Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Viêm da tã lót (Diaper Dermatitis)
- Tác giả: BSCKII.Nguyễn Thị Kim Oanh
- Chuyên ngành: Nhi khoa
- Nhà xuất bản:bệnh viện nhi trung ương
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Viêm da tã lót (Diaper Dermatitis)
BSCKII.Nguyễn Thị Kim Oanh
ĐỊNH NGHĨA
Viêm da tã lót là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm da tiếp xúc kích ứng xảy ra ở vùng da tã lót. Tình trạng này gây nên do sự tiếp xúc trực tiếp với phân và nước tiểu ở vùng tã lót và có nhiều yếu tố liên quan tới cơ chế bệnh sinh của bệnh. Các thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng này bao gồm viêm da tã lót, phát ban tã lót, hăm tã, với tên tiếng Anh là diaper dermatitis, napkin dermatitis, irritant diaper dermatitis, napkin rash, nappy rash...
Tần suất bệnh viêm da tã lót rất khác nhau, có thể lên đến 35% trẻ bị ở bất kỳ một thời điểm nào trong cuộc đời.
Nhóm tuổi hay gặp nhất ở những trẻ tuổi từ 8-12 tháng tuổi.
NGUYÊN NHÂN
Sự kích ứng da: do tiếp xúc với phân và nước tiểu là nguyên nhân phổ biến nhất
Vi sinh vật: nấm, vi khuẩn
Tình trạng dinh dưỡng: thiếu hụt các chất như: biotin, kẽm
Sự dị ứng hoặc nhạy cảm đối với các loại kem bôi, khăn ướt, xà phòng hoặc tã
CHẨN ĐOÁN
Lâm sàng
Viêm da tã lót điển hình
Ban đỏ kèm theo bong vảy da nhẹ ở các vùng tã che phủ. Trường hợp nặng có thể có biểu hiện mụn nước, mụn mủ hoặc trợt, loét.
Khi có tổn thương vệ tinh là biểu hiện của nhiễm nấm.
Vị trí tổn thương: ở vùng tiếp xúc với tã như: mông, đùi, bẹn, bộ phận sinh dục.
Triệu chứng cơ năng: ngứa, đau rát, quấy khóc, khó ngủ
Viêm da tã lót mãn tính
Viêm da tã lót mãn tính thường gặp ở trẻ nhỏ bị tiêu chảy mãn tính, hoặc có thể gặp ở những bệnh nhân sau phẫu thuật mà chức năng ruột bị ảnh hưởng.
Viêm da tã lót bội nhiễm nấm
Xét nghiệm
Soi tươi tìm nấm trong môi trường KOH
Chẩn đoán xác định
Chủ yếu dựa vào tiền sử bệnh và biểu hiệnlâm sàng điển hình.
Chẩn đoán phân biệt
Viêm da thiếu kẽm: dát đỏ ranh giới rõ với da lành, có vảy da, có thể có mụn nước, bọng nước, mụn mủ.Vị trí thường quanh các hốc tự nhiên (miệng, mắt, hậu môn), đầu các chi.
Viêm da cơ địa: xuất hiện từ nhỏ, hay tái phát, đặc trưng là dát đỏ, khô, bong vảy, ngứa.
Vảy nến đảo ngược: đặc trưng là các mảng da đỏ, xuất hiện ở vùng nếp kẽ như bẹn, kẽ mông, sinh dục. Bề mặt tổn thương có vảy ẩm tích tụ.
Chốc: bọng nước nông, hóa mủ nhanh, dễ dập vỡ tạo thành vảy tiết dày màu sáp ong.
U hạt gluteale trẻ sơ sinh: đặc trưng bởi các nốt u hạt hình bầu dục, màu tím đỏ ở vùng mông, bẹn của trẻ sơ sinh.
ĐIỀU TRỊ
Mục tiêu điều trị
Chủ yếu là chăm sóc điều trị tại chỗ, tùy thuộc vào mức độ tổn thương trên lâm sàng, có thể dựa theo mức độ từ nhẹ đến nặng như sau:
Lựa chọn ban đầu (first line).
Tăng tần xuất thay tã.
Sử dụng các loại tã siêu thấm.
Dùng kem bảo vệ da như kẽm oxide.
Thêm dầu tắm làmẩm khi tắm.
Tắm hàng ngày hoặc 2 lần/ngày.
Lựa chọn thứ 2 (second line)
Dùng kem hydrocortisol 1%.
Dùng thuốc chống nấm tại chỗ.
Dùng mỡ mupirocin tại chỗ.
Lựa chọn thứ 3 (third line)
Phối hợp giữa corticosteroid và thuốc kháng nấm.
Sử dụng thuốc kháng khuẩn.
Điều trị cụ thể
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh
Do tiếp xúc với chất gây kích ứng
Dùng kem bảo vệ kẽm oxid hoặc petrolatum (vaselin), bôi vùng tổn thương sau mỗi lần thay tã.
Corticoid tại chỗ có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng viên da tã lót mức độ trung bình đến nặng, thường dùng Hydrocortisol 1% (dùng 7 ngày).
Nhiễm nấm: thuốc chống nấm bôi tại chỗ (nhóm azoles): Clotrimazole hoặc Miconazole.
Có bội nhiễm vi khuẩn
Kháng sinh tại chỗ:mupirocin 2% hoặc acid fusidic
Kháng sinh toàn thân nếu bội nhiễm nặng.
PHÒNG BỆNH
Tăng số thời gian không dùng tã.
Thay tã lót thường xuyên: trẻ sơ sinh 2h/lần, trẻ lớn hơn 3-4h/lần
Dùng loại tã thích hợp
Hạn chế sử dụng khăn ướt hoặc hoàn toàn không sử dụng. Nên sử dụng loại khăn hoặc giấy không có mùi hương.
Tắm cho bé một lần hoặc thậm chí hai lần mỗi ngày.
Bổ sung thêm dầu tắm làm ẩm để tắm cho bé.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Klunk C, Domingues E, Wiss K (2014), “An update on diaper dermatitis”, Clin Dermatol; 32(4): 477-87.
Ravanfar P, Wallace JS, Pace NC. (2012), “Diaper dermatitis: a review and update”, Curr Opin Pediatr;24 (4):472-9.
Shin HT (2014), “Diagnosis and management of diaper dermatitis”, Pediatr Clin N Am;61(2): 367-82.
Stamatas GN, Tierney NK (2014), “Diaper dermatitis: etiology, manifestations, prevention, and management”. Pediatr Dermatol; 31(1): 1-7.
Susan BM (2005), “Diaper dermatitis”, Illustrated Manual of Pediatric Dermatology, pp 63-65.
-
Tài liệu mới nhất
-
Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19
20:09,20/05/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan nhỏ
19:38,20/05/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn
23:13,17/05/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán dây
23:00,17/05/2022
-
Lung recruitment
21:50,15/05/2022
-
Oxygen targets
21:44,15/05/2022
-
Làm thế nào để cải thiện đồng bộ bệnh nhân - máy thở
20:51,15/05/2022
-
Xác định PEEP tốt nhất ở bệnh nhân thở máy
22:08,08/05/2022
-
Thuyên tắc ối: Bệnh sinh- Chẩn đoán- Hồi sức
16:00,05/05/2022
-
Hướng dẫn hồi sinh sơ sinh: các tình huống đặc biệt
22:52,04/05/2022
-
Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19