Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Dinh dưỡng cho bệnh nhi trước và sau phẫu thuật
- Tác giả: TS.Nguyễn Thị Thuý Hồng
- Chuyên ngành: Nhi khoa
- Nhà xuất bản:bệnh viện nhi trung ương
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Dinh dưỡng cho bệnh nhi trước và sau phẫu thuật
TS.Nguyễn Thị Thuý Hồng
ĐẠI CƯƠNG
Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt khi trẻ bị phẫu thuật. Dinh dưỡng là yếu tố độc lập góp phần vào kết quả phẫu thuật, giảm tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật, giúp bệnh nhi đủ sức vượt qua cuộc phẫu thuật do mất máu, dịch thể, stress và các rối loạn chuyển hoá.
DINH DƯỠNG TRƯỚC PHẪU THUẬT
Thời gian nhịn ăn trước phẫu thuật:
Theo hiệp hội Gây mê Hoa Kỳ, thời gian nhịn ăn trước phẫu thuật khác nhau phụ thuộc vào từng loại thức ăn.
Bảng 1. Khuyến nghị thời gian nhịn ăn trước phẫu thuật
Các loại thức ăn |
Thời gian nhịn ăn tước phẫu thuật |
Nước, carbohydrate 12,5% |
2 giờ |
Sữa mẹ |
4 giờ |
Sữa công thức, thức ăn nhẹ |
6 giờ |
Thực phẩm nhiều chất béo |
8 giờ |
Sử dụng dung dịch carbonhydrate trước và trong phẫu thuật
Phá vỡ quá trình dị hóa do nhịn ăn qua đêm.
Giảm tình trạng sản xuất đường nội sinh.
Liều lượng: dung dịch carbohydrate (đường uống): 10ml/kg.
DINH DƯỠNG SAU PHẪU THUẬT
Dinh dưỡng đường tiêu hoá
Sữa mẹ là lựa chọn tối ưu nhất.
Sữa công thức: ưu tiên sữa thuỷ phân (MCT hoặc LCT).
Có thể phối hợp: arginine, omega-3, nucleotide, glutamine và chất chống oxy hoá để tăng cường đáp ứng miễn dịch cơ thể.
Dinh dưỡng qua đường miệng
Cho ăn liên tục hoặc chia nhỏ bữa hoặc phối hợp cả 2 phương pháp.
Kiểm tra dung nạp thức ăn bằng đánh giá lượng thức ăn tồn dư bữa trước.
Dinh dưỡng qua qua ống thông (sonde)
Nuôi ăn bằng ống thông sớm (trong vòng 24 giờ): nếu dinh dưỡng bằng miệng không đủ (<50% nhu cầu) trong 7 ngày.
Hình 1. Quy trình cho ăn đường tiêu hóa qua ống sonde mũi- dạ dày và mở thông dạ dày (1-6 tuổi, 10-20 kg)
Hình 2. Quy trình cho ăn đường tiêu hóa qua sonde mũi-hỗng tràng và đường dạ dày-hỗng tràng (1-6 tuổi, 10-20kg)
Dinh dưỡng đường tĩnh mạch
Nên trong thời gian ngắn và ngừng hoàn toàn khi trẻ có khả năng dung nạp. - Chỉ định khi nuôi dưỡng đường tiêu không đạt 50% nhu cầu trong 7 ngày.
Công thức dinh dưỡng
Hình 3. Quy trình nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Brady M, Kinn S, Ness V et al. Preoperative fasting for preventing perioperative complications in children. Cochrane Database Syst Rev. 2009; (4), CD005285.
Gawecka A and Mierzewska S.M. Tolerance of, and metabolic effects of, preoperative oral carbohydrate administration in children - a preliminary report. Anaesthesiol Intensive Ther. 2014; 46(2): 61–64.
Eaton S. Nutrition in the paediatric surgical patient. Surg Oxf. 2019; 37(4): 195–198.
Lapillonne A, Fidler M.N, Goulet et al. ESPGHAN/ESPEN/ESPR/CSPEN guidelines on pediatric parenteral nutrition: Lipids. Clin Nutr. 2018; 37(6): 2324–2336.
Wischmeyer P.E, Carli F, Evans D.C et al (2018). American Society for enhanced recovery and perioperative quality initiative joint consensus statement on nutrition screening and therapy within a surgical enhanced recovery pathway. Anesth Analg. 2018; 126(6): 1883–1895.
-
Tài liệu mới nhất
-
Tính hữu ích của thuốc an thần dạng hít ở bệnh nhân ARDS nặng do COVID-19
20:51,26/03/2023
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện
22:45,13/03/2023
-
Hồi Sức Sớm Và Tối Ưu Hóa Huyết Động
21:58,13/03/2023
-
Chăm sóc trẻ sau ngừng tim: Tuyên bố khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
21:13,09/03/2023
-
Xử trí sau Hồi sức ngưng tim trẻ em
20:47,09/03/2023
-
Nhiễm trùng phổi biến chứng ARDS
20:51,21/02/2023
-
Sự phân chia cơ học hô hấp ở bệnh nhân mắc HC nguy kịch hô hấp cấp tính và mối liên hệ với kết cục
20:54,17/02/2023
-
THÔNG TƯ : QĐ chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
21:34,11/02/2023
-
Áp lực thực quản (Esophageal Manometry )
22:24,09/02/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Tính hữu ích của thuốc an thần dạng hít ở bệnh nhân ARDS nặng do COVID-19