Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Chứng biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi
- Tác giả: TS.Lưu Thị Mỹ Thục
- Chuyên ngành: Nhi khoa
- Nhà xuất bản:bệnh viện nhi trung ương
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Chứng biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi
TS.Lưu Thị Mỹ Thục
ĐẠI CƯƠNG
Định nghĩa:
Biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi là tình trạng không muốn ăn do giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn (đói) được biểu hiện bằng từ chối ăn dẫn đến giảm khẩu phần ăn hoặc chỉ ăn được một số loại thực phẩm nhất định do căn nguyên tâm lý-sinh lý hoặc bệnh lý dẫn đến ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Đặc điểm dịch tễ
Biếng ăn rất hay gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau: như yếu tố tâm lý, bệnh tật, môi trường và xã hội. Biếng ăn làm cho trẻ chậm tăng trưởng và nếu không can thiệp kịp thời trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng.
Ở trẻ phát triển bình thường thì có 50% - 60% phụ huynh tự đánh giá và cho rằng con của họ bị biếng ăn, nhưng thực tế chỉ có 25% - 35% trẻ có biếng ăn và 1% - 2% là biếng ăn nặng (trẻ có rối loạn khả năng nuốt). Viện Nhi TW (2017) tỷ lệ biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi là 44,9%.
SINH LÝ BỆNH CỦA BIẾNG ĂN
Cho trẻ ăn và ăn
Cho ăn (feeding): là mối quan hệ song phương giữa người chăm sóc - trẻ.
Ăn (eating): là động tác chỉ phản ánh hành động của bạn thân trẻ mà thôi.
Sự hình thành cảm giác đói:
Cảm giác đói được cấu thành bởi 3 yếu tố:
Sinh học: Ở vùng dưới đồi, nhân dưới đồi bên khi bị kích thích sẽ gây cảm giác đói, tổn thương vùng này sẽ mất cảm giác thèm ăn và nhịn đói đến chết.
Phản xạ có điều kiện: cảm giác đói được kích hoạt bởi phản xạ có điều kiện đối với các thụ thể ở ngoại vi được thành lập bởi các tín hiệu từ môi trường bên ngoài tác động lên các cơ quan phân tích như thị giác, khứu giác…, chủ yếu là các phản xạ dinh dưỡng (phản xạ tiết nước bọt, nuốt, phản xạ tiết dịch tụy, dịch vị…).
Sự nhận thức, màu sắc: Nhiều người chọn thức ăn dựa trên hiểu biết về thức ăn có lợi cho sức khỏe và có thể thay đổi sở thích ăn uống.
Sự hình thành cảm giác no
Ở não: vùng dưới đồi có 2 trung tâm điều khiển cảm giác đói và no:
Nhân bụng giữa là trung khu no.
Nhân dưới đồi bên cho tín hiệu kích thích ăn
Ở đường tiêu hóa: có nhiều thụ thể hóa học và cơ học. Nhờ vậy, não được thông báo về những thay đổi chuyển hóa do thức ăn mang lại.
NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA BIẾNG ĂN
Nguyên nhân của biếng ăn: 3 nguyên nhân chính
Do thức ăn: Thức ăn chưa phù hợp với trẻ về khẩu vị, mùi, màu sắc, độ thô, cân bằng chất dinh dưỡn v..v
Do bản thân trẻ: có thèm ăn, đói – no, tình tình, bệnh lý thực thể…
Do người nuôi ăn:chưa nhạy cảm với dấu hiệu no đói của trẻ, thiếu hiểu biết về dinh dưỡng..?
Hậu quả của biếng ăn:
Biếng ăn nhẹ làm cha mẹ lo lắng, căng thẳng.
Biếng ăn nặng gây chậm tăng cân, thiếu hụt dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, giảm chỉ số phát triển trí tuệ, khả năng miễn dịch kém.
CHẨN ĐOÁN BIẾNG ĂN
Tiêu chuẩn chẩn đoán biếng ăn
Tiêu chuẩn định tính: trẻ phải có các hành vi biểu hiện sự từ chối, không hợp tác khi được cho ăn (quay mặt đi chỗ khác, không há miệng, ngậm thức ăn, nôn ọe, khóc khi được cho ăn, nhiều khi trẻ được cho ăn lúc ngủ). Trẻ từ chối hầu hết hoặc một số thức ăn nhất định do liên quan đến màu sắc, mùi vị, độ thô….
