Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Ngộ độc chì
- Tác giả: ThS. Phạm Thị Thanh Tâm
- Chuyên ngành: Nhi khoa
- Nhà xuất bản:bệnh viện nhi trung ương
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Ngộ độc chì
ThS. Phạm Thị Thanh Tâm
ĐẠI CƯƠNG
Ngộ độc chì gây tổn thương đa cơ quan, chủ yếu do ức chế hô hấp tế bào và ức chế tổng hợp nhân Heme. Hội chứng não cấp do ngộ độc chì thường xuất hiện khi nồng độ chì máu (BLL) ≥ 70µg/dl.
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định
Có tiếp xúc với các nguồn có chì (thuốc “CAM”, sơn chì, pin, ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp có chì).
Lâm sàng: nôn, đau bụng, ỉa lỏng kéo dài, thiếu máu, suy dinh dưỡng, bệnh lý não cấp (rối loạn tri giác, co giật, hôn mê, tăng áp lực nội sọ).
Định lượng chì máu >10 µg/dL.
Các xét nghiệm cần làm:
Chẩn đoán: định lượng chì máu
Theo dõi biến chứng: thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ; GOT, GPT (tăng); calci, sắt, kẽm (giảm); biến đổi dịch não tủy (protein tăng, tế bào< 100tb/ml); xquang xương dài thấy viền tăng cản quang ở sụn liên hợp.
Theo dõi điều trị: định lượng chì máu (giảm dần), chì niệu (tăng khi được dùng thuốc gắp chì) sau 5 ngày và khi kết thúc điều trị, số lượng bạch cầu hạt (có thể giảm sau đợt dùng thuốc gắp chì), chức năng thận (trước khi dùng EDTA).
Cần xét nghiệm các kim loại nặng khác nếu nghi ngờ ngộ độc phối hợp: thủy ngân, thiếc, asen.
Chẩn đoán phân biệt
Hội chứng não cấp: nhiễm trùng thần kinh trung ương, rối loạn chuyển hóa…
Thiếu máu, tăng men gan do các nguyên nhân khác.
Chẩn đoán mức độ
Nặng: BLL > 70 µg/dL, hội chứng não cấp (dịch não tủy có phân ly đạm-tế bào), thiếu máu, suy gan, rối loạn tiêu hóa.
Trung bình: 45 µg/dL ≤ BLL ≤70 µg/dL, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa.
Nhẹ: BLL < 45 µg/dL, không triệu chứng.
Chẩn đoán biến chứng
Hội chứng não cấp: phân ly đạm - tế bào dịch não tủy.
Tổn thương thần kinh trung ương: đau đầu, giảm trí nhớ, rối loạn hành vi, giảm IQ 2-3 điểm tương ứng với nồng độ chì tăng mỗi 10µg/dl.
Tổn thương thần kinh ngoại biên: rối loạn cảm giác, yếu chi.
Thiếu máu nhược sắc, từ nhẹ - trung bình, suy dinh dưỡng.
Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, nôn kéo dài, ỉa lỏng, tăng men gan.
Cơ – xương – khớp: rối loạn phát triển sụn.
ĐIỀU TRỊ
Nhập viện: ngộ độc chì trung bình và nặng hoặc diễn biễn phức tạp.
Nguyên tắc: Ngừng phơi nhiễm chì, điều trị đặc hiệu, điều trị triệu chứng
Mục tiêu: BLL < 20 µg/dL, ổn định 2 lần, cách nhau 3 tháng.
Điều trị triệu chứng, hỗ trợ
Đảm bảo chức năng sống theo phác đồ cấp cứu chung (các bước ABCD).
Điều trị suy hô hấp: Thông thoáng đường thở, cung cấp oxy, thở máy hỗ trợ nếu suy hô hấp nặng do ức chế trung tâm hô hấp.
Đảm bảo tuần hoàn: Điều chỉnh rối loạn nhịp tim hoặc tăng huyết áp nếu có.
Điều trị tăng áp lực nội sọ: tư thế, tăng thông khí, tăng áp lực thẩm thấu, duy trì áp lực tưới máu não.
Chống co giật: Midazolam, Phenobarbital đường tĩnh mạch.
Điều trị triệu chứng: truyền máu, dùng thuốc kháng động kinh.
