Bài giảng trật khớp vai
- Tác giả: TS. BS. LÊ QUANG TRÍ
- Chuyên ngành: Chấn thương, chỉnh hình
- Nhà xuất bản:Bệnh viện quân y 7A
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng trật khớp vai
ĐẠI CƯƠNG
Định nghĩa
Trật khớp vai là sự di lệch hoàn toàn hay không hoàn toàn mặt khớp giữa chỏm xương cánh tay và ổ chảo của xương bả vai. (hình 1)
Trật khớp vai chiếm 50%- 60% trong các loại trật khớp. Trật khớp vai ra trước là chủ yếu (95%), trật khớp vai ra sau chiếm tỷ lệ thấp hơn (5%).
Hình 1. Hình ảnh trật khớp vai [3]
Khớp vai thường dễ trật do biên độ vận động của khớp lớn nhưng cấu tạo giải phẫu ổ chảo nông với phần sụn khớp tiếp xúc một phần nhỏ chỏm xương cánh tay. Vai có một điểm yếu “Achilles” ở phía trước dưới của bao khớp, đây là vị trí có nguy cơ bị trật cao nhất nên gần 99% của trật khớp vai ra trước xảy ra ở điểm này (hình 2)
Hình 2. Cấu tạo khớp vai [2]
Nguyên nhân- Cơ chế
Trực tiếp: chấn thương trực tiếp vào vai từ phía sau như tai nạn xe gắn máy, ô tô cán đè sau vai hoặc bị đánh mạnh từ sau vai làm chỏm xương cánh tay trật ra khỏi ổ chảo (hình 3)
Hình 3. Cơ chế trực tiếp gây trật khớp vai [1]
Gián tiếp: do ngã chống bàn tay hoặc chống khuỷu xuống nền cứng trong tư thế tay dạng, đưa ra sau và xoay ngoài gây trật khớp ra trước hoặc ngược lại ngã chống bàn tay xuống đất trong tư thế tay khép, đưa ra trước gây thể trật khớp vai thể ra sau.
Hình 4. Cơ chế gián tiếp gây trật khớp vai ra trước (A) và ra sau (B) [2]
Trong thể thao hoặc trong lao động do ngã đập bàn tay hoặc khuỷu tay xuống sân trong tư thế dạng, trước- trên làm trật chỏm xương cánh tay xuống dưới (hình 5)
Hình 5. Cơ chế gián tiếp gây trật khớp vai xuống dưới [2]
Phân loại
Trong trật khớp vai, dựa vào vị trí của chỏm xương cánh tay so với ổ chảo người ta chia trật khớp vai ra 3 kiểu: ra trước, ra sau và xuống dưới (hình 6)
Hình 6. Khớp vai bình thường và 3 kiểu trật khớp vai [3]
Trong đó kiểu trật ra trước chiếm 95% trường hợp. Đây là kiểu trật hay liên quan đến thương tổn kết hợp như tổn thương thần kinh, rách sụn viền, gãy ổ chảo, sụn viền, đôi khi gãy chỏm xương cánh tay.
Trong trật khớp vai ra trước, tùy theo mức độ di lệch của chỏm xương cánh tay mà người ta phân biệt 4 thể (hình 7)
Trật khớp dưới mỏm quạ, đây là kiểu hay gặp nhất chiếm khoảng 90% các trường hợp.
Trật khớp ngoài mỏm quạ hay trật khớp vai trên ổ chảo chiếm khoảng 7% các trường hợp.
Trật khớp dưới xương đòn. + Trật khớp trong ngực.
Hình 7. Bốn thể trật khớp vai ra trước [3]
Trong kiểu trật ra sau chiếm gần 5 %, thường có các tổn thương đi cùng như là gãy cổ phẫu thuật, mấu động xương cánh tay, tổn thương Hill-Sachs, …
Kiểu trật xuống dưới rất ít gặp thường có các tổn thương kèm theo: tổn thương thần kinh, chóp xoay, rách bao khớp, kiểu trật này gây nguy cơ cao nhất tổn thương bó mạch- thần kinh mũ.
TRIỆU CHỨNG
Lâm sàng
Đau đột ngột vùng vai tổn thương sau khi ngã, sưng nề, bất lực vận động trong trật khớp vai hoàn toàn hoặc hạn chế vận động khớp vai trong bán trật khớp (chú ý khai thác tiền sử có trật khớp trước đó hay không).
Nhìn: thấy ngay biến dạng điển hình (hình 8)
Hình 8. Hình ảnh lâm sàng bệnh nhân trật khớp vai bên phải [3].
Nhìn hướng trước sau thấy dấu hiệu gù vai, vì cơ den-ta sụp đổ, mỏm vai tụt xuống như vuông góc. Chỏm xương cánh tay không đỡ cơ delta nữa, mỏm cùng vai đưa lên. Bờ ngoài phần trên cánh tay không thẳng mềm mại mà bị gẫy thành góc mở ra ngoài do cánh tay dạng.
Cánh tay dạng khoảng 30°- 40° và xoay ra ngoài (kiểu ra trước) hoặc khép và xoay trong (kiểu ra sau).
Thể xuống dưới cánh tay dạng cao, xoay ngoài nhẹ (hình 9)
-
Tài liệu mới nhất
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Mục tiêu PO2 động mạch theo bệnh lý cơ bản
20:39,24/10/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1