Ca lâm sàng điện tâm đồ 35
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2015
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Ca lâm sàng điện tâm đồ 35
Nguồn “ MAKING SENSE OF THE ECG: CASES FOR SELF-ASSESSMENT”
Andrew R. Houghton, David Gray
Trường hợp
Bệnh nhân nam 48 tuổi
Triệu chứng
Không triệu chứng- bệnh nhân Tha làm điện tim kiểm tra.
Bệnh sử
THA 6 năm, điều trị bằng ACEi.
Tiền sử
THA 6 năm
Khám
Bệnh nhân thấy thoái mái khi nghỉ ngơi.
Mạch 66 bpm, nhịp đều.
HA: 168/104. JVP: không nổi.
Tiếng T2 mạnh, nghe phổi bình thường, không phù ngoại vi
Xét nghiệm
CTM: Hb 15.8, B.CẦU 7.0, T.cầu 314.
U&E: Na 140, K 4.4, urea 6.2, creatinine 101.
XQ ngực bình thường
CÂU HỎI
1.ECG có hình ảnh gi?
2.Xét nghiệm gì để xác định chẩn đoán?
3.Nguyên nhân?
4.Điều trị?
Phân tích ECG
Tần số |
66 bpm |
Nhịp |
Nhịp xoang |
Trục QRS |
Bình thường (+48°) |
Sóng P |
Bình thường |
Khoảng PR |
Bình thường (167 ms) |
Khoảng QRS |
Bình thường (96 ms) |
Sóng T |
Bình thường |
Khoảng QTc |
Bình thường (420 ms) |
Bình luận
Chuyển đạo trước ngực có sóng S sâu (tới 15mm ở V2) và R cao (tới 39 mm) ở V4.
TRẢ LỜI
1.ECG này có S sâu (tới 15mm ở V2) và R cao (39mm) ở V4 ở chuyển đạo trước ngực. Gợi ý phì đại thất trái. Tiêu chuẩn chẩn đoán ở case này bao gồm :
R 39mm ở V4
S V1 + R V5 41mm
R cao nhất + S sâu nhất ở chuyển đạo trước tim là 54mm.
2.Siêu âm tim (hay MRI tim) cho phép đánh giá chức năng thất trái, đánh giá độ chức năng thất trái thì tâm thu (và tâm trường) và van tim
3.Phì đại thất trái có thể do:
THA
Hẹp động mạch chủ
Hẹp eo động mạch chủ
Phì đại cơ tim
Lâm sàng thấy việc kiểm soát kém tình trạng THA có khả năng gây phì đại thất trái như trường hợp này
4.Phì đại thất trái thứ phát do quá tải áp lực thất trái, điều trị thích hợp là kiểm soát THA. Mục tiêu huyết áp dưới 140/90.
Bình luận
Có rất nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán LVH, với độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau. Thông thường, tiêu chuẩn chẩn đoán đặc hiệu (90%) nhưng ít nhạt (nhầm 40-80% trường hợp LVH) tiêu chuẩn chẩn đoán bao gồm:
Ở chuyển đạo chi:
R >11m ở aVL
R >20mm ở aVF
S > 14mm ở aVR
Tổng R ở I và S ở III > 25mm.
Ở chuyển đạo trước tim:
R 25mm hoặc hơn ở chuyển đạo ngực trái
S 25mm hoặc hơn ở chuyển đạo ngực phải
Tổng SV1 và RV5 or V6 > 35 mm
(tiêu chuẩn Sokolow–Lyon )
Tổng R cao nhất và S sâu nhất ở chuyển đạo ngực > 45mm
Tiêu chuẩn Cornell bao gồm đo S ở V3 và R ở aVL. LVH khi tổng >28mm ở đàn ông và >20mm ở phụ nữ
Thang điểm Romhilt–Estes. 5 điểm trở lên là LVH,
4 điểm là có thể LVH:
3 điểm nếu (a) R hoặc S chuyển đạo chi ≥20 mm, (b) S V1 V2 ≥ 25 mm, hoặc (c) R V5 V6 ≥ 25mm
3 điểm nếu ST –T dạng tăng gánh ở bệnh nhân không dùng digitalis (1 điểm nếu dùng digitalis)
3 điểm nếu phần cuối sóng P ở V1 sâu hơn 1mm và rộng hơn 0,04s
1 điểm nếu trục trái (vượt quá —15 degrees)
1 điểm nếu khoảng QRS hơn 0.09 s
1 điểm nếu thời gian dẫn truyền (từ QRS tới đỉnh sóng R) ở V5 hoặc V6 hơn 0.05 s.
Further reading
Making Sense of the ECG: Left ventricular hypertrophy, p 136.
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)