NGỘ ĐỘC CẤP CÁC CHẤT KHÁNG VITAMIN K
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2016
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
NGỘ ĐỘC CẤP CÁC CHẤT KHÁNG VITAMIN K
ĐẠI CƯƠNG
Cơ chế gây ngộ độc: do Warfarin ức chế enzym vitamin K2,3 epoxide reductase là enzym khử vitamin K thành vitamin K dạng hoạt động (vitamin KH2 – vitamin K hydroquinone) có tác dụng là dạng trực tiếp hoạt hóa các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K là các yếu tố II, VII, IX, X, protein C và protein S. Tác dụng chống đông có thể xuất hiện sau 8-12 giờ, có thể sau 2-3 ngày và kéo dài 3-7 ngày. Riêng các chất chống đông tác dụng kéo dài hay c n gọi là các siêu warfarin (brodifacoum, bromodilone, courmatetralyl, difenacoum) gây rối loạn đông máu kèo dài hàng tuần đến hàng tháng.
Khi thiếu vitamin K ở mức độ nhẹ và trung binh, gây rối loạn đông máu chủ yếu tác động vào con đường đông máu ngoaị sinh (yếu tố VII) dẫn đến tỉ lệ PT giảm, INR kéo dài. Khi thiếu hụt vitamin K nặng thì cả đường đông máu ngoại sinh và nội sinh cũng đều bị ảnh hưởng dẫn đến kéo dài đồng thời PT và APTT
Chỉ định nhập viện nếu uống warrfarin có triệu chứng lâm sàng (chảy máu, da xanh, đau đầu) hoặc liều uống > 0,5 mg/Kg hoặc uống lượng lớn không xác định được liều. Liều tử vong thấp nhất trên người do warfarin được báo cáo là 6.667mg/kg. Warfarin có thể qua hàng rào rau thai nhưng không qua sữa nên không ảnh hưởng đến việc nuôi con bú.
NGUYÊN NHÂN
Trẻ em: thường do nhẫm lẫn vì nghĩ là kẹo. Hay gặp vì cha mẹ bất cẩn trong khi bảo quản hoặc đánh bẫy chuột
Người lớn: ít khi nhầm lẫn, thường do nguyên nhân cố ý tự tử. Ngộ độc thuốc chuột loại warfarin có thể gặp do bị người khác đầu độc do bỏ vào thức ăn nước uống.
Bị quá liều warfarin ở bệnh nhân đang điều trị warfarin do bệnh lý tim mạch hoặc huyết khối động tĩnh mạch.
CHẨN ĐOÁN
Lâm sàng
Hỏi bệnh:
Khai thác bệnh sử, vật chứng: tên thuốc, dạng thuốc (ARS Rat Killer, Rat – K, courmarin, di-courmarin, courmadin... đóng gói dạng bột hoặc dạng viên), số lượng uống, thời gian, thời gian sau uống đến tuyến cơ sở, xử trí tại tuyến cơ sở.
Yêu cầu mang thuốc, vỏ thuốc đến.
Khám bệnh:
Nổi bật là tình trạng xuất huyết thường biểu hiện sau 2-3 ngày:
Rối loạn đông máu có thể xuất hiện hiện sớm nhất sau 8 - 12 giờ, đỉnh tác dụng sau 1-3 ngày, xuất huyết trên lâm sàng thường sau 2-3 ngày.
Xuất huyết ở các mức độ khác nhau: chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu dưới kết mạc mắt, chảy máu não, tụ máu trong cơ, chảy máu trong phúc mạc…
Các triệu chứng khác có thể gặp: ý thức lơ mơ, đau đầu, rối loạn điều h a vận động, đau bụng, buồn nôn. Nặng hơn có thể gặp tiêu cơ vân, suy hô hấp, co giật, hôn mê…
Cận lâm sàng
Xét nghiệm đông máu: làm đông máu cơ bản, định lượng các yếu tố đông máu II,VII, VIII, IX, X. Định lượng yếu tố V để loại trừ rối loạn đông máu không do thiếu vitamin K
Các xét nghiệm khác: công thức máu, nhóm máu và chéo máu đề ph ng khi chảy máu ồ ạt do rối loạn đông máu để truyền máu. Sinh hóa máu: tăng GOT, GPT, ure, creatinin, CK.
Các xét nghiệm khác tùy theo tình trạng bệnh nhân.
Chẩn đoán xác định
Hỏi bệnh: Khai uống thuốc hoặc hóa chất có thành phần chất chống đông kháng vitamin K hoặc người khác chứng kiến đang uống.
Lâm sàng: biểu hiện chảy máu
Cận lâm sàng: giảm các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K trong khi các yếu tố đông máu không phụ thuộc vitamin K trong giới hạn bình thường
Phân loại mức độ ngộ độc
Nặng: có chảy máu trên lâm sàng và/hoặc INR > 5
Nhẹ: không có chảy máu trên lâm sàng và INR <5
Chẩn đoán phân biệt
Ngộ độc các lại thuốc diệt chuột khác:
Nhóm phosphua kẽm: tổn thương đa cơ quan, ban đầu đa bụng, nôn, ỉa
chảy xuất hiện sớm, toan chuyển hoá, rối loạn nhịp tim, phù phổi cấp, tiêu cơ vân - suy thận, viêm gan cấp, xét nghiệm đông máu bình thường.
Nhóm fluoroacetate: rối loạn nhịp tim, suy tim cấp, gây tăng trương lúc cơ, co giật, xét nghiệm đông máu bình thường.
Bệnh máu, suy gan: không có tiền sử ngộ độc cấp, triệu chứng bệnh lý toàn thân khác.
ĐIỀU TRỊ
Ổn định chức năng sống
Hô hấp, tuần hoàn. Đặc biệt chú ý các trường hợp chảy máu não có rối loạn ý thức, huyết động.
Các biện pháp ngăn ngừa hấp thu
Rửa dạ dày thải độc nếu cần thiết và số lượng thuốc uống nhiều
Than hoạt: liều 1g/kg kèm sorbitol có thể nhắc lại sau 2h nếu bệnh nhân uống số lượng nhiều, đến sớm.
Các biện pháp thải trừ chất độc
Chưa có biện pháp nào hiệu quả với loại ngộ độc này. Một số nghiên cứu chỉ ra lọc hấp phụ qua cột resin có thể có tác dụng nhưng mức độ bằng chứng còn hạn chế.
Bệnh nhân không dùng thuốc chống đông để điều trị bệnh lý nền
INR < 5 và bệnh nhân không có chảy máu trên lâm sàng: dùng vitamin K1 đường uống
Trẻ em: 0,25 mg/kg mỗi 6 – 8 giờ đến khi INR về bình thường
Người lớn: 20 mg (1 ml) mỗi 6-8 giờ đến khi INR về bình thường
Theo dõi INR mỗi 12 giờ để điều chỉnh liều vitamin K1
INR ≥ 5 và bệnh nhân không có chảy máu trên lâm sàng:
Dùng vitamin K1: đường truyền tĩnh mạch chậm 10-20 mg/lần x 3 – 4 lần/ngày, tốc độ truyền không nhanh quá 1 mg/phút. Tiêm tĩnh mạch có thể dẫn đến ngừng tuần hoàn đột ngột.
Theo dõi đông máu cơ bản đến khi INR xuống dưới 5 chuyển duy trì đường uống theo phác đồ như trên
Khi có chảy máu nặng trên lâm sàng nguyên nhân do rối loạn đông máu:
Cách dùng Vitamin K1 tương tự trường hợp INR ≥ 5 ở trên
Truyền huyết tương tươi đông lạnh (15-30 ml/kg cân nặng)
Trong trường hợp rối loạn đông máu nặng dai dẳng không đáp ứng với truyền huyết tương tươi đông lạnh cân nhắc truyền phức hợp prothrombin, hoặc truyền yếu tố IX liều 25-50 đv/kg, yếu tố VII tái tổ hợp liều 20-30 đv/kg.
Bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông để điều trị bệnh lý nền (bệnh tim mạch, huyết khối động tĩnh mạch)
Theo khuyến cáo Hội lồng ngực Hoa Kì
(2008)
Bảng 14.1:Sử dụng vitamin K1 và điều chỉnh liều warfarin để chống đông
INR |
Chảy máu trên lâm sàng |
Warfarin |
Vitamin K1 |
Chế phẩm máu |
<5 |
Không |
Nghỉ một liều, dùng lại với liều thấp hơn |
|
|
5 |
Không |
Nghỉ 1-2 liều điều trị sau đó dùng lại với liều thấp hơn |
Uống 1 - 2,5 mg |
|
>9 |
Không |
Nghỉ và theo dõi đông máu đến khi INR về giới hạn điều trị |
Uống 2,5 – 5 mg |
|
Bất kì |
Chảy máu nghiêm trọng |
Nghỉ và theo dõi đông máu đến khi INR về giới hạn điều trị |
Truyền vitamin K1 liều 10 mg đến khi INR về giá trị điều trị |
Huyết tương tươi đông lạnh, PCC. |
Ngộ độc kháng vitamin K tác dụng kéo dài (siêu warfarin):
Dùng vitamin K uống kéo dài nhiều tháng. Kiểm tra xét nghiệm ổn định ít nhất 48-72 giờ khi không dùng vitamin K1 thì dừng điều trị
TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
Tiến triển: tình trạng rối loạn đông máu đáp ứng nhanh sau khi dùng vitamin K1 cả đường uống và đường tĩnh mạch, với thuốc chuột nhóm warfarin thời gian điều trị ngắn trong vòng 7 ngày, với nhóm super warfarin thời gian điều trị kéo dài có thể hàng tháng đến hàng năm.
Biến chứng: chảy máu nghiêm trọng ở các vị trí nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong như: chảy máu não, chảy máu phổi, chảy máu trong ổ bụng và trong đường tiêu hóa.
PHÒNG BỆNH
Sử dụng và bảo quản hóa chất diệt chuột an toàn, hợp lý
Để xa tầm tay của trẻ em và người già
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ilene B. Anderson, PharmD (2007), “Warfarin and Related Rodenticides”, Poison and drug overdose, Mc Graw-Hill Companies, 5th edition. P. 379381.
Henry A.Spiller (2004), “Dicoumarol Anticoagilants”, Medical Toxicology, Lippincott William and Wilkins, 3rd edition, P. 614-617.
Robert S. Hoffman (1998), “Anticoagulants”, Goldfrank’s Toxicologic Emergencie, Mc Graw-Hill, 6th edition, P. 703-715.
POISINDEX® Managements (2010), “Warfarin and related agents”, MICROMEDEX“ 1.0 (Healthcare Series), Thomson Reuters.
National Poisons Centre of New Zealand (2012), “Warfarin Rodenticide”, TOXINZ poison information.
Diane P Calello (2014), “Rodenticide”, uptodate.
-
Tài liệu mới nhất
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em
22:10,06/07/2022
-
Xử trí dịch truyền chu phẫu ở trẻ em
23:05,04/07/2022
-
Liệu pháp truyền dịch chu phẫu cho phẫu thuật lớn
09:54,03/07/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán dây chó ở người
16:44,28/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá ruột lớn
16:28,28/06/2022
-
Liệu pháp thay thế thận cho bệnh nhân bị chấn thương thần kinh cấp tính.
22:18,24/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá ruột nhỏ
21:16,24/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ấu trùng giun đầu gai
22:42,22/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá phổi
21:48,22/06/2022
-
Cơ sở sinh lý của các hỗ trợ hô hấp bảo vệ sự sống
22:16,20/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em