Tiêu chuẩn định lượng: có sự giảm sút về số lượng thức ăn tiêu thụ được trong các bữa ăn so với trước đó hoặc so với trẻ bình thường. Giảm sút và mức ăn không đủ nhu cầu năng lượng theo khuyến nghị khi:
Trẻ < 6 tháng : <555 Kcal/ngày
Trẻ 6- <12 tháng : <710 Kcal/ngày
Trẻ 1-3 tuổi : <1180 Kcal/ngày
Trẻ 4-6 tuổi : < 1470 Kcal/ngày
Thời gian mỗi bữa ăn kéo dài >30 phút
Khi trẻ có ít nhất 2 trong số 3 tiêu chí trên, xảy ra với tần suất 3-4 lần/tuần và kéo dài >30 ngày thì được chẩn đoán là biếng ăn.
Chẩn đoán nguyên nhân:
Khai thác kỹ tiền sử, cách thức nuôi dưỡng và chỉ định xét nghiệm khi cần để tìm nguyên nhân
Phân loại mức độ biếng ăn
Nhẹ: năng lượng ăn vào đạt được từ 70-90% nhu cầu theo khuyến nghị
Vừa: năng lượng ăn vào đạt được từ 50-70% nhu cầu theo khuyến nghị
Nặng: năng lượng ăn vào dưới 50% theo nhu cầu khuyến nghị
XỬ TRÍ BIẾNG ĂN:
Áp dụng qui tắc nuôi ăn như sau
Để có cảm giác đói/no: tập trung vào bữa ăn, không xao lãng trong khi ăn.
Giới hạn bữa ăn trong 20-30 phút.
Khoảng cách giữa mỗi lần ăn ít nhất là 3 giờ.
Khuyến khích trẻ ăn hết suất
Cung cấp món ăn phù hợp với lứa tuổi
Khuyến khích trẻ tự xúc ăn, tiếp cận 4 giác quan khi ăn
Không cho ăn vặt và uống đồ ngọt giữa các bữa ăn.
Ngoài ra, tùy loại biếng ăn, nguyên nhân mà cách tiếp cận và giải quyết khác nhau.
Kết luận: Biếng ăn không chỉ làm gián đoạn phát triển sớm ở trẻ nhũ nhi mà còn liên quan đến những khiếm khuyết phát triển nhận thức, các bất thường hành vi về sau, gây ra những tâm lý lo lắng đối với người chăm sóc trẻ. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm biếng ăn rất quan trọng trong lĩnh vực nhi khoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Đức Tâm, Lưu Thị Mỹ Thục. Tỷ lệ biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi tại phòng khám dinh dưỡng bệnh viện nhi trung ương. Tạp chí y học thực hành. 2017; (1055);8: 65-68
LuuThi My Thuc ; Nguyen Duc Tam ;Vu Ngoc Ha , Nguyen Quang Dung, Nguyen Thi Hang Nga ; Nguyen Thi Hang. Dietary intakes, nutrition status and micronutrient deficiency in picky eating children under 5 years old in the Vietnam National Hospital of Pediatrics. Open Journal of Gastroenterology and Hepatology. OJGH; (2019) 2:15. (ISSN:2637-4986).
Irenne Chatoor. Chẩn đoán và điều trị các rối loạn nuôi ăn ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Nhà xuất bản y học. 2011.
Kyung Min Kwon 1, Jae Eun Shim, Minji Kang et al. Association between Picky Eating Behaviors and Nutritional Status in Early Childhood: Performance of a Picky Eating Behavior Questionnaire. Nutrients. 2017; (9), 463.
Wernimont, Northstone et al. Picky/fussy eating in children: Review of definitions, assessment, prevalence and dietary intakes. Appetite.2015;(95), 349– 359.
Alexander Kg, Valérie M, Reginald S. The ‗picky eater‘: the toddler or preschooler who does not eat. Paediatr Child Health. 2012;17(8):455-457.
-
Tài liệu mới nhất
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện
22:45,13/03/2023
-
Hồi Sức Sớm Và Tối Ưu Hóa Huyết Động
21:58,13/03/2023
-
Chăm sóc trẻ sau ngừng tim: Tuyên bố khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
21:13,09/03/2023
-
Xử trí sau Hồi sức ngưng tim trẻ em
20:47,09/03/2023
-
Nhiễm trùng phổi biến chứng ARDS
20:51,21/02/2023
-
Sự phân chia cơ học hô hấp ở bệnh nhân mắc HC nguy kịch hô hấp cấp tính và mối liên hệ với kết cục
20:54,17/02/2023
-
THÔNG TƯ : QĐ chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
21:34,11/02/2023
-
Áp lực thực quản (Esophageal Manometry )
22:24,09/02/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Đánh giá cập nhật về chiến lược thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy và ứng dụng lâm sàng của nó
22:28,07/02/2023
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện