Giải phẫu bệnh học khoang miệng
- Tác giả: Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
- Chuyên ngành: Giải phẫu bệnh
- Nhà xuất bản:Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
- Năm xuất bản:2015
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Giải phẫu bệnh học khoang miệng
TỔN THƯƠNG VIÊM LOÉT
Viêm loét miệng aptơ (aphthous ulcer):
Dịch tễ học: bệnh thường gặp trước 20 tuổi.
Bệnh sinh: bệnh khởi phát do stress, sốt, dùng một loại thức ăn nào đó, bị kích hoạt bởi bệnh viêm ruột. Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ. Bệnh tự giới hạn và lành sau 7-10 ngày; có thể tái phát chỗ cũ hay nơi khác.
Hình thái tổn thương:
Đại thể: vết loét thường nhỏ đường kính < 5mm, nông, màu trắng xám, bờ rõ, xung quanh có viền đỏ, thường ở nếp lợi - má, đầu và bờ lưỡi.
Vi thể: niêm mạc miệng vùng tổn thương khởi đầu thấm nhập tế bào viêm đơn nhân, sau đó là bạch cầu đa nhân trung tính khi có bội nhiễm. (Hình 1)
Hình 1: Vết loét nông trong viêm loét miệng aptơ. |
Hình 2: Mảng trắng ở miệng do nhiễm nấm candida. |
Nhiễm nấm
Dịch tễ học: Thường do nấm Candida albicans, loại nấm này có thể vẫn thường trú trong khoang miệng (30-40% dân số) nhưng chỉ trở thành tác nhân gây bệnh ở những người bị suy giảm miễn dịch do bệnh tiểu đường, thiếu máu, dùng kháng sinh hay corticoid kéo dài, ung thư.
Hình thái tổn thương:
Đại thể: tổn thương có dạng mảng trắng như váng sữa, dính, bờ rõ; khi bị cạo đi, để lộ nền mô viêm đỏ bên dưới.
Vi thể: mảng trắng chứa vô số thể nấm (sợi nấm, bào tử). (Hình 2)
Nhiễm virút Herpes
Dịch tễ học: Viêm miệng do virút Herpes (hầu hết là HSV týp1) là bệnh rất thường gặp. Trên 3/4 dân số tuổi trung niên có mang mầm bệnh trong miệng nhưng chỉ một số ít trường hợp là có biểu hiện lâm sàng do virút được tái hoạt hoá… Sốt, nhiễm lạnh, nắng, gió, nhiễm trùng hô hấp, dị ứng…đều có thể tái hoạt hoá virút.
Hình thái tổn thương
Đại thể: tổn thương là một hay nhiều bóng nước, kích thước < 5mm, chứa dịch trong. Tổn thương thường ở môi, quanh lỗ mũi, gây đau. Các bóng nước này có thể vỡ tạo vết loét nông, lành sau vài tuần nhưng thường tái phát.
Vi thể: tế bào biểu mô bị nhiễm virút phồng to, trong nhân chứa thể vùi ái toan. Đôi khi các tế bào gần nhau hợp thành đại bào nhiều nhân. Các tế bào này nằm ở vách bóng nước hoặc trôi lơ lửng trong dịch bóng nước.
BẠCH SẢN (Leukoplakia):
Bạch sản là các mảng trắng ở niêm mạc miệng, giới hạn rõ, không cạo tróc được; tạo bởi sự tăng sinh biểu mô phủ. Bạch sản được xem là tổn thương tiền ung vì có 5-6% trường hợp sẽ chuyển thành ung thư.
Dịch tễ học: mảng này thường gặp ở người lớn tuổi, liên quan chặt chẽ với việc dùng thuốc lá, uống rượu, dùng thức ăn kích thích, viêm mãn tính hoặc nhiễm HPV.
Hình thái tổn thương:
Đại thể: tổn thương có dạng một hoặc nhiều mảng trắng, gồ cao; bề mặt trơn láng hoặc sần sùi; cứng; xuất hiện ở niêm mạc má, sàn miệng, bụng lưỡi.
Vi thể: có hiện tượng tăng sừng, tăng gai của lớp biểu mô lát tầng niêm mạc miệng. Biểu mô này có thể chuyển dạng thành nghịch sản và sau đó là carcinôm tại chỗ. (Hình 3)
Hình 3: Bạch sản ở bờ lưỡi (A); Biểu mô dầy lên do hiện tượng tăng gai và tăng sừng (B)
UNG THƯ KHOANG MIỆNG VÀ LƯỠI
Loại ung thư thường găp nhất của khoang miệng và lưỡi là carcinôm tế bào gai.
Dịch tễ học: thường xảy ra sau 40 tuổi.
Yếu tố nguy cơ của ung thư miệng: bạch sản; dùng thuốc lá (đặc biệt là thói quen ăn trầu xỉa thuốc); nghiện rượu; nhiễm HPV týp 16,18.
Hình 4: Tổn thương sùi loét niêm mạc miệng (A); Các đám tế bào gai xâm nhập mô đệm (B)
Hình thái tổn thương:
Đại thể: tổn thương chồi sùi, loét ở bề mặt, có thể bị bội nhiễm.
Vi thể: các đám tế bào gai có nhân dị dạng, hạch nhân to, phân bào bất thường, xếp thành ổ, xâm nhập mô đệm bên dưới. (Hình 4)
Liên hệ lâm sàng: Khởi phát không đau nên thường phát hiện trễ, nhất là khi tổn thương nằm ở 1/3 sau lưỡi; làm giảm kết quả điều trị và khả năng sống còn của bệnh nhân.
-
Tài liệu mới nhất
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện
22:45,13/03/2023
-
Hồi Sức Sớm Và Tối Ưu Hóa Huyết Động
21:58,13/03/2023
-
Chăm sóc trẻ sau ngừng tim: Tuyên bố khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
21:13,09/03/2023
-
Xử trí sau Hồi sức ngưng tim trẻ em
20:47,09/03/2023
-
Nhiễm trùng phổi biến chứng ARDS
20:51,21/02/2023
-
Sự phân chia cơ học hô hấp ở bệnh nhân mắc HC nguy kịch hô hấp cấp tính và mối liên hệ với kết cục
20:54,17/02/2023
-
THÔNG TƯ : QĐ chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
21:34,11/02/2023
-
Áp lực thực quản (Esophageal Manometry )
22:24,09/02/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Đánh giá cập nhật về chiến lược thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy và ứng dụng lâm sàng của nó
22:28,07/02/2023
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện