Bài giảng Quy trình chọc tháo dịch ổ bụng dưới hướng dẫn của siêu âm trong khoa hồi sức cấp cứu
- Tác giả: Bệnh viện Bạch Mai
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Bệnh viện Bạch Mai
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng Quy trình chọc tháo dịch ổ bụng dưới hướng dẫn của siêu âm trong khoa hồi sức cấp cứu
ĐẠI CƯƠNG
Chọc dịch màng bụng là một kĩ thuật thường xuyên được thực hiện trong các đơn vị hồi sức tích cực với mục đích chẩn đoán và điều trị. Các bệnh nhân trong khoa Hồi sức thường rất nặng, có nhiều bệnh lí kèm theo đặc biệt là rối loạn đông máu, liệt ruột cơ năng do nằm bất động hay do sử dụng thuốc an thần, giảm đau để thở máy. Vì vậy, khi chọc dịch màng bụng có thể gặp các biến chứng chảy máu từ vị trí chọc, rò dịch, chọc vào ruột và nhiễm khuẩn. Chọc – dẫn lưu dịch màng bụng dưới hướng dẫn siêu âm có nhiều thuận tiện, hạn chế các biến chứng chọc vào ruột.
CHỈ ĐỊNH
Chọc hút dịch để chẩn đoán viêm phúc mạc tiên phát và thứ phát ( nhiễm trùng báng, thủng tạng rỗng …)
Chọc rửa ổ bụng chỉ định cho các trường hợp nghi ngờ chảy máu trong ổ bụng sau chấn thương, sốc mất máu có dịch cổ trướng
Chọc tháo dịch để điều trị các trường hợp dịch cổ trướng nhiều gây khó chịu, khó thở
CHỐNG CHỈ ĐỊNH ( tương đối)
Rối loạn đông máu hoặc giảm tiểu cầu nặng.
Tắc ruột non. Khi bệnh nhân bị tắc ruột non thì nên đặt sonde dạ dày trước khi tiến hành thủ thuật.
Nhiễm trùng hoặc máu tụ vị trí chọc
Lưu ý : khi bệnh nhân bí dái thì nên đặt sonde bang quang trước khi làm thủ thuật. Những bệnh nhân mà đã phẫu thuật ổ bụng nhiều lần mà không có nhiều dịch ổ bụng, các tạng phì đại hoặc chọc màng bụng thất bại nhiều lần thì nên chọc màng bụng dưới siêu âm.
CHUẨN BỊ
Thầy thuốc.
Thầy thuốc thực hiện thủ thuật là bác sĩ chuyên khoa đã được đào tạo
Người phụ là bác sĩ học chuyên khoa I, cao học, nội trú hay sinh viên Y
Người phụ dụng cụ : y tá chuyên khoa đã được đào tạo
Bệnh nhân
Giải thích cho bệnh nhân ( nếu tỉnh) hoặc người nhà bệnh nhân lợi ích và nguy cơ của thủ thuật, cho bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân kí cam kết thủ thuật
Kiểm tra lại các chống chỉ định
Bệnh nhân nên được nằm ngửa, đầu cao hơn chân.
Chuẩn bị dụng cụ
Dụng cụ:
01 Hộp đựng dụng cụ đặt catheter vô khuẩn như đặt catheter tĩnh mạch trung tâm
Bộ dây dẫn lưu ( dây truyền vô khuẩn)
Máy theo dõi nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, SpO2.
Máy siêu âm để thực hiện tại giường
Găng tay phẫu thuật : 04 đôi
Mũ + khẩu trang y tế : 03 cái
Gạc vô khuẩn : 02 gói
Bơm tiêm vô khuẩn : 04 cái
Kim lấy thuốc 18G : 02 cái
Kim luồn mềm 16 hoặc 18G : 02 cái
Lưỡi dao mổ đầu nhọn : 01 cái
Săng vô khuẩn : 02 cái
Thuốc :
Thuốc gây tê : Lidocain 2% x 03 ống
Betadin 10% x 1 lọ ( 20 ml)
Thuốc giảm đâu : fentanyl 0,1 mg x 01 ống
TIẾN HÀNH THỦ THUẬT
Máy siêu âm để bên đối diên với vị trí chọc và thầy thuốc, được bật sẵn . Siêu âm xác định lại vị trí dịch ổ bụng cần dẫn lưu
Sát khuẩn vị trí chọc với dung dịch sát khuẩn ( chlorhexidine, Betadine…), trải ga vô khuẩn.
Dùng găng tay vô khuẩn, săng để bọc đầu dò máy siêu âm
Bước 1: Sử dụng kim 22 hoặc 25 guage, gây tê tại chỗ với lidocain 1%. Gây tê từ nông đến sâu. Vừa gây tê vừa hút trong suốt quá trình gây tê, gây tê từ từ từng lợp một.
Bước 2: Tay trái thầy thuốc làm thủ thuật hoặc người phụ cầm đầu dò máy siêu âm . Tay phải cầm kim dẫn lưu chọc dưới hướng dẫn đầu dò siêu âm, đưa kim vuông góc với thành bụng. Quan sát vị trí đầu kim trên màn hình máy siêu âm. Vừa đưa kim vào vừa hút chân không trong tay cho đến khi thấy đầu kim qua thành bụng, lớp phúc mạc và hút ra dịch.
Bước 3: rút nòng sắt của kim luồn, có dịch chảy ra. Dùng bơm tiêm hút lấy dịch làm xét nghiệm.
Bước 4: nối đốc kim với dây dẫn lưu vô khuẩn, cố định lại trong trường hợp cần dẫn lưu
TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ THEO DÕI
Tai biến và biến chứng
Chảy máu: do chọc vào động mạch từ thành bụng, rối loạn đông máu
Chọc vào ruột
Tắc dẫn lưu
Nhiễm trùng
Rò dịch ổ bụng.
Chăm sóc và theo dõi
Thay băng, chăm sóc chân dẫn lưu hằng ngày
Theo dõi màu sắc ( dịch máu, dịch đục ...) để phát hiện sớm các biến chứng như chảy máu, chọc vào ruột.
Số lượng dịch tháo ra không nên quá 1500 ml / ngày
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)