Bài giảng đại cương trật khớp
- Tác giả: TS. BS. LÊ QUANG TRÍ
- Chuyên ngành: Chấn thương, chỉnh hình
- Nhà xuất bản:Bệnh viện quân y 7A
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng đại cương trật khớp
TS. BS. LÊ QUANG TRÍ
ĐẠI CƯƠNG
Định nghĩa
Trật khớp là sự di lệch hoàn toàn hay không hoàn toàn các mặt khớp của hai đầu xương với nhau (hình 1). Nguyên nhân thường gặp là chấn thương do một tác nhân tác động gián tiếp trên khớp hoặc do động tác sai tư thế của khớp. Trật khớp cũng có thể do bệnh lý nhưng rất ít gặp, vì vậy khi nói đến trật khớp thì đó là trật khớp chấn thương.
Hình 1. Hình ảnh khớp vai bình thường và trật khớp vai.[2]
Trật khớp gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở tuổi trẻ.
Tổn thương cơ bản của trật khớp là đứt, rách các dây chằng và bao khớp.
Chẩn đoán trật khớp không khó, điều trị sớm thường dễ thành công và dự hậu tốt, điều trị muộn thì rất khó khăn và cơ năng thường kém do tổn thương bề mặt sụn khớp vì mất hoạt dịch nuôi dưỡng. Không giống như gãy xương, trật khớp đòi hỏi nắn chỉnh ngay lập tức và điều trị sớm bởi vì bệnh nhân chỉ giảm đau khi bao khớp (có các tận cùng thần kinh) không còn bị kéo căng. Ở nước ta còn gặp nhiều trật khớp cũ do còn nhiều cách chẩn đoán và điều trị sai lầm trong nhân dân (bó thuốc và bất động không đúng cách, khớp chưa được nắn hoặc bị trật lại mà không biết).
Tổn thương giải phẫu của trật khớp.
Một đơn vị khớp gồm có 5 thành phần (hình 2) [3]
Hình 2. Các thành phần của khớp [3].
Mặt sụn khớp với lớp xương dưới sụn và bao hoạt dịch – Bao khớp và dây chằng.
Cơ, gân quanh khớp.
Thần kinh vận động và cảm giác cho khớp.
Mạch máu nuôi dưỡng các thành phần trên.
Khi khớp bị trật, các thành phần trên sẽ bị tổn thương: bao khớp rách; dây chằng đứt; mạch máu đứt gây nên tụ máu trong khớp; thần kinh bị tổn thương gây đau, cơ gân thường không đứt và chính nó gây nên các triệu chứng biến dạng và dấu lò xo. Mặt sụn khớp nếu được nắn lại sớm thường không bị tổn thương, nếu để trật lâu ngày có thể gây nên hư sụn và gây ra hư khớp về sau. Một số trường hợp trật khớp háng còn gây nên biến chứng hoại tử chỏm xương đùi vì thiếu máu nuôi dưỡng.
Nguyên nhân- cơ chế (hình 3)
Hình 3. Nguyên nhân và cơ chế trật khớp [2]
Trực tiếp: lực tác động trực tiếp lên khớp gây trật
Gián tiếp: lực tác động gián tiếp kiểu đòn bẩy gây trật khớp vùng lân cận.
Phân loại trật khớp
Phân loại trật khớp được chia thành 2 loại: bẩm sinh và mắc phải
Trật khớp bẩm sinh gặp ngay sau sinh
Trật khớp mắc phải
Do chấn thương thông thường ở người trưởng thành trong chấn thương cho tốc độ cao (tai nạn giao thông, tai nạn lao đông, …)
Do bệnh lý: viêm khớp, lao khớp, viêm khớp Tom Smith ở trẻ em, liệt, viêm tủy xám, viêm khớp dạng thấp, …
Ở phạm vi bài này chúng tôi muốn đề cập về trật khớp mắc phải do chấn thương và phân loại trật khớp theo 5 phương diện sau đây
Theo thời gian
Trật khớp cấp cứu: bệnh nhân đến khám trước 48 giờ sau khi bị tai nạn.
Trật khớp đến sớm: bệnh nhân đến khám trước 3 tuần sau khi bị tai nạn.
Trật khớp đến muộn (còn gọi là trật khớp cũ): các trường hợp bệnh nhân đến khám sau 3 tuần.
Cách phân loại này cho chúng ta khái niệm sẽ nắn khó hay dễ. Trật khớp đến muộn bao khớp rách có thể đã liền sẹo và ổ khớp bị lấp đầy bởi mô xơ, hơn thế nữa các cơ bị co rút sẽ làm cho việc nắn kín khó khăn. Mốc trật khớp cũ là 3 tuần là thời gian lành bao khớp. Tuy nhiên không phải đúng chính xác là 3 tuần mà thời gian này có thể ± vài ngày. Có những trật khớp sớm hơn 3 tuần nhưng khó nắn và có những trật khớp sau 3 tuần vẫn có thể nắn lại được dễ dàng.
Theo giải phẫu và X- Quang
Trật khớp hoàn toàn: Các mặt khớp rời xa nhau, di lệch nhiều.
Bán trật: Các mặt khớp di lệch không hoàn toàn. (hình 3)
Hình 3. A. Bán trật khớp B. Trật khớp hoàn toàn. C. Gãy trật[3]
Gãy trật: Trật khớp kèm thêm gãy xương tại ổ trật khớp.
Dựa vào phim X-quang để phân loại về giải phẫu. Cách phân loại này cho biết mức độ phức tạp và khả năng nắn chỉnh trật khớp. Loại bán trật, các mặt khớp không trật hoàn toàn, chỉ bị cấp kênh, phải tìm nguyên nhân gây nên cấp kênh, hai mặt khớp bị cấp kênh sẽ làm cho sự vận động của khớp không được hoàn hảo, đôi khi gây ra hư khớp. Loại gãy trật là loại gãy phức tạp vì có thêm gãy xương trong ổ trật khớp có thể làm ổ khớp mất vững, dễ trật lại sau nắn hoặc không nắn chỉnh bảo tồn được mà đòi hỏi phải phẫu thuật. [1]
Theo mức độ tái phát
Trật khớp lần đầu.
Trật khớp tái diễn: khi khớp ấy bị trật từ lần thứ hai trở lên sau một thời gian lành. Thường gặp ở trật khớp vai.
Trật khớp thường trực: khớp thường xuyên bị trật sau một động tác. Thường gặp trong trật xương bánh chè do đứt dây chằng cánh trong. Xương bánh chè trật ra ngoài khi bệnh nhân gập gối và trở về vị trí cũ khi bệnh nhân duỗi gối. Trật khớp tái diễn và trật khớp thường trực chỉ xảy ra ở một ít các khớp do đặc điếm về giải phẫu, việc điều trị thường là phẫu thuật để chỉnh sửa hoặc phục hồi các thương tổn giải phẫu đó.
Theo thể lâm sàng
Trật khớp kín.
Trật khớp hở: trật khớp có vết thương thông vào ổ khớp. Có 2 tổn thương chính là trật khớp và vết thương khớp. (hình 4)
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)