Bài giảng Quy trình tự thở bằng ống chữ T
- Tác giả: Bệnh viện Bạch Mai
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Bệnh viện Bạch Mai
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng Quy trình tự thở bằng ống chữ T
ĐỊNH NGHĨA/ĐẠI CƯƠNG
Bệnh nhân sau khi bỏ máy thở nhưng không rút được nội khí quản, thầy thuốc sẽ cho bệnh nhân thở ống chữ T.
Ống chữ T có thể thở qua canuyn mở khí quản hoặc qua ống nội khí quản.
CHỈ ĐỊNH
Bệnh nhân bỏ được máy thở nhưng không rút được nội khí quản
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh nhân ngừng thở , ngừng tim
Bệnh nhân không có khả năng tự thở (như bệnh lý thần kinh cơ nặng...)
CHUẨN BỊ
Nhân viên y tế:
Bác sỹ và điều dưỡng chuyên khoa Hồi sức cấp cứu hoặc đã được đào tạo về thở máy.
Phương tiện:
Ống chữ T, 2 đôi găng tay sạch.
Bộ đo NIF, Vt.
Hệ thống oxy (oxy tường hoặc bình oxy có van giảm áp).
Hệ thống hút (hoặc máy hút).
Máy theo dõi liên tục: điện tim, mạch, huyết áp, SpO2.
Máy xét nghiệm khí máu
Máy chụp Xquang tại giường
Bóng ambu kèm theo mặt nạ, bộ dụng cụ thở oxy (oxymeter, bình làm ẩm oxy, ống dẫn oxy, gọng kính oxy, mặt nạ oxy)
Bộ mở màng phổi cấp cứu, hệ thống hút khí áp lực thấp, bộ cấp cứu ngừng tuần hoàn.
Bệnh nhân:
Giải thích cho bệnh nhân (nếu bệnh nhân tỉnh) sự cần thiết của thở ống chữ T để bệnh nhân hợp tác.
Làm xét nghiệm khí trong máu. Đo huyết áp, lấy mạch, nhịp thở, SpO2 trước khi thở ống chữ T. Đặt máy theo dõi liên tục.
Hồ sơ bệnh án:
Ghi chép đầy đủ các thông số cần theo dõi. Kiểm tra lại kết quả các xét nghiệm.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Ghi lại đầy đủ các thông số của phương thức thở máy đang được thực hiện trước khi chuyển sang thở ống chữ T.
Tiến hành thở ống chữ T
Ống chữ T (T tube)
Chuẩn bị ống chữ T, dây oxy , bình làm ẩm oxy
Kết nối cho bệnh nhân thở ống chữ T, oxy 3-4 lít/phút
Chăm sóc ống chữ T
Thay băng canuyn mở khí quản, ống nội khí quản hàng ngày (xem quy trình thay băng mở khí quản và nội khí quản)
Hút đờm 3 giờ/lần, nhiều lần hơn phụ thuộc tình trạng bệnh nhân (xem quy trình hút đờm)
Nếu bệnh nhân thở ống chữ T qua canuyn mở khí quản: thay canuyn mở khí quản 2 tuần/lần hoặc khi có tắc canuyn.
Bệnh nhân thở ống chữ T dài ngày qua ống nội khí quản cần xem xét mở khí quản (xem quy trình mở khí quản)
THEO DÕI
Mạch, huyết áp, điện tim (trên máy theo dõi), SpO2 , : thường xuyên.
Ý thức bệnh nhân so với trước khi thở ống chữ T.
Xét nghiệm khí trong máu: làm sau 1 giờ, , làm cấp cứu khi có diễn biến bất thường.
Đo NIF, Vt hàng ngày
X quang phổi: chụp chụp cấp cứu khi có diễn biến bất thường.
TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Ý thức: cần theo dõi ý thức xem bệnh nhân có tỉnh không ( hôn mê : nguyên nhân toan hô hấp, suy hô hấp tiến triển nặng lên...), nếu bệnh nhân hôn mê kiểm tra lại khí máu xem có toan hô hấp không và cho thở lại máy.
Theo dõi đờm
Nếu bệnh nhân có đờm, hút đờm
Tắc canuyn mở khí quản hoặc ống nội khí quản thay canuyn hoặc thay ống nội khí quản.
Nhịp thở: nếu nhịp thở > 30 lần/phút, (đã lại trừ nguyên nhân như tắc đờm, co thắt phế quản...) cho thở lại phương thức thở trước cai thở máy.
-
Tài liệu mới nhất
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam
09:51,03/12/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam