Lọc màng bụng ở người bệnh đái tháo đường
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2015
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Lọc màng bụng ở người bệnh đái tháo đường
ĐẠI CƯƠNG
ĐTĐ đang trở thành nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh thận giai đoạn cuối.
Tuổi thọ của người bệnh thận do ĐTĐ thường kém hơn người bệnh thận do nguyên nhân khác do bệnh lý tim mạch và các bệnh đồng phát.
LMB giúp người bệnh ĐTĐ có nhiều thuận lợi hơn trong đời sống: Tránh được rối loạn huyết động, việc dùng heparin hoặc làm thông mạch máu.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Dịch lọc glucose và đường huyết
Khi vào giai đoạn cuối và bắt đầu lọc máu thì sự kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn.
Tuy nhiên LMB với dịch lọc glucose có thể làm gia tăng đường huyết và đòi hỏi kiểm soát đường huyết tốt để:
Làm giảm các biến chứng ĐTĐ.
Duy trì khuynh độ thẩm thấu dịch lọc để đạt được siêu lọc tốt.
Mỗi ngày glucose được hấp thu từ dịch lọc như sau:
Dịch 1,5% → 15 – 22g glucose.
Dịch 2,5% → 24 – 40g.
Dịch 4,25% → 45 – 60g.
Lượng đường này có tác dụng lẫn tác hại:
Góp phần dự trữ năng lượng.
Tăng đường huyết, tăng insulin máu, tăng lipid máu.
Tăng béo phì.
Vì vậy, người bệnh cần tránh dùng dung dịch ưu trương bằng cách:
Hạn chế muối.
Kiểm soát tốt đường huyết.
Giải thích cho người bệnh hiểu được sự liên quan giữa lượng muối ăn vào, nhu cầu siêu lọc và lý do tránh dùng dịch lọc ưu trương.
Chức năng thận tồn dư ở người bệnh đái tháo đường
Chức năng thận tồn dư có thể mất nhanh hơn ở người bệnh ĐTĐ so với người bệnh khác. Cơ chế bao gồm:
Tình trạng viêm mạn.
Sự gia tăng nồng độ cytocine tiền viêm. Ví dụ: TGF-
Mất chức năng thận tồn dư đòi hỏi phải gia tăng lọc dịch qua siêu LMB dẫn đến gia tăng nhu cầu dùng dịch ưu trương.
Vì vậy, phải có chiến lược bảo tồn chức năng thận tồn dư như dùng thuốc ức chế men chuyển, tránh các thuốc độc thận…
Các yếu tố khác ảnh hưởng quá trình lọc màng bụng
Dinh dưỡng:
Liệt dạ dày do bệnh lý ĐTĐ và cảm giác đầy bụng tăng thêm do dịch trong ổ bụng ảnh hưởng đến sự thèm ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Do đó cần cung cấp thêm chất đạm, điều chỉnh hạ kali máu để tránh VPM.
Kê toa LMB:
Người bệnh ĐTĐ thường có loại vận chuyển màng bụng cao gây khó khăn trong siêu lọc và góp phần làm cho kỹ thuật thất bại dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.
Vì vậy cần thay đổi cách thức LMB hoặc thay đổi thời gian ngâm dịch cho thích hợp.
Ví dụ: Dùng APD hoặc thời gian ngâm dịch ngắn hơn vào ban đêm…
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG LỌC MÀNG BỤNG Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Kiểm soát đường huyết càng sớm càng tốt và duy trì trong suốt quá trình LMB.
Tránh dùng dung dịch ưu trương ngay từ khi bắt đầu LMB.
Giáo dục người bệnh hiểu được mối liên hệ giữa ăn muối và nhu cầu dùng dịch ưu trương.
Kiểm soát huyết áp để tránh các bệnh đồng phát. Thuốc ƯCMC (ức chế men chuyển) là thuốc lý tưởng để điều trị huyết áp và giúp bảo tồn chức năng thận tồn dư.
Theo dõi định kỳ HbA1C.
Có biện pháp tích cực bảo vệ chức năng thận tồn dư bằng cách xem xét việc dùng lợi tiểu và thuốc ức chế thụ thể.
Tránh dùng thuốc độc thận
Đánh giá tình trạng bàng quang thần kinh và nhu cầu đặt ống thông tiểu để duy trì chức năng thận tồn dư.
Nếu mất siêu lọc ở lần ngâm dịch lâu có thể xem xét dùng Icodextrin hoặc tăng thêm một lần trao đổi dịch
Có thể khuyến khích dùng Mupirocin hoặc Gentamycin mỗi ngày để tránh nhiễm trùng lỗ thoát và VPM
Điều chỉnh hạ kali máu
Theo dõi và điều trị bệnh răng miệng
Theo dõi các thông số dinh dưỡng vì người bệnh ĐTĐ có tình trạng vận chuyển cao và mất nhiều chất đạm, hãy bổ sung nếu cần thiết
Nếu tình trạng liệt dạ dày nặng có thể xem xét việc xả dịch trước các bữa ăn cho số lượng dịch ít hơn hoặc điều trị thuốc
Hướng dẫn người bệnh kiểm tra bàn chân ĐTĐ khuyến khích người bệnh làm ẩm chân và ngăn ngừa khô nứt da. Kiểm tra mạch máu ở xa
Khám mắt định kỳ hàng năm
Điều trị rối loạn lipid máu
Khuyến khích tập thể dục để duy trì cân nặng cố định
Đơn vị LMB nên có kế hoạch huấn luyện định kỳ về các lời khuyên này khi khởi đầu làm LMB và trong suốt quá trình điều trị
-
Tài liệu mới nhất
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam
09:51,03/12/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam