Bài giảng Quy trình chăm sóc răng miệng đặc biệt
- Tác giả: Bệnh viện Bạch Mai
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Bệnh viện Bạch Mai
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng Quy trình chăm sóc răng miệng đặc biệt
ĐẠI CƯƠNG:
Giữ răng miệng luôn sạch để phòng nhiễm khuẩn răng miệng.
Chống nhiễm trùng trong trường hợp có tổn thương ở miệng.
Giảm nguy cơ viêm phổi ở bệnh nhân có đặt nội khí quản (mở khí quản).
Giúp người bệnh thoải mái dễ chịu ăn ngon.
CHỈ ĐỊNH:
Đối với bệnh nhân có chỉ định chăm sóc hộ lý cấp I.
Bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân có đặt ống nội khí quản- mở khí quản.
Bệnh nhân không thể tự vệ sinh răng miệng.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Không có chống chỉ định.
CHUẨN BỊ:
Cán bộ thực hiện:
01 điều dưỡng viên.
Chuẩn bị dụng cụ:
01 khay quả đậu
01 kìm Kose không mấu
01 que đè lưỡi.
01 ống hút dịch.
Bơm tiêm 10ml, 20ml.
Máy hút dịch
Gạc củ ấu, bàn trải đánh răng loại nhỏ, cốc đựng nước, túi nilon,khăn bông, canuyl mở miệng, kem đánh răng.
Dung dịch Nacl 0,9%, hoặc dung dịch súc miệng.
Chuẩn bị bệnh nhân:
Bệnh nhân năm ngửa đầu cao 300, đầu nghiêng một bên đối với bệnh nhân hôn mê.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Thông báo giải thích cho bệnh nhân hoặc người nhà về mục đích của việc vệ sinh răng miệng.
Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang.
Làm ướt bàn trải đánh răng, lấy kem đánh răng.
Đổ dung dịch Nacl 0,9%, hoặc dung dịch súc miệng.
Kiểm tra áp lực cuff nội khí quản (mở khí quản) nếu có.
Trải khăn bông dưới cằm, má.
Đặt bệnh nhân quay mặt về phía điều dưỡng.
Đặt khay quả đậu cạnh má.
Mở miệng bệnh nhân nếu cần.
Tháo răng giả nếu có.
Đánh răng cho bệnh nhân lần lượt các mặt răng: ngoài, trong, nhai.
Dùng xilanh hút dung dịch súc miệng. Bơm rửa lại cho sạch miệng bệnh nhân.
Với bệnh nhân không có răng hoặc có chấn thương vùng miệng, xương hàm. Vệ sinh miệng cho bệnh nhân bằng gạc củ ấu với dung dịch súc miệng.
Lau khô miệng cho bệnh nhân
Đặt bệnh nhân tư thế thích hợp.
Thu dọn dung cụ.
Rửa tay.
Ghi hồ sơ bệnh án hoặc bảng theo dõi.
TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ:
Bệnh nhân bị sặc dung dịch súc miệng. Xử trí: hút sạch dung dịch trong miệng bệnh nhân.
Dị vật đường thở do gãy răng hoặc tụt răng giả. Xử trí: kiểm tra răng yếu, tháo răng giả trước khi tiến hành kỹ thuật.
Chảy máu chân răng hoặc tổn thương niêm mạc miệng. Xử trí: theo dõi mức độ chảy máu, nếu chảy máu nhiều báo bác sỹ điều trị để có xử trí kịp thời.
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)