Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Phác đồ điều trị co giật ở trẻ em
- Tác giả: ThS.Nguyễn Văn Nam
- Chuyên ngành: Nhi khoa
- Nhà xuất bản:bệnh viện nhi trung ương
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Phác đồ điều trị co giật ở trẻ em
ThS.Nguyễn Văn Nam
ĐẠI CƯƠNG
Co giật và trạng thái động kinh là cấp cứu thần kinh thường gặp nhất ở trẻ em. Tiên lượng bệnh phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân và thời gian kéo dài của cơn giật, cơn giật càng kéo dài thì càng khó điều trị. Biến chứng của co giật là thiếu oxy não, tắc nghẽn đường thở gây tử vong. Nguyên nhân của co giật thường rất đa dạng, thường gặp nhất ở trẻ em dưới 6 tuổi là do sốt cao.
CHẨN ĐOÁN
Hỏi bệnh
Tiền sử:
Sốt cao co giật. Động kinh. Rối loạn chuyển hóa. Chấn thương đầu. |
Tiếp xúc độc chất. Phát triển tâm thần vận động. Đái tháo đường, suy thận.
|
Bệnh sử:
Sốt, nôn, tiêu chảy, bỏ ăn.
Tính chất cơn giật: toàn thể, cục bộ toàn thể hóa hay khu trú, thời gian co giật.
Ngộ độc.
Khám lâm sàng
Đánh giá tình trạng tinh thần và mức độ tri giác (AVPU).
Đánh giá kích thước và phản xạ đồng tử.
Dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tím tái, SaO2.
Dấu hiệu tổn thương ngoài da liên quan đến chấn thương.
Dấu hiệu thiếu máu.
Dấu hiệu màng não: cổ cứng, thóp phồng.
Dấu hiệu thần kinh khu trú.
Cận lâm sàng
Công thức máu, CRP, ký sinh trùng sốt rét.
Đường máu, điện giải đồ, canxi.
Chọc dò tủy sống: Khi nghi ngờ nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
Điện não đồ (nghi động kinh).
Siêu âm qua thóp.
CT scanner hoặc MRI não: chấn thương sọ não, xuất huyết não, u não, áp xe não, bệnh lý chất trắng,…
Xét nghiệm tìm độc chất.
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc điều trị
Hỗ trợ hô hấp: thông thoáng đường thở và cung cấp oxy.
Cắt cơn co giật.
Điều trị nguyên nhân
Xử trí ban đầu: theo trình tự ABC
Thông thoáng đường thở: nằm nghiêng, hút đờm rãi.
Cung cấp oxy lưu lượng cao, đảm bảo spO2 94-98%, đặt NKQ nếu cần.
Thiết lập đường truyền tĩnh mạch, lấy xét nghiệm.
Điều trị hạ đường máu (nếu có).
Cắt cơn giật
Bước 1: Thuốc cắt giật nhóm Benzodiazepine (20- 30 phút đầu tiên)
Benzodiazepine là thuốc cắt giật ưu tiên được lựa chọn ở trẻ em
Nếu có đường truyền tĩnh mạch hay trong xương:
Midazolam 0,2 mg/kg TMC, tối đa 10mg.
Diazepam 0,2 – 0,3 mg/kg/liều pha loãng TMC, tối đa 10mg.
Nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch:
Bơm qua mũi Midazolam 0,3 mg/kg, tối đa 10mg. Tác dụng sau vài phút.
Hoặc bơm hậu môn Diazepam 0,5 mg/kg (trẻ < 5 tuổi tối đa 5mg, trẻ > 5 tuổi tối đa 10mg). Tác dụng sau vài phút.
Trẻ sơ sinh: ưu tiên chọn Phenobarbital 15-20 mg/kg TM trong 30 phút, nếu sau 30 phút vẫn còn co giật có thể lặp lại liều thứ 2 (10 mg/kg).
Bước 2: Sau khi bước 1 thất bại
Phenobarbital:
Liều 15 – 20 mg/kg TM trong 15 – 20 phút, tối đa 700mg.
Sau 15 – 30 phút nếu còn co giật, lặp lại lần 2 liều 5 – 10 mg/kg.
Tốc độ tối đa 1 mg/kg/phút, truyền nhanh có thể gây ngừng thở.
Phenytoin:
Liều 20 mg/kg TM tốc độ 1 mg/kg/phút, tối đa 1000mg. Pha trong NaCl 0,9%, không được pha trong Glucose.
Sau 10 – 15 phút nếu còn co giật, lặp lại lần 2 liều 10 mg/kg.
