Sai khớp háng
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Chấn thương, chỉnh hình
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2015
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Sai khớp háng
ĐẠI CƯƠNG :
Sai khớp háng là hiện tượng chỏm xương đùi trật ra khỏi ổ cối của xương chậu .
Tỉ lệ thường gặp 5-7% trong các loại sai khớp .
Do đặc điểm giải phẫu sinh lí , khớp hông có chỏm to khỏe , nhưng ổ cối vẫn to hơn , sâu ôm chặt được chỏm lại có các dây chằng bao khớp khỏe , cho nên ít sai khớp , nhưng khi đã sai khớp thì rất khó nắn chỉnh , bởi vậy trước khi nắn chỉnh đòi hỏi vô cảm thật tốt , có khi phải mê nội khí quản có thuốc giãn cơ .
Cơ chế bệnh sinh :
Có thể sai ra trước lên trên mu ( thể mu ) ra trước xuống dưới ( thể bịt ) có thể sau ra sau , lên trên ( thể chậu ) xuống dưới ( thể ngồi ) .
Cơ chế : do ngã ở tư thế gấp khép xoay đùi vào trong thì sai ra sau .
Dạng xoay đùi ra ngoài sẽ sai ra trước .
Thể chậu chiếm tỉ lệ 55% trong sai khớp háng .
Thể ngồi : 28% , bịt 12% , mu 5% .
Ngoài ra còn có thể sai khớp trung tâm , do chỏm xương đùi chọc thẳng làm vỡ ổ cối chui vào trong khung chậu
TRIỆU TRỨNG LÂM SÀNG :
Tuỳ từng thể .
Ra sau :
Khép , xoay trong ( đùi )
Lên trên : Duỗi .
Xuống dưới : Gập .
Ra trước :
Giang , xoay ngoài ( đùi )
Lên trên : Duỗi .
Xuống dưới : Gập .
DIỄN BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG .
Bình thường :
Nắn chỉnh sớm . phục hồi chức năng hoàn toàn sau 2-3 tháng
Biến chứng
Sớm : có thể sốc , kèn theo gãy xương , mè bờ ổ cối
Muộn :
Hoại tử vô trùng chỏm xương đùi
Thoái hoá khớp hông
Cốt hoá quanh khớp
ĐIỀU TRỊ .
Nguyên tắc :
Sớm , càng sớm càng tốt , coi như một cấp cứu
Vô cảm tốt , phòng sốc xảy ra trong khi nắn
Chọn phương pháp nắn phù hợp , tránh giằng dật làm gãy cổ xương đùi
Kĩ thuật :
Dù áp dụng phương pháp nào cũng thực hiện theo thứ tự sau :
Sai khớp ra sau :
Gập cẳng chân vào đùi , đùi vào bụng 90°
Kéo đùi thằng đứng
Giạng từ từ đùi
Xoay đùi ra ngoài
Sai khớp ra trước :
Gập cẳng chân vào đùi , đùi vào bụng 90°
Kéo đùi thằng đứng
Khéo đùi từ từ
Xoay đùi vào trong
Phương pháp Bohler : Bệnh nhân nằm ngửa , dùng đai da cố định chậu hông bệnh nhân qua xương mu và một vải quàng vào gáy cổ y sinh để thực hiện nắn theo kĩ thuật trên ( đi lâm sàng sẽ hướng dẫn cụ thể )
Phương pháp Djanelidfe : Bệnh nhân nằm sấp buông thõng khớp sai ra ngoài bàn y sinh một tay cầm cô chân , dùng dối hoặc tay kia ấn sau 1/3 trên cẳng chân ở tư thế gối gấp 90° đùi thẳng xuống ( cũng thực hiện theo kĩ thuật trên )
Sau nắn :
Ngày xưa nhiều tác giả cho rằng ít khi bị sai lại cho nên chỉ cần bất động trong 10-15 ngày rồi cho tập vẫn động để sớm phục hồi chức năng . Nhưng ngày nay nhiều tác giả quan nhiệm như một bong gân nặng , dãn dây chằng bao khớp , có khi còn có thể diứt dây chằng tròn , mẻ ổ cối … Cho nên thống nhất , cố đình bột trong 3-4 tuần ( chạy bàn dây ) . Sau đó cho tập vận động từ từ tăng lên .
-
Tài liệu mới nhất
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn
23:13,17/05/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán dây
23:00,17/05/2022
-
Lung recruitment
21:50,15/05/2022
-
Oxygen targets
21:44,15/05/2022
-
Làm thế nào để cải thiện đồng bộ bệnh nhân - máy thở
20:51,15/05/2022
-
Xác định PEEP tốt nhất ở bệnh nhân thở máy
22:08,08/05/2022
-
Thuyên tắc ối: Bệnh sinh- Chẩn đoán- Hồi sức
16:00,05/05/2022
-
Hướng dẫn hồi sinh sơ sinh: các tình huống đặc biệt
22:52,04/05/2022
-
Hướng dẫn hồi sinh sơ sinh: Sử dụng dịch và thuốc
22:48,04/05/2022
-
Hướng dẫn hồi sinh sơ sinh: Xoa bóp tim ngoài lồng ngực
22:47,04/05/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn