Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Dinh dưỡng cho trẻ mắc tim bẩm sinh
- Tác giả: ThS.Hà Thị Hồng Giang
- Chuyên ngành: Nhi khoa
- Nhà xuất bản:bệnh viện nhi trung ương
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Dinh dưỡng cho trẻ mắc tim bẩm sinh
ThS.Hà Thị Hồng Giang
ĐẠI CƯƠNG
Chậm tăng trưởng ở trẻ tim bẩm sinh có thể coi là một biến chứng thường gặp. Tỷ lệ SDD cao ở trẻ mắc tim bẩm sinh và SDD cao rõ rệt ở nhóm TBS có tím so với nhóm không tím. Chậm tăng trưởng có thể gây ảnh hưởng vĩnh viễn đến sự phát triển thể chất, tâm thần - vận động của trẻ tùy mức độ. Vì vậy trong liệu pháp điều trị tổng thể cho bệnh nhân thì liệu pháp dinh dưỡng điều trị không thể thiếu
CƠ CHẾ GÂY THIẾU HỤT DINH DƯỠNG TRONG BỆNH TIM BẨM SINH
Tăng tiêu thụ oxy:
Đặc biệt ở bệnh nhân suy tim ứ huyết, tăng huyết áp phổi.
Mất chất dinh dưỡng
Một số bệnh nhân tim bẩm sinh có bất thường về chức năng đường tiêu hóa hoặc suy thận kèm theo có thể mất năng lượng qua nước tiểu như: xuất hiện glucose niệu và protein niệu.
Ngoài ra bệnh lý mất protein có thể gặp ở bệnh nhân có phẫu thuật Fontan hoặc viêm màng ngoài tim co thắt.
Giảm lượng chất dinh dưỡng ăn vào
Tình trạng mệt mỏi kéo dài, thiếu oxy mạn, khó thở là nguyên nhân gây chán ăn. Năng lượng ăn vào của trẻ có tím thấp hơn rõ rệt so với nhóm không tím.
Hấp thu và sử dụng dinh dưỡng không hiệu quả
Chức năng ruột bị giảm do giảm tưới máu ruột và tuần hoàn lách do tăng áp lực tĩnh mạch thường gặp khi suy tim dẫn đến kém hấp thu.
Tăng năng lượng tiêu hao:
do tăng nhịp tim và hô hấp.
Thiếu oxy mạn:
hạn chế sự phát triển (suy tim ứ huyết, tím).
DINH DƯỠNG TRONG ĐIỀU TRỊ
Mục tiêu của dinh dưỡng điều trị
Đảm bảo trẻ phát triển tốt, giảm thiểu tình trạng sụt cân.
Giảm gánh nặng cho tim
Phục hồi dinh dưỡng và điều chỉnh các thiếu hụt về dinh dưỡng.
Nguyên tắc
Ưu tiên nuôi ăn đường tiêu hóa. Nuôi dưỡng tĩnh mạch chỉ tiến hành khi nuôi dưỡng đường tiêu hóa không thể thực hiện hay không đạt mục tiêu dinh dưỡng.
Đảm bảo nhu cầu năng lượng, protein, lipid, glucid theo khuyến nghị.
Tăng đậm độ dinh dưỡng bằng cách hóa lỏng thức ăn (giá đỗ, men amylase) hoặc tăng thêm dầu mỡ vào khẩu phần ăn. Ưu tiên dùng sữa công thức có đậm độ năng lượng cao, sữa thủy phân.
Hạn chế nước khi có phù, thiểu niệu hoặc vô niệu.
Nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân tim bẩm sinh
Năng lượng: 120 đến 150 kcal/kg/ngày để tăng trưởng tốt. Ở giai đoạn hồi sức thở máy nhu cầu năng lượng: 90-100 kcal/kg/ ngày.
Protein:bình thường 12-14% tổng lượng calo và có thể tăng tới 16 %
Lipid: 30% tổng lượng calo, ít nhất 6% là triglyceride chuỗi dài (axit linoleic) Các axit béo omega-3 nên được bổ sung, có tác dụng giảm viêm. MCT khuyến cáo bởi hấp thu và vận chuyển trực tiếp vào tuần hoàn, để giảm áp lực bạch huyết mạc treo góp phần giảm mất protein. Khuyến cáo MCT từ 37 % đến 55 %.
Điện giải: Trẻ thường có rối loạn điện giải và khoáng chất do dùng lợi tiểu nên khi điều trị lợi tiểu cần kiểm soát natri máu, kali và clorua, canxi, magiê
Vitamin và khoáng chất: bổ sung theo nhu cầu khuyến nghị, chú ý kẽm, selenium, thiamine
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vu Minh Phuc, Do Nguyen Tin, Do Thi Cam Giang. Challengesin the management ofcongenital heart disease in Vietnam: A singlecenter experience. Ann Pediatr Cardiol. 2015 Jan-Apr; 8(1): 44-46.
Nevin Mamdouh Habeeb, Marwa Moustapha Al-Fahham, Afaf AbdelFattah Tawfik, et al. Nutritional Assessment of Children withCongenital Heart Disease - A ComparativeStudy in Relation to Type,Operative Intervention and Complications. EC Paediatrics. 2017; 6.4: 112-120.
Hassan B. A., Albanna E. A., Morsy S. M., et al. NutritionalStatus in Children withUn-Operated Congenital Heart Disease: AnEgyptian Center Experience. Frontiers inPediatrics. 2015; 3(53).
Okoromah C. A., Ekure E. N., Lesi F. E., et al. (2011). Prevalence, profileand predictors ofmalnutrition in children with congenital heart defects: acase-control observational study. ArchDis Child. 2011; 96(4): 354-360.
Blasquez A., Clouzeau H., Fayon M., et al. Evaluation ofnutritional status and support in children with congenital heart disease. European journal of clinical nutrition. 2016; 70(4), 528.
-
Tài liệu mới nhất
-
Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19
20:09,20/05/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan nhỏ
19:38,20/05/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn
23:13,17/05/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán dây
23:00,17/05/2022
-
Lung recruitment
21:50,15/05/2022
-
Oxygen targets
21:44,15/05/2022
-
Làm thế nào để cải thiện đồng bộ bệnh nhân - máy thở
20:51,15/05/2022
-
Xác định PEEP tốt nhất ở bệnh nhân thở máy
22:08,08/05/2022
-
Thuyên tắc ối: Bệnh sinh- Chẩn đoán- Hồi sức
16:00,05/05/2022
-
Hướng dẫn hồi sinh sơ sinh: các tình huống đặc biệt
22:52,04/05/2022
-
Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19