Tác dụng phụ: hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim
Chống chỉ định trong sốc.
Lưu ý: nguy cơ ngừng thở gia tăng khi phối hợp Diazepam và
Phenobarbital.
Bước 3: Co giật kháng trị: (Hội chẩn chuyên khoa hồi sức)
Midazolam truyền TM:
Liều 0,2 mg/kg/lần (tối đa 10mg), sau đó duy trì 0,1 – 0,2 mg/kg/giờ, tăng dần 0,1 mg/kg/giờ mỗi 5 phút cho tới khi có đáp ứng (tối đa 1 mg/kg/giờ).
Valproic acid:
Truyền TM liều 40mg/kg trong 15 – 20 phút.
Chống chỉ định ở trẻ < 2 tuổi hoặc bệnh gan, giảm tiểu cầu, bệnh chuyển hóa.
So với Pentobarbital thì Valproic acid hiệu quả cắt giật tương đương nhưng ít tác dụng phụ ức chế hô hấp và tim mạch.
Propofol
Tiêm TM 1 – 2 mg/kg, sau đó truyền TM duy trì 2 – 10 mg/kg/giờ hoặc có thể lặp lại tiêm TM sau 5 – 15 phút liều 0,5 mg/kg.
Biến chứng: sốc, toan chuyển hóa khi dùng Propofol kéo dài ≥ 24 giờ.
Xem xét Pyridoxine TM 50 – 100 mg liều duy nhất với trẻ dưới 18 tháng.
Bước 4: Gây mê
Pentobarbital (Thiopental):
Liều TM 5 mg/kg (tối đa 100mg), sau đó duy trì liều 1 mg/kg/giờ (tối đa 5 mg/kg/giờ)
Ketamin TMC liều 1 – 2 mg/kg.
Thuốc giãn cơ Vecuronium 0,1 – 0,2 mg/kg/liều TMC.
Đặt nội khí quản giúp thở.
Điều trị nguyên nhân
Co giật do sốt cao: Kiểm soát thân nhiệt
Điều trị hạ đường huyết, rối loạn điện giải
Điều trị tăng áp lực nội sọ nếu có.
Nguyên nhân ngoại khoa như chấn thương sọ não, xuất huyết, u não…
Điều trị các nhiễm khuẩn thần kinh trung ương.
THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
Tri giác, mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, SaO2.
Tìm và điều trị nguyên nhân.
Theo dõi các xét nghiệm: đường máu, điện giải đồ khi cần.
Bệnh nhân động kinh cần hội chẩn chuyên khoa nội thần kinh.
Lưu đồ xử trí cắt cơn co giật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y tế (2015), “Co giật”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tr.171-176.
Amiri-Nikpour MR et al. Sodium valproate compared to phenytoin in treatment of status epilepticus. Brain Behav. 2018,23;8(5):e00951. doi: 10.1002/brb3.951. PMID: 29761006; PMCID: PMC5943732.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29761006/
Nunes, Vanessa Delgado, et al. "Diagnosis and management of the epilepsies in adults and children: summary of updated NICE guidance." Bmj 344 (2012): e281.
The Advanced Life Support Group (2016), “The convulsing child”, Advanced paediatric life support: A practical Approach to Emergencies, 6th, p.99-106.
Trinka E, Höfler J, Zerbs A, Brigo F. Efficacy and safety of intravenous valproate for status epilepticus: a systematic review. CNS Drugs. 2014;28(7):623-639. doi:10.1007/s40263-014-0167-1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4078236.
-
Tài liệu mới nhất
-
Tính hữu ích của thuốc an thần dạng hít ở bệnh nhân ARDS nặng do COVID-19
20:51,26/03/2023
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện
22:45,13/03/2023
-
Hồi Sức Sớm Và Tối Ưu Hóa Huyết Động
21:58,13/03/2023
-
Chăm sóc trẻ sau ngừng tim: Tuyên bố khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
21:13,09/03/2023
-
Xử trí sau Hồi sức ngưng tim trẻ em
20:47,09/03/2023
-
Nhiễm trùng phổi biến chứng ARDS
20:51,21/02/2023
-
Sự phân chia cơ học hô hấp ở bệnh nhân mắc HC nguy kịch hô hấp cấp tính và mối liên hệ với kết cục
20:54,17/02/2023
-
THÔNG TƯ : QĐ chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
21:34,11/02/2023
-
Áp lực thực quản (Esophageal Manometry )
22:24,09/02/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Tính hữu ích của thuốc an thần dạng hít ở bệnh nhân ARDS nặng do COVID-19