Nấm gây u bướu
- Tác giả: Học viện Quân y
- Chuyên ngành: Ký sinh trùng
- Nhà xuất bản:Học viện Quân y
- Năm xuất bản:2008
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Nấm gây u bướu
Bệnh bướu nấm (mycetoma) là một viêm u hạt mãn tính (chronic granulomaous), tạo ra những tổn thương dạng u (tumor-like) và những lỗ dò, do một số loại nấm và vi khuẩn (actinomycetes) xâm nhập sau một chấn thương da gây ra. Tổn thương bắt đầu ở da, tổ chức dưới da, sau đó lan dần vào cân, xương. Bệnh thường gặp ở chân và được gọi là “Madura foot”. Trong một số ít trường hợp mầm bệnh xâm nhập não, màng não và các cơ quan lân cận.
Đặc điểm sinh học.
Mầm bệnh có thể là nấm thực hay một số vi khuẩn thượng đẳng, các tác nhân này đều sống hoại sinh trong đất hoặc trên thực vật, xâm nhập vào da qua các tổn thương nhỏ ở da như vết xây sát, gai đâm...
Vi khuẩn: các vi khuẩn họ Actinomycetaceae gồm Actinomadura madurae,
A.pelletieri, Streptomyces somaliensis, Nocardia asteroides, N.brasiliensis,
N.otitidiscaviarum, Nocardiopsis dassonvillei.
Nấm thực: các nấm gây bệnh thuốc lớp nấm bất toàn (Fungi Imperfecti) hoặc nấm túi (Ascomycetes) gồm Madurella mycetomatis, M.grisea, Pseudallescheria boydii, Acremonium kiliense, A.recifei, Leptosphaeria tompkinsii, L.senegalensis, Exophiala jeanselmei, Neotestudina rosatii, Pyrenochaeta romeroi, Curvularia lunata, Aspergillus nidulans, A.flavus, Fusarium moniliforme, F.solani, Corynespora cassicola, Cylindrocarpon destructans, Plenodomus avaramii, Polycytella hominis.
Vai trò y học.
Mặc dù tác nhân gây bệnh khác nhau nhưng biểu hiện lâm sàng tương đối giống nhau. Tổn thương hay gặp ở bàn chân (khoảng 2/ 3 trường hợp), các vị trí khác như cẳng chân, tay, cổ, ngực, vai... cũng có thể gặp. Phần lớn trường hợp bắt đầu bằng những cục nhỏ, cứng, không đau, sau đó mềm dần, loét, xuất hiện các lỗ dò, chảy dịch dính, mủ chứa các hạt nhỏ (granules) khác nhau về kích thước, màu sắc và độ cứng tùy theo tác nhân gây bệnh tuy vậy bệnh nhân không đau.
Tổn thương tiến triển chậm, lan đến các tổ chức lân cận như xương, trên X quang có thể thấy tổn thương hủy xương và phản ứng tăng sinh của màng xương. Bệnh có thể kéo dài hàng chục năm, thường gây biến dạng nặng nề, làm cho bệnh nhân bị suy kiệt dẫn đến tử vong.
Một số nấm gây u bướu đã phân lập được ở các cơ quan nội tạng như Scedosporidum ở máu, đờm, Pseudallescheria boydii ở màng não, tuyến tiền liệt, đờm…
Hình: U nấm ở chân.
Chẩn đoán.
Bệnh phẩm: những hạt nhỏ lấy từ lỗ dò hoặc sinh thiết mô dưới da.
Xét nghiệm trực tiếp: các hạt soi trong KOH 10% và mực Parker hoặc nhuộm calcofluor white, thấy các đám hạt hình tròn, đường kính có thể 15 µm.
Giải phẫu bệnh: sinh thiết tổ chức nơi tổn thương rồi nhuộm H&E, PAS , Grocott's methenamine silver (GMS).
Phát hiện các hạt trắng, vàng hay đen ở những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng được coi là có giá trị chẩn đoán.
Xét nghiệm trực tiếp hoặc giải phẫu bệnh nếu thấy các sợi nấm mảnh, đường kính dưới 1 µm là vi khuẩn, nếu thấy các sợi đường kính lớn 2 - 6 µm, thô là nấm, không cho phép xác định loài gây bệnh.
Hình : Tiêu bản giải phẫu bệnh u nấm do M.mycetomatis, nhuộm HE.
Nuôi cấy:
Nếu xét nghiệm trực tiếp phát hiện nấm, các hạt cần rửa trong dung dịch nước muối và kháng sinh, cấy vào môi trường Sabouraud có kháng sinh, không có cycloheximid, nuôi cấy ở nhiệt độ 25 và 370C. Tốt nhất là lấy được bệnh phẩm sinh thiết ở lớp sâu để tránh tạp khuẩn.
Nếu xét nghiệm trực tiếp thấy vi khuẩn, cấy trong môi trường thạch máu, Sabouraud, môi trường dịch chiết tim (BHI), môi trường Lowenstein, ở nhiệt độ 25 và 37°C.
Điều trị.
Nếu mầm bệnh là vi khuẩn dùng kháng sinh như sulfonamide, dapson, cotrimoxazole, streptomycin.
Nếu mầm bệnh là nấm dùng các thuốc chống nấm nhóm azole như ketoconazole, itraconazole, voriconazole. Trong một số trường hợp kết hợp ngoại khoa cắt bỏ phần hoại tử, thậm chí phải cắt cụt chân kết hợp dùng thuốc.
Dịch tễ học và phòng chống.
Dịch tễ học: bệnh hay gặp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cũng gặp ở vùng ôn đới.
Bệnh hay gặp ở người làm ruộng, rẫy, người chăn gia súc, đi chân đất, hay gặp ở nam hơn nữ (tỉ lệ 3/1 đến 5/1), tuổi 20 - 45, những người sống ở nông thôn hay bị những gai đâm, vết xước nhỏ tạo điều kiện cho những bào tử ở không khí hay ở gai xâm nhập vào cơ thể.
Phòng bệnh: áp dụng các biện pháp bảo vệ da, cần sát trùng vết xước da.
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)