Bài giảng QT lấy bệnh phẩm dịch PQ qua ống hút có đầu bảo vệ để XN vi sinh ở bệnh nhân thở máy
- Tác giả: Bệnh viện Bạch Mai
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Bệnh viện Bạch Mai
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng Quy trình lấy bệnh phẩm dịch phế quản qua ống hút có đầu bảo vệ để xét nghiệm vi sinh ở bệnh nhân thở máy
ĐỊNH NGHĨA
Là kĩ thuật đưa ống lấy đờm có đầu bảo vệ trong lòng phế quản qua thông qua ống nội khí quản (NKQ) hoặc mở khí quản (MKQ) để hút dịch tiết phế quản phổi để làm xét nghiệm chuẩn đoán vi sinh.
CHỈ ĐỊNH
Lấy bệnh phẩm dịch tiết phế quản phổi để làm các xét nghiệm chẩn đoán vi sinh ở BỆNH NHÂN có ống NKQ hoặc ống MKQ
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối
Cần thận trọng trường hợp bệnh nhân có giảm oxy hóa máu nặng.
CHUẨN BỊ
Chuẩn bị người bệnh
Giải thích cho người bệnh và gia đình
Có thể vỗ rung lồng ngực trước lấy bệnh phẩm nếu cần và không có chống chỉ định
Để người bệnh ở tư thế thích hợp tùy theo từng trường hợp cụ thể
Chuẩn bị bão hòa oxy hóa máu cho bệnh nhân: nâng FiO2 100%, đưa SpO2 > 95% trong phòng 5 phút trước thủ thuật
Người thực hiện
02 y tá điều dưỡng đã được đào tạo về kỹ thuật hút đờm, đội mũ và đeo khẩu trang, rửa tay trước khi thủ thuật và đi găng vô khuẩn.
Phương tiện
01 ống hút đờm có đầu bảo vệ, 01 ống hút đờm thông thường
Bơm tiêm 50 ml, gạc vô khuẩn, lọ đựng đờm vô khuẩn, găng vô khuẩn 2 đôi, áo mổ, 1 xăng trải bàn thủ thuật,1 săng vô trùng có lỗ, bàn thủ thuật.
Máy hút áp lực âm
500 ml dung dịch natriclorua 0,9%.
Chuẩn bị hồ sơ bệnh án
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Đánh giá lại bệnh nhân:
Đánh giá lại tình trạng hô hấp và huyết động
Thực hiện kĩ thuật
Bước 1: Người phụ đặt bàn thủ thuật và trải xăng vô khuẩn lên bàn và quanh ống NKQ và đặt xông hút đờm có đầu bảo vệ, kết nối xông hút đờm có đầu với đầu bảo vệ với hệ thống máy hút đảm bảo nguyên tắc “bàn tay vô khuẩn”.
Bước 2: Đưa xông hút đờm kín qua ống NKQ hoặc MKQ
Người phụ tháo vị trí kết nối giữa ống nội khí quản và sâu máy thở và đặt đầu dây máy thở lên 1 săng vô khuẩn.
Người làm thủ thuật phủ săng có lỗ che lên mặt người bệnh, ống nội khí quản luồn qua lỗ săng.
Lồng kẹp trong bộ catheter vào đoạn đầu giữa nòng trong và nòng ngoài catheter mục đích để giữ cố định nòng trong catheter thụt cách đầu nòng ngoài catheter 2cm.
Người làm thủ thuật đưa ống 2 nòng vào ống nội khí quản hoặc mở khí quản hướng về bên có nghi ngờ tổn thương sao cho chiều dài của xông 2 nòng dài hơn ống NKQ 10cm hoặc có dấu hiệu mắc lại và sau đó rút ra 2cm, rồi tháo kẹp, đẩy nòng trong của ống sâu vào.
Bước 3: Hút bệnh phẩm và rút bỏ xông hút
Dùng bơm tiêm 50ml hút liên tục 3 lần qua nòng trong của ống,
Rút nòng trong vào 5cm, giữ nòng trong nằm ở trong nòng ngoài và rút cả 2 nòng ra ngoài.
Người phụ lắp ngay dây máy thở cho người bệnh.
Người làm thủ thuật sau khi rút ống hút ra ngoài thì rút nòng trong ra khỏi nòng ngoài. Dùng bơm tiêm chứa 1ml dung dịch natri 0,9% bơm đuổi dịch đã hút vào lọ đựng đờm vô khuẩn.
Bước 4: Lắp lại máy thở cho bệnh nhân và thu dọn
Lắp lại máy thở cho bệnh nhân
Hút nước tráng ống, tháo ống hút, ngâm ống hút vào dung dịch khử khuẩn.
Điều dưỡng tháo bỏ găng, sát khuẩn tay, để người bệnh về tư thế thoải mái, sát khuẩn tay lại.
Điều dưỡng thu dọn dụng cụ, sát khuẩn tay, ghi phiếu theo dõi điều dưỡng.
Chú ý:
Theo dõi sát hô hấp trong quá thủ thuật trong quá trình lấy bệnh phẩm nếu SpO2 giảm < 90% ngừng thủ thuật và đảm bảo thông khí lại cho bệnh nhân.
Trường hợp không có đờm: bơm 2ml nước muối vào ống thở trước khi hút.
THEO DÕI
Theo dõi sát người bệnh trước, trong và sau khi lấy bệnh phẩm bao gồm: mạch, huyết áp, SpO2, nhịp thở, màu sắc da.
TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Giảm oxy hóa máu: biểu hiện BỆNH NHÂN tím tái, mạch tăng, SpO2 tụt < 90% hoặc huyết áp tụt, có thể có ngừng tuần hoàn, khắc phục ngừng ngay thủ thuật, cho thở máy lại và theo dõi sát diễn biến/.
Nhiễm khuẩn: Khi hút không đảm bảo vô khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện cho người bệnh, làm sai kết quả dẫn đến điều trị không đúng hướng.
Khi hút không đúng kĩ thuật, đưa ống hút thô bạo, áp lực hút cao, hoặc trên nền những người bệnh có nguy cơ ngừng tim, huyết động không ổn định, tổn thương phổi quá nặng, người bệnh có tăng áp lực nội sọ, dễ xảy ra các tai biến: tổn thương niêm mạc khí phế quản, loạn nhịp tim, ngừng tim, tăng huyết áp, hạ huyết áp, co thắt thanh quản, tăng áp lực nội sọ.
-
Tài liệu mới nhất
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam
09:51,03/12/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam