Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Viêm da tiếp xúc (Contact Dermatitis)
- Tác giả: TS.Phạm Thị Mai Hương
- Chuyên ngành: Nhi khoa
- Nhà xuất bản:bệnh viện nhi trung ương
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Viêm da tiếp xúc (Contact Dermatitis)
TS.Phạm Thị Mai Hương
ĐỊNH NGHĨA
Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm thứ phát ở da do tiếp xúc với chất gây phản ứng, có 2 loại phổ biến: viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng.
NGUYÊN NHÂN
Viêm da tiếp xúc kích ứng
Kết quả của tiếp xúc da với các chất gây ra phản ứng viêm mà không liên quan miễn dịch qua trung gian
Kích ứng nguyên có thể ở ngay trong nhà, nhà trẻ hoặc ở trường học, trong không khí (bụi, hóa chất dễ bay hơi).
Viêm da tiếp xúc dị ứng
Phản ứng quá mẫn muộn, gây ra ban đầu bởi các tế bào T, sản sinh ra đợt cytokine và các yếu tố hóa học dẫn đến viêm da.
Anacardiaceae là loại thực vật gây viêm da tiếp xúc dị ứng
Độc tố cây thường xuân, cây sồi, cây sơn, cây sơn mài Nhật Bản, đào lộn hột (chất gây dị ứng nằm trong vỏ hạt), xoài (chất gây dị ứng nằm ở vỏ cây, lá và nhựa cây), cây rengas...
Viêm da xảy ra trong vòng 48 giờ
Phản ứng dị ứng với nickel: xuyên lỗ cơ thể (đeo khuyên tai), kéo khóa, khuy sắt ở quần áo.
Thuốc kháng sinh bôi, chất chứa neomycin, thuốc nhuộm tóc chứa paraphenylenediamine, nhựa tổng hợp (đồ chơi trẻ em).
Yếu tố nguy cơ
Bệnh nhân có tiền sử viêm da cơ địa thường có khả năng mắc viêm da tiếp xúc.
CHẨN ĐOÁN
Lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của cả hai loại viêm da tiếp xúc có thể giống nhau: chàm da, mảng da bị kích ứng màu hồng, vảy, xuất hiện mụn nước bọng nước đặc trưng và rất ngứa.
Viêm da tiếp xúc kích ứng: có thể dẫn tới lichen hóa, da trở nên thô ráp, dày, tăng sắc tố.
Viêm da kích ứng cấp tính xảy ra vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc, mức độ phản ứng liên quan tới: tính tự nhiên của chất hóa học, nồng độ, thời gian tiếp xúc.
Điều kiện thuận lợi cho phản ứng trầm trọng hơn: độ ẩm của da, vùng chịu ma sát, băng bịt, tì đè.
Viêm da kích ứng do dị nguyên hít, thường thấy thương tổn chủ yếu ở vùng mũi và miệng, cánh tay và ngực.
Viêm da tiếp xúc dị ứng: phản ứng có thể là bóng nước, xuất huyết, dày da, sẩn, mày đay, vết thâm da, giảm sắc tố.
Viêm da tiếp xúc cây thường xuân: mụn nước sắp xếp thành dải nơi cây tiếp xúc với da.
Viêm da tiếp xúc
Cận lâm sàng
Test áp (patch testing)
Áp các chất nghi ngờ gây dị ứng lên vùng da không viêm, giữ lại trong vòng 48 giờ, sau đó tháo bỏ các miếng áp và đánh giá phản ứng.
Test áp ánh sáng để chẩn đoán tiếp xúc dị ứng ánh sáng: áp và sau 24 giờ, dùng tia cực tím A chiếu vào, đọc kết quả sau 48 giờ.
Chẩn đoán xác định
Dựa vào khai thác cha mẹ hoặc trẻ nhỏ có thể phát hiện ngay dị ứng nguyên.
Dựa vào nhật ký ghi lại triệu chứng, các hoạt động liên quan và các tiếp xúc.
Thời kì đầu của viêm da tiếp xúc dị ứng có thể dễ dàng phát hiện do: thương tổn thường xuất hiện khu trú ở vùng đặc biệt, tiền sử của tiếp xúc dị ứng nguyên.
Chẩn đoán phân biệt
Viêm da cơ địa
Viêm da tiết bã
Nấm da
Bệnh vẩy nến
Các trường hợp hiếm có thể giống viêm da tã lót
Viêm da đầu chi ruột do thiếu kẽm
Bệnh Letterer-Siwe
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc điều trị
Khai thác, loại bỏ, hạn chế nguyên nhân
Kiểm soát tình trạng bệnh
Điều trị cụ thể
Thuốc bôi
Những trường hợp không biến chứng (cả viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng)
Thuốc bôi corticosteroid và thuốc làm ẩm da cho mức độ bệnh nhẹ.
Thuốc bôi corticosteroid hiệu quả hơn trong viêm da tiếp xúc dị ứng.
Thuốc bôi ức chế calcineurin như pimecrolimus có hiệu quả trong viêm da tiếp xúc dị ứng mạn tính.
Trường hợp có tổn thương mụn nước, bọng nước có thể cần chọc dịch bọng nước, tuy nhiên cần giữ nguyên phần da phía trên bọng nước. Có thể bôi các dung dịch màu như xanhmethylen, castellani hoặc đắp gạc tẩm dung dịch Jarish mỗi 2-3 giờ.
Thuốc uống
Corticoid toàn thân được lựa chọn ưu tiên trong những trường hợp nặng, diện tích >20% diện tích cơ thể, tổn thương cấp tính.
Thuốc kháng histamin giảm ngứa
Thuốc ức chế miễn dịch trong trường hợp bệnh mạn tính: cyclosporin, azathioprin, mycophenolate mofetil.
Phương pháp khác
Chiếu tia PUVA hoặc NB-UVB trường hợp bệnh mạn tính, đáp ứng kém với các phương pháp khác.
PHÒNG BỆNH
Viêm da tiếp xúc kích ứng: chăm sóc lớp sừng, giữ cho pH da ổn định và giữ ẩm, tránh kích ứng nguyên thường gặp (xà phòng, chất tẩy, hương liệu, thuốc nhuộm, formaldehyde từ quần áo mới...).
Viêm da tiếp xúc dị ứng: xác định yếu tố thúc đẩy bệnh, tránh yếu tố vượng bệnh, nhận biết cây thường xuân gây độc để tránh nếu có thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Carsten F (2011), “Allergic Contact Dermatitis”, Harper‘s Textbook of Pediatric Dermatology, 44.1
Kay SK, Peter AL et al (2009), “Contact Dermatitis”, Color atlas and synopsis of pediatric dermatology, pp 50-51.
Klaus W, Richard AJ (2009), “Contact Dermatitis”, Fitzpatrick‘s Color atlas and synopsis of clinical dermatology, pp 20-33.
Phạm Thị Lan (2017), “Viêm da tiếp xúc”, Bệnh học da liễu, tr 278-283
Susan BM (2005), “Contact Dermatitis”, Illustrated Manual of Pediatric Dermatology, pp 58-63.
Nguyễn Văn Thường (2019), “Viêm da tiếp xúc”, Hình ảnh lâm sàng, chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành da liễu, tập 1, tr 481-529.
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)