Cung cấp đủ các chất khoáng cần thiết; Calci, sắt, kẽm, magie
Điều trị đặc hiệu (thuốc gắp chì)
Triệu chứng, BLL(μg/dL) |
Tên thuốc, liều dùng |
Cách dùng 1 đợt |
Bệnh não do chì Hoặc BLL > 70 |
BA L: 2,5-3mg/kg/lần Kết hợp EDTA (sau BAL 4 giờ) 1500 mg/m2/24h (50-75mg/kg/24h) |
Tiêm bắp: mỗi 4 giờ (ngày 1-2); mỗi 6 giờ (ngày 3); mỗi 12 giờ (ngày 4-5) Truyền tĩnh mạch trong 1 giờ Chia 2-4 lần/ngày Dùng 5 ngày/đợt |
BLL 45 – 70 |
DMSA (Succimer) 700- 1050mg/m2/24h (20-30mg/kg/24h) |
Uống chia 3 lần/ngày, trong 5 ngày, sau đó 2 lần/ngày trong 14 ngày. |
Hoặc: EDTA, 1000 mg/m2/24h (25-50mg/kg/24h) |
Truyền tĩnh mạch trong 1 giờ Chia 2-4 lần/ngày Đợt 5 ngày |
|
Hoặc: D-penicillamin: 25-35mg/kg/ngày |
Chia liều nhỏ, uống xa bữa ăn. 20-30 ngày/đợt Nghỉ ít nhất 2 tuần trước khi dùng thuốc đợt tiếp theo. Dùng liều thấp nhất có hiệu quả. |
|
Chì máu < 44 |
Gắp chì nếu: Dưới 2 tuổi, có triệu chứng; BLL 35-44 µg/dL, 2 tháng liên tiếp |
Dùng succimer hoặc D-penicillamin |
Ngộ độc chì nặng: calcium disodium edetate (EDTA) 3-5 ngày/đợt, nghỉ 2–5 ngày sau đó DMSA (Succimer)/ D-penicillamin: 19 ngày/đợt. Hiện ít dùng dimercaprol (British anti-Lewisite, BAL) ở trẻ vì tụ máu, áp xe tại vị trí tiêm bắp.
Ngộ độc chì trung bình, nhẹ: Succimer/ D-penicillamin 20-30 ngày/đợt. Nghỉ ít nhất 2 tuần giữa các đợt.
TIÊN LƯỢNG, DỰ PHÒNG
Ngộ độc chì gây tích lũy kéo dài, cần điều trị kiên trì.
Hội chứng não cấp có thể tử vong 65%, hoặc để lại di chứng vĩnh viễn 25-30%
Không dùng thuốc cam, thuốc sài không rõ nguồn gốc có chứa chì.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y Tế (2012), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì”. Ban hành kèm theo Quyết định số 1548/QĐ-BYT ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Centers for Disease Control and Prevention (CDC) (2005), “Blood lead levels-United States, 1999-2002”, MMWR Morb Mortal Wkly Rep, 54:513.
Henretig F.M (2019), “Lead”, Goldfrank‘s Toxicology Emergencies, 11th edition, McGraw-Hill, P. 722-738.
-
Tài liệu mới nhất
-
Tính hữu ích của thuốc an thần dạng hít ở bệnh nhân ARDS nặng do COVID-19
20:51,26/03/2023
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện
22:45,13/03/2023
-
Hồi Sức Sớm Và Tối Ưu Hóa Huyết Động
21:58,13/03/2023
-
Chăm sóc trẻ sau ngừng tim: Tuyên bố khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
21:13,09/03/2023
-
Xử trí sau Hồi sức ngưng tim trẻ em
20:47,09/03/2023
-
Nhiễm trùng phổi biến chứng ARDS
20:51,21/02/2023
-
Sự phân chia cơ học hô hấp ở bệnh nhân mắc HC nguy kịch hô hấp cấp tính và mối liên hệ với kết cục
20:54,17/02/2023
-
THÔNG TƯ : QĐ chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
21:34,11/02/2023
-
Áp lực thực quản (Esophageal Manometry )
22:24,09/02/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Tính hữu ích của thuốc an thần dạng hít ở bệnh nhân ARDS nặng do COVID-19