Bài giảng Quy trình nội soi phế quản cấp cứu, sinh thiết xuyên thành ở bệnh nhân thở máy
- Tác giả: Bệnh viện Bạch Mai
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Bệnh viện Bạch Mai
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng Quy trình nội soi phế quản cấp cứu, sinh thiết xuyên thành ở bệnh nhân thở máy
ĐẠI CƯƠNG
Soi phế quản là đưa một dụng cụ có thể quan sát được ở trong lòng phế quản, nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị những tổn thương trong lòng khí - phế quản.
Sinh thiết xuyên thành (STXT)với mục đích lấy được bệnh phẩm của các tổn thương nằm trong trung thất: dưới carina hoặc sát phế quản gốc là kỹ thuật sử dụng kim nhỏ chọc xuyên thành khí, phế quản qua nội soi. Hiện đây là kỹ thuật tốt giúp lấy bệnh phẩm là các khối u, hạch trong trung thất.
CHỈ ĐỊNH
Các tổn thương cần sinh thiết ở thành khí, phế quản hoặc tổn thương nhu mô phổi sát thành khí phế quản
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Gia đình bệnh nhân không đồng ý làm thủ thuật.
Thận trọng trong các trường hợp oxy giảm thấp : SpO2 dưới 90%,PaO2 dưới 50 mmHg, rối loạn nhịp tim( nhịp tim trên 120 hoặc dưới 50 nhịp /phút)
CHUẨN BỊ
Người thực hiện kỹ thuật nội soi
02 bác sỹ :một người làm nội soi , một người theo dõi bệnh nhân và xử trí
02 điều dưỡng:một người làm nội soi , một người theo dõi bệnh nhân và xử trí
( người làm nội soi đã được đào tạo về kỹ thuật nội soi phế quản)
Phương tiện:
Hệ thống nội soi phế quản: ống soi bằng 2/3 đường kính trong ống nội khí quản, nguồn sáng, kìm sinh thiết, dụng cụ lấy dị vật ,ống nối mềm giữa ống máy thở.
Hệ thống theo dõi bệnh nhân: mạch, HA, thở, SpO2, điện tim
Thuốc đề phòng phản xạ ngừng tim và giảm đau tiền mê: Atropin 1/4 mg x 02 ống; lidocain 2% x 02 ống; fentanyl 0,1mg x 01 ống; midazolam 5mg x 01 ống; adrenalin 1mg x 02 ống; natriclorua 0,9% x 500ml.
Các dụng cụ khác: bơm tiêm 50ml; 10ml dây truyền dịch; kim tiêm, bông, cồn, gạc vô trùng, găng vô trùng; săng vô trùng; áo mổ; hộp chống sốc; máy hút; bóng; ambu; lam kính; dung dịch cố định bệnh phẩm; ống đựng bệnh phẩm.
Người bệnh:
Người bệnh hoặc gia đình bệnh nhân đã được giải thích mục đích của thủ thuật, các tai biến trong quá trình làm thủ thuật và đồng ý được làm thủ thuật có giấy cam kết kèm theo.
Bệnh nhân được khám đánh giá các chức năng sống mạch, HA, nhiệt độ, SpO2 (hoặc khí máu động mạch).
Phim chụp Xquang phổi, CLVT nếu có, các xét nghiệm CTM, đông máu cơ bản, HIV,soi đờm tìm lao
Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân đang điều trị nội trú tại khoa ( kèm theo phiếu cam kết nội soi phế quản và phiếu thủ thuật soi phế quản)
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án, chỉ định soi phế quản
Thăm khám người bệnh: các chức năng sinh tồn: mạch, HA, thở, nhiệt độ, ý thức, SpO2, hoạt động của máy thở, hoạt động của máy theo dõi bệnh nhân.
Để chế độ thông khí nhân tạoVCV, oxy 100%. Dùng thuốc an thần, giãn cơ nếu cần.
Gây tê khí phế quản với lidocain 1% bơm qua ống nội khí quản hoặc canun mở khí quản.
Lắp đoạn ống nối mềm giữa ống máy thở và ống nội khí quản hoặc canun mở khí quản có lỗ để đưa ống soi qua đảm bảo thông khí nhân tạo trong quá trình soi.
Dùng ống soi phế quản mềm có đường kính ngoài - 2/3 đường kính trong của ống nội khí quản hoặc canun mở khí quản để đảm bảo thông khí liên tục trong quá trình soi.
Sinh thiết hút bằng kim xuyên thành khí phế quản: Người phụ chuẩn bị kim Wang. Phải chắc chắn phần kim chọc đã nằm trong vỏ kim Wang.
Người soi phế quản kiểm tra lại kim Wang:
Thao tác sử dụng kim Wang của người phụ soi.
Hoạt động của kim Wang.
Sau đó phải chắc chắn được cố định phần kim chọc nằm trong vỏ kim loại của kim Wang.
Khi đã đảm bảo chắc chắn như vậy, giữ nguyên trạng thái kim Wang.
Đưa kim Wang qua kênh làm việc của ống nội soi phế quản. Khi đã chắc chắn nhìn rõ đầu kim Wang mới đẩy phần kim chọc của kim Wang ra ngoài và tiếp cận vị trí chọc hút xuyên thành khí phế quản.
Trong khi đẩy kim Wang trong kênh làm việc của ống nội soi phế quản, cần đẩy nhẹ nhàng. Khi thấy vướng cần lập tức dừng lại và rút kim Wang ra ngoài kiểm tra lại.
THEO DÕI
Trong quá trình soi cần theo dõi liên tục: mạch, HA, thở, SpO2, điện tim trên máy theo dõi.
Theo dõi các thông số máy thở trong quá trình soi: áp lực đỉnh,tần số thở...
TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
SpO2 < 80% cần dừng soi để tiếp tục thở máy khi SpO2 ≥ 90% có thể tiếp tục soi.
Loạn nhịp tim (nhịp nhanh > 140 lần hoặc < 60 lần/phút, rung thất, block nhĩ thất cấp II, cấp III.
Chảy máu: cầm máu qua nội soi không kết quả cần tiến hành đặt nội khí quản 2 nòng bơm cuff chèn để cầm máu, tiến hành hội chẩn phẫu thuật cấp cứu nếu cần thiết.
Tràn khí màng phổi: dẫn lưu khí màng phổi
Tràn khí trung thất: theo dõi, nếu nặng có biểu hiện chèn ép trung thất cần dẫn lưu.
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)