VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO CẤP TÍNH Ở TRẺ EM
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Nhãn khoa
- Nhà xuất bản:Y học
- Năm xuất bản:2015
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO CẤP TÍNH Ở TRẺ EM
ĐẠI CƯƠNG
Là tình trạng viêm cấp của màng bồ đào (MBĐ), có thể xảy ra ở MBĐ trước, MBĐ trung gian, MBĐ sau hoặc toàn bộ MBĐ.
Viêm MBĐ cấp tính ở trẻ em có thể kết hợp với viêm nhiễm toàn thân như viêm khớp tự phát ở trẻ em hoặc bệnh sarcoidosis ở trẻ em.
Viêm MBĐ ở trẻ em thường tiên lượng xấu hơn ở người lớn do việc phát hiện, điều trị muộn và hay tái phát.
NGUYÊN NHÂN
Tác nhân gây viêm MBĐ có thể là nhiễm trùng (vi khuẩn, vi rút, nấm, kí sinh trùng), nhiễm độc hoặc miễn dịch (do chất nhân thể thủy tinh).
CHẨN ĐOÁN
Lâm sàng
Triệu chứng cơ năng.
+ Đỏ mắt.
+ Đau nhức mắt.
+ Nhìn mờ, đôi khi có hiện tượng ruồi bay.
Triệu chứng thực thể.
+ Cương tụ kết mạc, cương tụ rìa.
+ Tủa mặt sau giác mạc, có thể phù giác mạc.
+ Phản ứng tiền phòng (Tyndal thủy dịch hoặc mủ tiền phòng).
+ Phản xạ đồng tử chậm (giai đoạn sớm); muộn hơn có xuất tiết ở diện đồng tử, dính bờ đồng tử.
+ Đục dịch kính.
+ Soi đáy mắt có thể thấy xuất tiết trên võng mạc, phù gai thị võng mạc.
Triệu chứng toàn thân.
+ Sốt, đau khớp.
+ Có các ổ viêm nhiễm toàn thân khác.
Cận lâm sàng
Chọc hút dịch tiền phòng (để soi tươi, soi trực tiếp và nuôi cấy vi khuẩn) giúp chẩn đoán chính xác tác nhân gây viêm MBĐ từ đó lựa chọn kháng sinh thích hợp để điều trị.
Phân tích máu, phản ứng Mantoux.
Xét nghiệm nước tiểu.
Khám toàn thân, Tai-Mũi-Họng, Răng- Hàm- Mặt … để phát hiện các ổ viêm nhiễm có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm MBĐ.
Chẩn đoán xác định
Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng: cương tụ rìa, tủa sau giác mạc, co hoặc dính đồng tử, xuất tiêt, mủ tiền phòng, đục dịch kính.
Dựa vào các dấu hiệu toàn thân: sốt; đau khớp; có các ổ viêm nhiễm.
Chẩn đoán phân biệt
Viêm kết mạc cấp (không có tủa sau giác mạc, thị lực không giảm, phản xạ đồng tử bình thường …).
Viêm loét giác mạc (có ổ loét giác mạc, có thể có mủ tiền phòng).
Viêm mủ nội nhãn (đau nhức dữ dội, có mủ trong dịch kính).
Một số bệnh có thể kèm với viêm MBĐ như: u nội nhãn ; u hắc tố; bệnh bạch cầu.
Chẩn đoán hình thái
Viêm MBĐ trước: chủ yếu có tủa sau giác mạc, có mủ tiền phòng.
Viêm MBĐ trung gian: chủ yếu đục DK và có tổn thương xuất tiết hắc VM vùng chu biên, trong khi bề ngoài mắt có vẻ yên.
Viêm MBĐ sau: chủ yếu đục DK nhiều, phù VM nhiều.
Viêm MBĐ toàn bộ: có thể khởi phát là triệu chứng của viêm mống mắt hoặc viêm hắc mạc. Viêm MBĐ toàn bộ cuối cùng thường gây tổn thương toàn bộ MBĐ và các tổ chức khác của nhãn cầu có thể dẫn đến mù lòa nhanh chóng.
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc chung
Tìm và điều trị nguyên nhân: Chống nhiễm khuẩn: kháng sinh tại mắt và toàn thân.
Điều trị sớm, tích cực ngay từ đầu.
