Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Hẹp phì đại cơ môn vị
- Tác giả: TS.Phạm Duy Hiền
- Chuyên ngành: Nhi khoa
- Nhà xuất bản:bệnh viện nhi trung ương
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Hẹp phì đại cơ môn vị
TS.Phạm Duy Hiền
TS.Trần Anh Quỳnh
ĐẠI CƯƠNG
Định nghĩa: hẹp phì đại cơ môn là sự phì đại của các lớp cơ đặc biệt là lớp cơ vòng của môn vị, làm hẹp và dài ống môn vị
Tần suất: 1 /1.000 trẻ sinh sống, chủ yếu gặp ở trẻ trai với tỉ lệ nam/nữ là 4/1, gặp ở trẻ da trắng nhiều hơn da vàng và da đen.
Nguyên nhân: chưa rõ ràng có thể do liên quan đến các hormon kiểm soát môn vị hoặc bất thường trong chi phối thần kinh của môn vị...
CHẨN ĐOÁN
Khoảng trống:
Nôn sau bú thường xảy ra khi sinh một khoảng trống từ 3 – 4 tuần mà trước đó trẻ ăn uống bình thường.
Triệu chứng lâm sàng
Cơ năng:
Nôn ra sữa và cặn sữa: nôn vọt thành tia, nôn dễ dàng, số lượng nhiều, nôn xuất hiện muộn sau bữa ăn, lúc đầu thưa, sau mỗi lần bú là một lần nôn.
Háu đói: sau nôn trẻ háo hức đòi bú.
Toàn trạng mất nước.
Sút cân, chậm lên cân.
Thực thể.
Dấu mất nước: mắt trũng, dấu véo da mất chậm hay rất chậm.
Dạ dày tăng co bóp: thường thấy ngay sau bú và trước khi nôn + Sờ được u cơ môn vị ở hạ sườn phải.
Vàng da do hiện tượng đói cấp tính với gan chưa trưởng thành.
Cận lâm sàng
X-quang bụng chuẩn bị: dạ dày giãn to.
X-quang dạ dày tá tràng cản quang:
Dấu hiệu gián tiếp: dạ dày giãn to, thuốc chậm qua môn vị.
Dấu hiệu trực tiếp: Ống môn vị bị kéo dài, lõm lên trên và sang trái.
Siêu âm: độ nhạy 91 - 100%, độ đặc hiệu 100%. Tiêu chuẩn chẩn đoán: bề dày lớp cơ môn vị > 4mm, chiều dài kênh môn vị > 16mm.
Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định:
Nôn vọt, háu đói sau nôn.
sờ được u cơ môn vị.
Siêu âm: u cơ môn vị > 4x16mm.
Chẩn đoán phân biệt:
Co thắt môn vị.
Trào ngược dạ dày - thực quản.
Thoát vị qua khe thực quản.
Tắc tá tràng trên bóng Vater.
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc: phẫu thuật có trì hoãn.
Làm trống dạ dày: đặt thông dạ dày, nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch.
Bồi phụ nước điện giải, thăng bằng kiềm toan và nâng cao thể trạng:
Phẫu thuật Fredet-Ramsted: mở cơ môn vị ngoài niêm mạc.
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật mở bụng:
Rạch da ngang bụng 1/4 trên phải hoặc vòng cung trên rốn.
Đưa ucơ môn vị ra ngoài thành bụng.
Rạch dọc chiều dài hết phần u cơ môn vị
Dùng phần tù của mosquito tách nhẹ nhàng hết chiều sâu của u cơ môn vị đến lớp niêm mạc.
Cầm máu bằng dao điện khi chảy máu.
Cho môn vị vào lại ổ bụng, bơm 50 -100ml khí vào ống thông dạ dày để kiểm tra.
Khâu vết mổ.
Phẫu thuật nội soi:
Đặt 3 trô-ca vào ổ bụng (trô-ca 5mm ở vị trí rốn, 1 trô-ca 3mm ở vị trí hạ sườn trái, 1 trô-ca ở vị trí đường giữa trên rốn ngang mức môn vị).
Panh kẹp ruột giữ và cố định khối u cơ môn vị, dùng dao nội soi mở phúc mạc thành cơ môn vị ở vị trí bờ tự do, dùng panh nội soi mở tách u cơ môn vị tới lớp niêm mạc.
Cầm máu, kiểm tra có rách niêm mạc không?
Rút các trô-ca và đóng các lỗ trô-ca.
Sau mổ
Rút ống thông dạ dày ngay khi trẻ tỉnh.
Tiếp tục nuôi dưỡng tĩnh mạch cho đến khi trẻăn uốnglại hoàn toàn bằng đường miệng
Bắt đầu ăn lại sau mổ 6 giờ với lượng 15ml sữa, tăng 10 - 15 ml mỗi 3 giờ cho đến khi đủ lượng nhu cầu (nếu bệnh nhân không nôn):
TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG
Thủng niêm mạc: Khâu niêm mạc rồi phủ mạc nối lớn lên trên hoặc khâu lại niêm mạc, khâu lại cơ và mở cơ môn vị bằng một đường rạch khác.
Mở không hết cơ môn vị: Chờ đợi sau 1-2 tuần trước khi mổ lại.
Nôn ngay sau mổ: do viêm dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản →chống trào ngược.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thanh Liêm (2016). “Hẹp phì đại môn vị”, Phẫu thuật tiêu hóa trẻ em, Nhà xuất bản y học, trang 71-78.
Trương Nguyễn Uy Linh, Lê Nguyễn Ngọc Diễm (2018). “Hẹp môn vị phì đại”, Ngoại nhi lâm sàng, Nhà xuất bản y học, trang 380-386.
Schwartz MZ (2012). “Hypertrophic pyloric stenosis”. Pediatric Surgery, 7th edi, Elsevier Saunders, pp. 1021-1028.
Koontz CS., Wulkan M. (2014). “Lesions of the stomach”. Ashcraft’s Pediatric Surgery, 6th, edi, Elsevier Saunders, pp. 391-399.
Puri P., Kutasy B., Lakshmanadss G (2011). “Hypertrophic pyloric stenosis”, Newborn Surgery, 3rd edi, Hodder Anold, London, pp. 681-686.
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)