Bài giảng Quy trình đặt ống thông dẫn lưu bàng quang bằng ống thông tiểu
- Tác giả: Bệnh viện Bạch Mai
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Bệnh viện Bạch Mai
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng Quy trình đặt ống thông dẫn lưu bàng quang bằng ống thông tiểu
Đại cương:
Đặt thông tiểu là phương pháp đưa ống thông qua đường niệu đạo vào bàng quang lấy nước tiểu ra ngoài nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị.
Làm giảm sự khó chịu và căng quá mức do ứ đọng nước tiểu trong bàng quang.
Đo lường khối lượng và tính chất nước tiểu lưu trú trong bàng quang.
Lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm.
Làm sạch bàng quang trong những trường hợp cần thiết như trước và sau phẫu thuật
Theo dõi lượng nước tiểu liên tục ở người bệnh nặng nằm tại các khoa Hồi sức tích cực: suy thận cấp, sốc, ngộ độc, bỏng nặng…
Chỉ định :
Trường hợp bệnh nhân bí tiểu do nhiều nguyên nhân (bệnh lý liệt cơ vòng cổ bàng quang, do dùng thuốc an thần, dãn cơ..)
Rối loạn tiểu kéo dài: tiểu không tự chủ
Vết thương loét, nhiễm trùng nặng vùng hậu môn trực tràng, âm đạo.
Trước và sau các phẫu thuật.
Lấy nước tiểu làm xét nghiệm giúp chẩn đoán và điều trị.
Theo dõi số lượng nước tiểu trong các trường hợp sốc, suy thận cấp, bệnh nhân dùng an thần giãn cơ ….
Chống chỉ định:
Chấn thương niệu đạo như dập, rách, đứt niệu đạo, nhiễm khuẩn niệu đạo mủ.
U xơ tiền liệt tuyến gây bí tiểu hoàn toàn
Chuẩn bị
Điều dưỡng:
1 (hoặc bác sĩ) làm thủ thuật, 1 điều dưỡng phụ dụng cụ.
Rửa tay bằng dung dịch cồn rửa tay nhanh
Đội mũ, đeo khẩu trang.
Đi găng sạch để cạo lông bộ sinh dục, kê bô dẹt, vệ sinh nước xà phòng bộ phận sinh dục cho bệnh nhân.
Rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng (Savondoux) đúng quy trình kỹ thuật.
Dụng cụ:
Ống thông Foley 14F, 16F (loại cỡ phù hợp với bệnh nhân và mục đích của đặt ống thông)
Bộ dụng cụ thủ thuật vô khuẩn
1 khay quả đậu
1 bát kền
1 fanh
Bộ dụng cụ tiêm truyền.
Săng có lỗ.
Găng vô khuẩn 1 đôi, găng sạch 2 đôi.
Túi dẫn lưu nước tiểu
Gạc củ ấu vô khuẩn, gạc miếng vô khuẩn.
Nước muối NaCl 0,9% 100 ml x 1 chai
Povidin 10%
Bơm tiêm 20 ml 2 chiếc.
Dầu Paraphin vô trùng lọ nhỏ 5 ml.
Khay hạt đậu sạch đựng dụng cụ bẩn trong khi làm thủ thuật.
Dung dịch sát khuẩn tay nhanh (Anios Gel 86 NPC).
Xà phòng rửa tay savondoux.
Xà phòng diệt trùng
Lưỡi dao cạo, bình phong, ống xét nghiệm (nếu cần), bô dẹt, 1 tấm nylon 40 x 60 cm.
Chuẩn bị bệnh nhân :
Thông báo giải thích cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân về mục địch của việc đặt ống thông bàng quang và yêu cầu sự hợp tác của gia đình người bệnh.
Che bình phong
Bệnh nhân nằm ngửa, cởi quần, bộc lộ vùng lỗ niệu đạo, đắp ga cho bệnh nhân
Trải nilon dưới mông bệnh nhân, được vệ sinh bộ phận sinh dục (như trên)
Tiến hành:
Kiểm tra dụng cụ, đưa tới giường bệnh.
Điều dưỡng rửa tay bằng xà phòng tiệt khuẩn (Savondoux) đúng quy trình kỹ thuật.
Điều dưỡng đội mũ, đeo khẩu trang.
Đưa dụng cụ đến giường để ở nơi thuận tiện.
Mở bộ dụng cụ, đổ dung dịch Povidin vào bát kền
Tư thế và bệnh nhân đã được chuẩn bị sẵn, mở ga đắp để lộ bộ phận sinh dục.
Sát khuẩn vệ sinh vùng sinh dục niệu đạo.
Điều dưỡng sát khuẩn tay nhanh, đi găng sạch.
Dùng kìm kẹp gạc củ ấu sát khuẩn bộ phận sinh dục và lỗ tiểu từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài cho đến khi sạch bằng dung dịch Povidin.
Điều dưỡng tháo bỏ găng sạch, sát khuẩn tay bằng cồn rửa tay nhanh
Đặt ống thông tiểu vô trùng.
Đi găng vô trùng
Trải săng có lỗ.
Lấy bơm tiêm 20 ml hút nước muối 0,9%
Đặt khay quả đậu đã hấp tiệt khuẩn vào giữa 2 đùi người bệnh để đựng nước tiểu.
Nối ống thông tiểu với túi dẫn lưu.
Bôi Paraphin vào đầu ống thông tiểu 5-6cm
Một tay trái bộc lộ lỗ niệu đạo
Sát trùng lại lỗ niệu đạo bằng Povidin 10%.
Tay phải cầm ống thông và nhẹ nhàng đưa ống thông qua niệu đạo vào bàng quang:
Đối với bệnh nhân nam: Tay phải cầm ống thông, tay trái nâng dương vật thẳng góc với thành bụng, đưa vào lỗ niệu đạo khoảng 10 cm, thấy vướng hạ dương vật xuống song song với thành bụng, tiếp tục đưa vào khoảng 10-15 cm thấy nước tiểu ra đẩy sâu thêm khoảng 3-5cm.
Đối với bệnh nhân nữ: Tay trái bộc lộ lỗ niệu đạo, tay phải cầm ống thông đưa nhẹ nhàng vào niệu đạo 4-5 cm thấy nước tiểu ra đẩy thêm vào 3-5 cm.
Khi ống thông đã vào sâu trong bàng quang mới được bơm bóng chèn bằng NaCl 0,9% theo thể tích ghi trên ống thông, kéo nhẹ ra đến khi thấy vướng.
Dùng gạc lau khô bộ phận sinh dục và đầu lỗ niệu đạo.
Bỏ săng
Dùng gạc tẩm Povidin quấn kín vị trí nối giữa ống thông với túi nước tiểu(đối với bệnh nhân nam quấn thêm gạc tẩm Povidin quanh đầu dương vật)
Dùng băng dính cố định ống thông vào đùi bệnh nhân, túi đựng nước tiểu luôn đặt ở vị trí thấp hơn giường của bệnh nhân
Thu dọn dụng cụ, rửa tay.
Đặt bệnh nhân tư thế thích hợp, đắp ga, mặc lại quần áo cho bệnh nhân (nếu cần), ghi ngày đặt thông.
Ghi bảng theo dõi.
Trường hợp chỉ định rút thông bàng quang ngay: khi nước tiểu ra hết, rút hết
nước ở bóng chèn, gập đuôi ống thông và vừa rút ra vừa cuộn gọn bỏ vào khay quả đậu hoặc túi đựng
Nếu lấy nước tiểu để xét nghiệm: bỏ nước tiểu đầu khi mới chảy ra, lấy nước tiểu giữa dòng.
Theo dõi.
Trong khi làm thủ thuật.
Khi đưa ống thông vào niệu đạo thấy vướng chú ý không cố đưa vào, báo bác sĩ.
Chảy máu niệu đạo trong khi làm thủ thuật
Ống thông không đi vào bàng quang: dừng thủ thuật baó bác sĩ.
Bàng quang căng quá to không nên tháo ra một lần mà phải tháo ra từ từ tránh gây xuất huyết.
Thủng bóng chèn, kiểm tra bằng cách kéo ống thông bớt ra tới khi mắc sau bơm bóng
Sau tiến hành thủ thuật.
Không nên thông tiểu nhiều lần trong ngày
Sau 7 ngày đặt thông bàng quang nếu còn chỉ định lưu thông bác bác sĩ để thay ống thông hoặc thay khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn như cặn mủ, chảy máu.
Tai biến và xử trí:
Tai biến trong khi tiến hành thủ thuật
Chảy máu, chấn thương niệu đạo bàng quang: dừng thủ thuật, báo bác sĩ, đánh giá tổn thương, theo dõi các dấu hiện sinh tồn và cầu bàng quang, tình trạng chảy máu.
Tai biến sau khi tiến hành thủ thuật
Nhiễm khuẩn bệnh viện ngược dòng.
Tắc ống thông do chảy máu và cục máu đông
Chấn thương, rách niệu đạo, tổn thương bàng quang.
Đứt rách đầu bàng quang do bệnh nhân giật rách ống thông
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)