+ Phối hợp điều trị chống viêm, chống dính, giảm phù.
+ Đề phòng biến chứng.
+ Phối hợp điều trị ngoại khoa khi cần thiết.
Điều trị cụ thể
Tại mắt.
+ Kháng sinh: tra 4-6 lần/ ngày.
- Nhóm Aminosid: dung dịch tra mắt pha chế tùy nồng độ từng hãng.
- Nhóm Quinolones.
+ Tiêm dưới kết mạc hoặc tiêm cạnh nhãn cầu nhóm Aminosid cách nhau 2-3 ngày.
+ Chống viêm: tra thuốc nước, thuốc mỡ. Thuốc steroid và không steroid, tra 5-6 lần/ ngày.
+ Thuốc giãn đồng tử : có tác dụng chống dính mống mắt và giảm đau do co thắt thể mi. Dùng atropin 1-4%. Trong trường hợp theo dõi thấy vẫn không tách dính được đồng tử thì cần tiêm (Atropin 0,25 mg và Adrenalin 1%) tách dính tại 4 điểm vùng rìa giác mạc (0,1 ml).
Toàn thân.
+ Kháng sinh: Uống, tiêm bắp hoặc tiêm truyền tĩnh mạch (tùy mức độ), liều lượng theo cân nặng của bệnh nhân. Điều trị theo kháng sinh đồ là tốt nhất.
- Uống: Cephalosporin thế hệ 2.
- Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm:
○ Nhóm Cephalosporin thế hệ.
○ Nhóm Aminosid.
○ Nhóm Glycopeptid.
+ Chống viêm: Các steroid là thuốc chính để điều trị viêm MBĐ, có thể uống, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch, hoặc kết hợp cả 2 đường.
+ Giảm phù, vitamin tăng cường dinh dưỡng.
TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
Bệnh nhân đến sớm; chẩn đoán đúng và điều trị tích cực kịp thời thì tiên lượng tốt, bệnh có thể khỏi hoàn toàn.
Nếu đến viện muộn hoặc đã có biến chứng như:
+ Dính bít đồng tử; thoái hóa mống mắt.
+ Tăng nhãn áp (có thể thấy dấu hiệu mống mắt vồng múi cà chua do bít đồng tử tiền phòng thường nông).
+ Đục thể thủy tinh, đục dịch kính thì tiên lượng xấu, có thể dẫn đến mù lòa.
PHÒNG BỆNH
Điều trị sớm và tích cực các ổ nhiễm khuẩn tại mắt và toàn thân.
Khi có dấu hiệu đỏ mắt cần đi khám ngay ở các cơ sở chuyên khoa mắt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Basic and Clinical Science Course. Section 9. Endophthalmitis and Uveitis. American Acsdemy of Ophthalmology 1995-1996.
Cunningham ET Jr,2000, “ Uveitis in children”, Ocul Immunol Inflamm, 8 (4): 251-61.
Hamade IH et al, 2009, “ Uveitis survey in children”, Br J Ophthalmol; 93(5)569-72.
Huang J.J; Gaudio P. A. Ocular Inflammatory Disease and Uveitis Manual – Dianostic and Treatment -2010.
Pivetti-Pezzi P, 1996, “ Uveitis in children”, Eur J Ophthalmol, 6(3): 293-8.
-
Tài liệu mới nhất
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện
22:45,13/03/2023
-
Hồi Sức Sớm Và Tối Ưu Hóa Huyết Động
21:58,13/03/2023
-
Chăm sóc trẻ sau ngừng tim: Tuyên bố khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
21:13,09/03/2023
-
Xử trí sau Hồi sức ngưng tim trẻ em
20:47,09/03/2023
-
Nhiễm trùng phổi biến chứng ARDS
20:51,21/02/2023
-
Sự phân chia cơ học hô hấp ở bệnh nhân mắc HC nguy kịch hô hấp cấp tính và mối liên hệ với kết cục
20:54,17/02/2023
-
THÔNG TƯ : QĐ chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
21:34,11/02/2023
-
Áp lực thực quản (Esophageal Manometry )
22:24,09/02/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Đánh giá cập nhật về chiến lược thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy và ứng dụng lâm sàng của nó
22:28,07/02/2023
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện