Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em
- Tác giả: TS.Nguyễn Thu Hương
- Chuyên ngành: Nhi khoa
- Nhà xuất bản:bệnh viện nhi trung ương
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em
TS.Nguyễn Thu Hương
ĐẠI CƯƠNG
Tỷ lệ mắc hội chứng thận hư (HCTH) tiên phát 1-3/100.000 trẻ dưới 16 tuổi.
Tỷ lệ mắc nam nhiều hơn nữ (nam/nữ = 3/1).
80% trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát đáp ứng với liệu pháp corticoid.
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán hội chứng thận hư (HCTH)
Protein/creatine (UPCR) niệu ngưỡng thận hư (≥ 200 mg/mmol) nước tiểu đầu buổi sáng hoặc protein niệu ≥ 40 mg/m2/ giờ hoặc ≥ 1000 mg/m2/ ngày hoặc que thử 3+ hoặc 4+
Và albumin máu giảm < 30 g/l.
Tiếp cận chẩn đoán nguyên nhân
Bước 1 (biểu hiện điển hình của HCTH)
CTM
C3,C4
Kháng thể kháng nhân hoặc anti DsNA
HBsAg
Bước 2: biểu hiện không điển hình
Anti – hepatitis C antibody (nếu có biểu hiện viêm thận kèm theo)
ANCA (antineutrophil cytoplasmic antibodies) (nếu có biểu hiện viêm thận kèm theo hoặc biểu hiện viêm mạch hủy bạch cầu)
IgG, IgM, IgA
Bước 3: xét nghiệm phân tích gen trên tất cả các bệnh nhân HCTH kháng thuốc
Bước 4: HCTH kháng thuốc –FSGS
HIV
Parvovirus IgM, IgG và PCR
Chẩn đoán thể bệnh
Một số khái niệm
Thuyên giảm hoàn toàn |
Hết phù, UPCR < 20 mg/mmol hoặc que thử nước tiểu âm tính hoặc vết trong 3 ngày liên tiếp. |
Thuyên giảm một phần |
UPCR > 20 mg/mmol nhưng < 200 mg/mmol và albumin máu ≥ 30g/l |
Tái phát |
Xét nghiệm protein/creatinine ≥ 200 mg/mmol hoặc que thử nước tiểu lúc sáng sớm ≥ 3+ trong 3 ngày liên tiếp có hoặc không có phù trên 1 trẻ trước đó đã thuyên giảm một phần hoặc thuyên giảm hoàn toàn |
Một số thể bệnh
HCTH tái phát thường xuyên |
Tái phát sau lần đầu tiên, với ≥ 2 lần trong 6 tháng hoặc ≥4 lần trong 1 năm. |
HCTH phụ thuộc corticoid |
Tái phát thường xuyên với 2 lần liên tiếp trong liệu trình corticoid hoặc trong 2 tuần sau khi ngừng thuốc. |
HCTH kháng steroid
|
Không thuyên giảm sau 4 tuần điều trị prednisone 2mg/kg/ngày Đạt được thuyên giảm 1 phần sau 4 tuần điều trị prednisone 2mg/kg/ngày nhưng không đạt được thuyên giảm hoàn toàn sau 6 tuần điều trị prednisone 2 mg/kg/ngày ± methylprednisolone liều 15mg/kg/24 giờ (tối đa 500mg/ngày) trong ba ngày liên tiếp |
HCTH kháng steroid thứ phát |
Xuất hiện HCTH kháng steroid trên bệnh nhân ban đầu nhạy cảm với steroid |
HCTH đáp ứng muộn |
Những bệnh nhân đạt được thuyên giảm 1 phần sau 4 tuần điều trị liều prednisone chuẩn nhưng đạt được thuyên giảm hoàn toàn |
HCTH kháng thuốc calcineurin inhibitor (CNI) |
Không đạt được ít nhất thuyên giảm 1 phần sau 6 tháng điều trị thuốc calcineurin inhibiter đủ liều và nồng độ |
HCTH kháng đa thuốc ức chế miễn dịch |
Không đạt được sự thuyên giảm hoàn toàn sau 12 tháng điều trị phối hợp 2 thuốc ức chế miễn dịch khác ngoài prednisone |
Chẩn đoán biến chứng
Nhiễm trùng: Viêm phúc mạc do phế cầu, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm mô tế bào.
Tắc mạch: Do tăng đông, giảm thể tích tuần hoàn.
Giảm khối lượng tuần hoàn.
Rối loạn thăng bằng nước, điện giải.
Suy thận cấp
Rối loạn tăng trưởng: Chậm phát triển chiều cao được ghi nhận do
Thoát một số hormone qua nước tiểu.
Suy giáp: do thoát protein mang Iod.
SDD do thiếu đạm.
CHỈ ĐỊNH SINH THIẾT THẬN
Hội chứng thận hư kháng cocticoids.
Trẻ < 1 tuổi.
Tăng huyết áp.
Đái máu đại thể hoặc hồng cầu niệu (+++).
Bổ thể máu giảm.
Suy thận không phải do yếu tố trước thận.
Tiền sử gia đình suy thận và nghe kém.
ĐIỀU TRỊ
Điều trị đặc hiệu
Điều trị hỗ trợ
Chế độ ăn.
Năng lượng bình thường, chất béo thấp, không dùng đường tinh (10- 14% protein, 40- 50% chất béo không bão hòa, 40- 50% carbohydrate).
Hạn chế muối nếu có phù.
Hạn chế 50% dịch duy trì nếu có phù.
Giảm protein niệu
Thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitor): enalapil 0.1- 1.0 mg/kg/ngày (tối đa 40mg/ ngày) hoặc captopril 1-2 mg/kg/24 giờ hoặc ramipril 0.05- 0.2 mg/kg/ngày (tối đa 10mg).
Thêm thuốc ức chế receptor Angiontension II nếu protein niệu vẫn còn cao: losartan 0.5- 2.0 mg/kg/ ngày (tối đa 100mg).
Kháng viêm nonsteroid : bệnh nhân thận hư kháng thuốc nếu protein niệu ở mức thận hư và chức năng thận bình thường.
Giảm cholesterol máu.
Lovastatin 0.4 - 0.8 mg/kg/ vào buổi tối (tối đa 40 mg mỗi 12 giờ).
Atovastatin 0.2 mg - 1.6 mg/kg/ vào buổi tối (tối đa 80 mg).
Phòng hiện tượng tăng đông.
Tránh giảm thể tích máu.
Aspirin 3- 5 mg/Kg (tối đa 100mg) hàng ngày khi tiểu cầu >800.000 hoặc chống ngưng tập tiểu cầu như dipyridamole 1 - 2 mg/kg (tối đa 100 mg)/8h.
Heparin hoặc warfarin (nếu có hiện tượng huyết khối hoặc tiền sử tắc mạch trước đó).
Kiểm soát phù: Truyền albumin 20% liều 1g/kg trong 4-6 giờ, tiêm furosemide 1-2 mg/kg giữa quá trình truyền và/ hoặc sau truyền albumin.
Chỉ định truyền albumin trên bệnh nhân hội chứng thận hư có bểu hiện:
Shock hoặc tiền shock.
Albumin máu dưới 25 g/l.
Bệnh nhân phù nhiều kéo dài kém đáp ứng với thuốc lợi tiểu.
Chỉ định dùng lợi tiểu kéo dài trên bệnh nhân phù không thuyên giảm: Kết hợp Furosemide 1-2 mg/kg/ buổi và Spironolactone 1- 2mg/kg/24 giờ hoặc Bumetanide 25-50 µg/kg/ngày (tối đa 3 mg).
Dùng kháng sinh nếu trẻ có biểu hiện nhiễm trùng.
Tiêm phòng: Vaccin sống giảm độc lực như sởi, quai bị, rubella, varicella, rotavirus nên được chỉ định khi:
Trẻ dùng Prednisolone <1mg/kg/ngày (dưới 20mg/ngày) hoặc dưới 20mg/kg cách ngày (dưới 40mg/ngày cách nhật).
Trẻ ngừng thuốc độc tế bào (cyclophosphamide, chlorambucil) ít nhất 3 tháng.
Trẻ được ngừng thuốc ức chế miễn dịch khác như (cyclosporine, levamisol, mycopenolate) hơn 1 tháng.
Quy trình theo dõi ngoại trú
Bệnh nhân tái khám sau ra viện 1tuần. Sau đó nếu ổn định tái khám sau 2 tuần hoặc 1 tháng.
Xét nghiệm mỗi lần tái khám.
CTM nếu bệnh nhân dùng cellcept.
Nồng độ Cyclosporin hoặc Tacrolimus.
Sinh hóa máu: ure, creatinin, protid, albumin, cholesterol, ĐGĐ - canci.
Nếu bệnh nhân dùng tacrolimus theo dõi thêm glucose và magie.
Nếu bệnh nhân dùng cellcept theo dõi GOT, GPT, GGT.
Tế bào niệu.
Protein niệu/creatinin niệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Agnes Trausman et all. IPNA clinical practice recommendation for the diagnosis and management for children wih steroid –resistant nephritic syndrome. Pediatr Nephrol.2020 Aug; 35(8): 1529-1561
Hodson EM, Willis, Craig JC. Non-corticosteroid therapy for nephrotic syndrome in children. Cochrane Database Syst Rev. 2008; 1: CD002290.
Hodson EM, Craig JC. Therapies for steroid –resistant nephrotic syndrome. Pediatr Nephrol 2008; 23: 1391-1394
Kidney Disease: Improving Global Outcome (KIDIGO) Glomerulonephritis Work Group. KIDIGO Clinical Practice Guideline for Glomerulonephritis. Kidney Int, 2012; 2: 231-232
Yap HK, Aragon ET, Resontoc LPR and Yeo WS. Management of Childhood Nephrotic Syndrome. Pediatric Nephrology. On-The-Go, third edition 2018; 213-233. Edited by: Hui Kim Yap, Isaac Desheng Liu, Kar-Hui Ng.
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)