Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Chẩn đoán và điều trị rối loạn tích lũy Glycogen
- Tác giả: ThS.Bạch Thị Ly Na
- Chuyên ngành: Nhi khoa
- Nhà xuất bản:bệnh viện nhi trung ương
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Chẩn đoán và điều trị rối loạn tích lũy Glycogen
ThS.Bạch Thị Ly Na
ĐẠI CƯƠNG
Định nghĩa:
Rối loạn tích lũy glycogen (Glycogen storage disease – GSD): Là nhóm bệnh rối loạn di truyền gây ra bởi sự khiếm khuyết một trong số các enzymes cần thiết cho quá trình tổng hợp hoặc thoái hóa glycogen. GSD biểu hiện da dạng từ tuổi khởi phát bệnh, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong.
Tần suất mắc bệnh
Tỷ lệ mắc bệnh xấp xỉ 1: 20.000 – 43.000 trẻ sinh sống, phổ biến nhất là các type I, II. III, IV, trong đó type I có tần suất mắc bệnh cao nhất chiếm 25% GSD. Type I, III, IX chiếm 80% GSD tại gan.
BỆNH NGUYÊN – BỆNH SINH
GSD là kết quả của sự thiếu hụt các enzyme trong quá trình tổng hợp, giáng hóa của glycogen hay quá trình đường phân, sự thiếu hụt từng loại enzyme gây nên những type GSDs khác nhau.
Các nhóm thiếu hụt bao gồm:
Glycogen synthesis: Glycogen synthase – branching enzymes
Glycogenosis: Phosphorylases (debranching enzymes) và lysosomal glucosidase
Glycolysis: phosphofructokinase
Phân loại các type GSD: GSD được phân thành các type dựa trên enzymes thiếu hụt trong quá trình giáng hóa, tổng hợp glycogen và cơ quan chịu ảnh hưởng. Hầu hết các type GSD đều ảnh hưởng đến gan và cơ.
CHẨN ĐOÁN GSD
GSD là bệnh lý phức tạp và hiếm gặp với sự biểu hiện đa dạng ở nhiều cơ quan. Chẩn đoán GSD là sự kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng, chỉ số xét nghiệm và nghiên cứu về bênh lý. Phụ thuộc vào từng type của GSD, enzyme thiếu hụt có thể được phát hiện ở gan, cơ, nguyên bào sợi ở da, và hiếm hơn là ở trong máu.
Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng dựa trên từng phân type của GSD, hầu hết GSDs đều có ảnh hưởng tại gan bao gồm type 0, I, III, IV, VI và IX, tuy nhiên đôi khi cũng có ảnh hưởng chống chéo lên các cơ quan khác chủ yếu là cơ và tim.
Các triệu chứng thường gặp của GSDs bao gồm:
Gan to, mật độ gan chắc vừa.
Bộ mặt Glycogenose “doll-like faces”.
Hạ đường huyết: Trẻ hay có cơn đói, vã mồ hôi, run, ngủ gà, mệt mỏi, co giật.
Yếu cơ, giảm vận động. chậm phát triển thể chất. béo phì. - Các triệu chứng về tim, thận, loét họng. dễ nhiễm trùng.
Vấn đề về chảy máu và đông máu.
Toan chuyển hóa, tăng lipid máu, tăng acid uric
Các nhóm triệu chứng có thể nghi ngờ biểu hiện của bệnh lý GSD tại gan bao gồm:
Gan to, bộ mặt Doll -like face
Chậm phát triển thể chất
Hạ đường huyết
Bất thường về chỉ số xét nghiệm máu.
Các xét nghiệm cận lâm sàng
Công thức máu, đông máu
Transaminase, glucose, lipid, cholesterol, lactat, anion gap, khí máu, acid uric, ALP, GGT, calci, phospho, ure, creatinin, CPK.
Nước tiểu: protein niệu, albumin niệu.
Siêu âm bụng, siêu âm tim. Chụp MRI, CT scanner gan và thận.
Chẩn đoán xác định
Sinh thiết gan, cơ và các mô chịu ảnh hưởng đánh giá nồng độ enzyme và glycogen.
Phân tích gen xác định đột biến, chẩn đoán type của GSDs.
Phân loại thể bệnh
Triệu chứng |
Type I |
Type III |
Type VI, IX |
Type XI |
Hạ đường huyết |
2(+) → 3 (+) |
(+)→ (++) |
(+) |
(+) |
Lactat acidosis |
(++) |
0 |
0 |
(+) |
Tăng ceton khi đói |
0 → (+) |
(++) |
(+) |
(++) |
Gan to |
0 → (+) |
(++) |
(+) |
(++) |
Tăng lipid |
(++) |
(++) |
(+) |
(+) |
Tăng CK |
0 |
0 → (+) |
0 → (+) |
0 |
Tăng uric |
(+) |
0 |
0 |
(+) |
Bệnh lý ống thận |
(+) |
0 |
0 |
(+++) |
Phì đại thận |
(++) |
0 |
0 |
(+) |
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc điều trị
Điều trị phụ thuộc vào các type GSD. Với các type GSD có biểu hiện tại gan mục tiêu điều trị là giữ nồng độ glucose máu ở mức ổn định tránh hạ đường huyết, cung cấp năng lượng đủ cho tế bào và ngăn ngừa các biến chứng của GSD
Điều trị cụ thể
Chế độ ăn điều trị hạn chế carbonhydrat. Sử dụng bột ngô không nấu (uncooked cornstarch) là phức hợp carbohydrate tiêu hóa chậm, do đó giúp duy trì mức đường máu ổn định trong khoảng thời gian dài so với các carbohydrate khác.
Ăn thành nhiều bữa nhỏ giúp giữ đường huyết ổn định và ngăn ngừa sự tích lũy glycogen quá mức trong gan. Có các bữa ăn đêm để tránh cơn hạ đường huyết ban đêm.
GSD có thể gây các triệu chứng tại gan nặng như xơ gan, adenoma hay HCC có thể chỉ định ghép gan điều trị.
Liệu pháp enzyme và gene thay thế là những hướng điều trị mới, hứa hẹn có thể cái thiện tiên lượng bệnh cho nhưng GSD nặng.
TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
GSD là bệnh lý di truyền nên nguyên tắc điều trị là điều trị hỗ trợ. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào thể bệnh và các ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể. Điều trị cho hiệu quả tốt đối với các type GSD tại gan.
Nếu bệnh nhân GSD không được điều trị có thể gây các biến chứng suy gan, suy tim, suy hô hấp. Với những type có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như GSD type II (Poompe) và type IV (Andersen disease) việc điều trị còn nhiều khó khăn và nguy cơ tử vong cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MA Chen . Glycogenose storage disease: Diagnosis, treatment and outcome. Translational Science of Rare Disease 1 (2016) 45- 72.
John Hicks. Glycogen Storage Diseases: A Brief Review and Update on Clinical Features, Genetic Abnormalities, Pathologic Features, and Treatment. Ultrastructural Pathology 35(5):183-96 ·
Hasan. Glycogen storage diseases: New perspectives. World J Gastroenterol. 2007 May 14; 13(18): 2541–2553.
Matthias R Baumgartner. Clinical Presentation and Diagnostic Difficulties of Glycogen Storage Diseases. Division of Metabolism. University Children‗s Hospital, Zurich, Switzerland.
Sara S Ellingwood and Alan Cheng. Biochemical and clinical aspects of glycogen storage diseases. Journal of Endocrinology. 238:3. 131-141.
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)