặp ở thanh thiếu niên và người lớn.
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân của viêm da tiết bã hiện vẫn chưa xác định một cách chính xác, một số cơ chế bệnh sinh được đưa ra:
Nấm Pitysporum oval, nấm Malassezia.
Sự bất thường của tuyến bã.
Tăng mức độ nhạy cảm với các hocmon nội sinh hoặc hocmon của người mẹ trong hệ tuần hoàn.
CHẨN ĐOÁN
Lâm sàng
Đặc trưng là viêm da bong vảy, dính nhờn.
Ít gặp hơn là biểu hiện giống viêm da tiết bã dạng vẩy nến
Rất hiếm gặp viêm da tiết bã dạng đỏ da
Viêm da tiết bã ở trẻ nhũ nhi đặc trưng mảng vảy màu vàng thành đám trên nền da đỏ lan tỏa ở vùng đỉnh đầu, hoặc ở sau tai, lông mày, rãnh mũi má.
Ngoài ra, có những mảng đỏ sáng, vảy mùi hôi ở các nếp gấp như nách và nếp gấp bẹn, cổ, vùng tã lót.
Viêm da tiết bã dạng vảy nến: mảng dạng vảy nến màu đỏ nâu hình nhẫn và có vảy bạc, có thể vảy màu vàng và nhờn dính. Đôi khi có rỗ móng.
Viêm da tiết bã dạng đỏ da hiếm gặp gây đỏ da bong vảy trên diện rộng thưởng bắt đầu ở vùng nếp gấp.
Cận lâm sàng
Tìm nấm từ cạo tổn thương
Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán phân biệt
Viêm da cơ địa
Thương tổn gây ngứa, phân bố ở mặt duỗi các chi ở trẻ nhũ nhi, trẻ lớn hơn phân bố ở nếp gấp.
Viêm da tiết bã có thể xuất hiện cùng lúc với viêm da cơ địa
Vẩy nến
Đặc trưng bởi các mảng vảy màu đỏ nâu dày, bờ rõ ở thân, mặt duỗi cánh tay, gối, khuỷu, vùng tã lót, đầu. Kèm theo rỗ móng
Nhiễm nấm da đầu
Thương tổn vảy, ngứa, đỏ da đầu, gây nên rụng tóc từng mảng
Viêm da tã lót, hoặc ban đỏ do kích ứng tã lót
Viêm mô bào X
Letterer-Siwe (bệnh mô bào lan tỏa )
Bệnh Hand Schuler-Christian
U hạt ưa acid
Bệnh Leiner
Là bệnh di truyền miễn dịch, rất giống viêm da tiết bã thể đỏ da
Biểu hiện: viêm da tiết bã lan tỏa, ỉa chảy kéo dài, chỉ số hoạt động của loại men bị thiếu hụt.
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc
Dùng các chế phẩm làm tan sừng, corticosteroid mức độ nhẹ, liệu pháp trị nấm
Lựa chọn thuốc phù hợp với lứa tuổi của bệnh nhân
Điều trị cụ thể
Trẻ em
Bôi dầu khoáng hoặc paraffin trắng lên vảy da đầu, gội bằng dầu gội hàng ngày.
Salicylic 1-2% dạng dung dịch hoặc mỡ, gội bằng dầu gội tan sừng (sebulex, neutrogena, T/Sal P&S)
Corticosteroid mức độ nhẹ (hydrocortison 1-2%) bôi vừa đủ và lưu thuốc trong vài giờ.
Thuốc bôi chống nấm có hiệu quả, đặc biệt nhóm azoles
Nên bôi thuốc chống nấm 2 lần/ngày phối hợp với thuốc bôi corticosteroid
Trẻ em và thanh thiếu niên
Corticosteroid bôi, dầu gội đầu tan sừng, bôi và uống ketoconazole có thể sử dụng trong một số trường hợp.
Viêm da tiết bã dạng vảy nến ở da đầu được điều trị như viêm da tiết bã da đầu trẻ nhũ nhi. Thương tổn ở vùng mặt và thân đáp ứng với corticosteroid mỡ bôi và thuốc ẩm da.
Viêm da tiết bã đỏ da lan tỏa: corticosteroid toàn thân, kháng sinh kiểm soát bội nhiễm.
TIẾN TRIỂN
Thường tốt lên, hầu hết thuyên giảm trong vòng 6 tháng đầu đời - Thường đáp ứng nhanh với thuốc bôi.
Trẻ em viêm da tiết bã có thể làm tăng nguy cơ của viêm da cơ địa, tăng nguy cơ vảy nến (ít gặp hơn).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
James AA Langtry (2011), “Seborrhoeic Dermatitis”, Harper‘s Textbook of Pediatric Dermatology, 41.1
Kay SK, Peter AL et al (2009), “Seborrheic Dermatitis”, Color atlas and synopsis of pediatric dermatology, pp 52-53.
Klaus W, Richard AJ (2009), “Seborrheic Dermatitis”, Fitzpatrick‘s Color atlas and synopsis of clinical dermatology, pp 48-51.
Phạm Thị Thảo (2017), “Viêm da dầu”, Bệnh học da liễu II, tr 269-275.
Susan BM (2005), “Seborrheic Dermatitis”, Illustrated Manual of Pediatric Dermatology, pp 65-66.
-
Tài liệu mới nhất
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện
22:45,13/03/2023
-
Hồi Sức Sớm Và Tối Ưu Hóa Huyết Động
21:58,13/03/2023
-
Chăm sóc trẻ sau ngừng tim: Tuyên bố khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
21:13,09/03/2023
-
Xử trí sau Hồi sức ngưng tim trẻ em
20:47,09/03/2023
-
Nhiễm trùng phổi biến chứng ARDS
20:51,21/02/2023
-
Sự phân chia cơ học hô hấp ở bệnh nhân mắc HC nguy kịch hô hấp cấp tính và mối liên hệ với kết cục
20:54,17/02/2023
-
THÔNG TƯ : QĐ chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
21:34,11/02/2023
-
Áp lực thực quản (Esophageal Manometry )
22:24,09/02/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Đánh giá cập nhật về chiến lược thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy và ứng dụng lâm sàng của nó
22:28,07/02/2023
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện