Nguyên tắc cấp cứu hàng loạt
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2013
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Nguyên tắc cấp cứu hàng loạt
KHÁI NIỆM
Cấp cứu hàng loạt là phương pháp cấp cứu nhiều nạn nhân cùng một lúc ở ngay tại hiện trường. Quá trình cấp cứu phải đòi hỏi rất khẩn trương và theo đúng trình tự mới có thể cứu được tính mạng nạn nhân, đặc biệt việc phân loại, phối hợp thực hiện sơ cứu cần tiến hành sớm.
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Quá trình cấp cứu phân loại nạn nhân tại hiện trường bao gồm việc ổn định hiện trường và thực hiện đánh giá, phân loại ban đầu.
Ổn định hiện trường
Khi đến hiện trường việc đầu tiên là thông báo kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài và xung quanh, nhất là trường hợp đi cấp cứu một mình, phương tiện cấp cứu hạn chế, ở nơi xa trung tâm
Phân công công việc cho từng người trong nhóm, để thực hiện nhanh chóng và hiệu quả việc cấp cứu nạn nhân
Nhanh chóng kiểm tra tại hiện trường để loại bỏ các nguy cơ có thể gây tổn thương thêm nạn nhân và ảnh hưởng đến quá trình cấp cứu, ví dụ như chất độc, cháy nổ, đường điện, khói...
Đánh giá nhanh mức độ thương tích: phương tiện gây tai nạn, số phương tiện, số nạn nhân...
Phân loại nạn nhân cấp cứu
Cần đánh giá nhanh tình trạng nạn nhân (đánh giá ban đầu) để có thái độ xử trí cấp cứu ngay. Lưu ý đây là khoảng thời gian vàng (thường không quá 10 phút), nếu không sẽ không có cơ hội cứu sống nạn nhân.
Đưa nạn nhân ra khỏi hiện trường gây tai nạn một cách nhanh chóng nhưng an toàn và luôn đảm bảo các chức năng sống. Tốt nhất nên để bệnh nhân nơi bằng phẳng thoáng mát để có thể thực hiện động tác sơ cứu ban đầu.
Thực hiện phân loại nạn nhân để tiến hành cấp cứu với nguyên tắc:
“Cấp cứu được càng nhiều nạn nhân càng tốt, có thể phải chấp nhận trì hoãn hoặc bỏ qua các trường hợp nặng không có khả năng cứu sống để tập trung cấp cứu cho nhiều nạn nhân khác”. Mỗi nạn nhân chỉ đánh giá phân loại trong 30 đến 60 giây là tối đa nếu có nhiều nạn nhân cần cấp cứu.
Nên có bảng chỉ thị màu để phân loại nạn nhân:
Màu đỏ (nạn nhân nặng, cần cấp cứu ngay) bao gồm các dấu hiệu: rối loạn chức năng sống, nguy cơ tử vong cao, cần cấp cứu sớm trước 6h, nên chuyển ngay vào khu cấp cứu nặng
Màu vàng (nạn nhân trung bình) bao gồm các dấu hiệu: chấn thương nhưng không có rối loạn chức năng sống, không có nguy cơ tử vong sớm chuyển vào khu cấp cứu nhẹ.
Màu xanh (nạn nhân nhẹ) khi nạn nhân không có tổn thương đáng kể, trấn an tinh thần, cung cấp đồ ăn uống, chăn áo ấm, đưa vào khu nạn nhân nhẹ
Màu đen (nạn nhân đã tử vong) thì không cần cấp cứu nữa, tập trùn vào khu riêng, bảo toàn thi thể, che đậy và có dấu hiệu nhận dạng
Sau khi phân loại bệnh nhân xong cần cấp cứu theo từng loại nạn nhân:
Nạn nhân nặng: Sau khi đặt tư thế, đường thở thông thoáng nhưng thở nhanh trên 30l/phút, không sờ thấy mạch quay, không làm theo lệnh, bao gồm cả nạn nhân trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
Nạn nhân trung bình: Đường thở thông thoáng, nhịp thở dưới 30l/phút, sờ được mạch ngoại vi, làm theo được lệnh cơ bản, bao gồm những nạn nhân có rối loại hô hấp, khó thở đau ngực, chấn thương ngực, nạn nhân có rối loạn ý thức, chấn thương vùng đầu
Nạn nhân nhẹ: những nạn nhân này chỉ cần xử trí tại chỗ, nạn nhân có thể giao tiếp và đi lại được sẽ được hưỡng dẫn tập trung vào khu cấp cứu theo yêu cầu
Nạn nhân tử vong: các nạn nhân này hoàn toàn ngừng thở. Màu đen chỉ thị cho các nạn nhân đang hấp hối, nạn nhân bị chấn thương sọ não nặng, hôn mê sâu không còn khả năng cấp cứu
Thực hiện đánh giá nạn nhân thì đầu và xử trí cấp cứu theo nguyên tắc ABCDE:
A (airway): đường thở
B (Breathing): Hô hấp
C (Circulation): Tuần hoàn
D (Disability): Thần kinh
E (Exposure): Bộc lộ toàn thân để biết rõ tổn thương
Một số vấn đề cần lưu ý
Trước khi vận chuyển nạn nhân
Cần kiểm tra lại băng, nẹp cố định xương gẫy và kiểm soát chảy máu Để nạn nhân trên ván cứng trước khi chuyển đi
Ghi chép đầy đủ các thông tin cần thiết về nạn nhân và cách xử trí đã thực hiện sau khi xử trí và cả trong quá trình vận chuyển
Ưu tiên chuyển bệnh nhân nặng, có khả năng cứu chữa
Vận chuyển đến cơ sở y tế gần nhất nếu nạn nhân nặng, nguy cơ tử vong cao Bênh nhân ổn định nên chuyển nạn nhân các bệnh viện chuyên khoa hơn là đến cơ sở y tế tuyến dưới gần nhưng không có khả năng và phương tiện xử trí
Quá trình vận chuyển
Tiếp tục đánh giá nạn nhân thì hai
Ghi chép các diễn biến và quá trình xử trí
Liên hệ đến bệnh viện, cơ sở y tế mà bệnh nhân sẽ được chuyển đến để phối hợp cấp cứu nhanh chóng hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS Lê khắc Hiền, Ts Nguyễn Đức Chính (2013), “ Sổ tay sơ cấp cứu trước viện”Nhà xuất bản Hà Nội
Vũ Văn Đính (2003), “Hồi sức cấp cứu toàn tập”, Nhà xuất bản Y học
Rosen, Peter (2010), “Emergency Care in the Stresst”Critical Care Medicine
Benson, Don M (2011), “ Inadequacy of prehospital emergency Care”Critical Care Medicine
Rubinson, Lewis (2012), “Augmentation of hospital critical care capacity after bioterrorist attacks or epidemics: Recommendations of the Working Group on Emergency Mass Critical Care” Critical Care Medicine
-
Tài liệu mới nhất
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Mục tiêu PO2 động mạch theo bệnh lý cơ bản
20:39,24/10/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1