Chỉ định – Chống chỉ định lọc màng bụng
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2015
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Chỉ định – Chống chỉ định lọc màng bụng
CHỈ ĐỊNH
Phương pháp LMB có thể được áp dụng lọc máu cho người bệnh suy thận cấp hay suy thận mạn.
Suy thận cấp
Ngày nay với sự phát triển của kỹ thuật điều trị thay thế thận (lọc máu liên tục thay thế thận – CRRT), việc ứng dụng kỹ thuật LMB trong điều trị suy thận cấp đã giảm nhiều, chỉ còn ứng dụng trong nhi khoa và những nơi có nguồn lực hạn chế vì giá thành thấp, dễ thực hiện, không cần nhiều máy móc thiết bị (KDIGO, 2012).
Tuy nhiên, LMB có thể chỉ định để lọc máu thay thế thận trong một số trường hợp đặc biệt sau:
Thiểu niệu hay vô niệu kéo dài ≥ 2 ngày ở trẻ em hay ≥ 3 ngày ở người lớn.
Ure máu ≥ 30mmol/l.
K+ máu ≥ 6,0 – 7,0mmol/l, HCO3- < 12mmol/l .
Có rối loạn nước điện giải nặng.
Về lâm sàng có triệu chứng nhiễm toan nặng, và có xu hướng diễn tiến xấu.
Trước đó đã được cấp cứu, hồi sức nội khoa không hiệu quả.
Suy thận mạn
Chỉ định điều trị thay thế thận được tiến hành khi người bệnh bước vào giai đoạn 5 (giai đoạn cuối) của bệnh thận mạn tính (GFR<15ml/phút/1,73m2 da) [2]. Phương pháp LMB thường được chỉ định cho các trường hợp sau:
Người bệnh chống chỉ định với TNT do có một số bệnh kèm theo (bệnh tim sung huyết, thiếu máu cục bộ, bệnh mạch máu mở rộng, có nguy cơ nhiễm trùng cao khi dùng kỹ thuật xâm nhập máu).
Trẻ em.
Người bệnh chờ ghép thận.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chống chỉ định tuyệt đối
Màng bụng không còn chức năng lọc, bị kết dính diện rộng làm cản trở dòng chảy của dịch lọc.
Trong trường hợp không có người hỗ trợ phù hợp, đặc biệt với người bệnh có vấn đề thể chất hoặc tinh thần không có khả năng tự chăm sóc.
Không thể điều chỉnh khiếm khuyết để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng khi làm thẩm phân phúc mạc (ví dụ: thoát vị…).
Chống chỉ định tương đối
Rò rỉ phúc mạc.
Thể tích khoang màng bụng hạn chế, không dung nạp đủ khối lượng dịch cần thiết để máu được lọc qua màng bụng.
Viêm hoặc bệnh đường ruột, thường xuyên viêm túi thừa.
Nhiễm trùng da hay thành bụng, VPM khu trú.
Màng bụng bị dày dính nhiều.
Người bệnh vừa trải qua phẫu thuật ở ổ bụng.
Béo phì.
Suy dinh dưỡng nặng.
MỤC TIÊU LỌC MÀNG BỤNG
Kt/Vure đạt ít nhất 1,7/tuần dù bệnh nhân còn hay không còn nước tiểu hoặc Kt/V creatinin > 45.
Tình trạng dinh dưỡng với Albumin > 30g/l.
Thể tích dịch siêu lọc > 750ml/24h (theo European APD outcome Study).
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)