Ca lâm sàng điện tâm đồ 15
- Tác giả: Andrew R. Houghton, David Gray
- Chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh
- Nhà xuất bản:Bản dịch tiếng việt
- Năm xuất bản:2015
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Ca lâm sàng điện tâm đồ 15
Nguồn “ MAKING SENSE OF THE ECG: CASES FOR SELF-ASSESSMENT”
Andrew R. Houghton, David Gray
Trường hợp lâm sàng
Bệnh nhân nữ 77 tuổi
Triệu chứng
Mệt mỏi
Bệnh sử
Bệnh nhân suy thận mạn. 1 tuần trước bị tiêu chảy, nôn và mất dịch Hiện tại bệnh nhân mệt mỏi.
Tiền sử
Suy thận mạn
Khám
Bệnh nhân mất nước, mệt mỏi
Mạch: 66 bpm, đều. HA: 88/44. JVP: xẹp
Tiếng tim: bình thường. Nghe phổi: bình thường Không phù ngoại vi.Sonde tiểu không ra nước tiểu.
Xét nghiệm
CTM: Hb 10.8, B.CẦU 22.1, T.cầu 211.
U&E: Na 130, K 8.2, urea 32.7, creatinine 642.
CÂU HỎI
1.ECG có hình ảnh gì?
2.Nguyên nhân?
Phân tích ECG
Tần số | 66 bpm |
Nhịp | Either sinus Nhịp (with undetectable P waves) or junctional Nhịp |
Trục QRS | Không đánh giá được |
Sóng P | Không quan sát được |
Khoảng PR | Không đo được |
QRS duration | Rộng, kì dị |
Sóng T | Lớn, rộng |
Khoảng QTc | Dài (>500 ms) |
Trả lời
1.ECG này không thấy sóng P, QRS rộng hình dạng bất thường. kèm theo mức độ tăng Kali, Sóng P trở nên nhỏ hơn trước khi biến mất. Bệnh nhân tiến triển block xoang nhĩ và block nhĩ thất. trước đó nhịp này có thể là nhịp xoang vì có sóng P nhỏ hoặc nhịp bộ nối (dù nhịp bộ nối thường chậm hơn)
2.Nguyên nhân xuất hiện ECG này là do tăng Kali máu nặng- nồng độ kali của bệnh nhân 8,2 mmol/l. Điều này là do đợt cấp của suy thận mạn, có khả năng kết hợp với mất nước
Bình luận
Thông thường, tăng kali máu gây thay đổi ECG tùy theo nồng độ kali máu:
Thay đổi sớm trên ECG là sóng T đỉnh, QT ngắn và ST chênh xuống
Khi nồng độ Kali tăng cao hơn, QRS trở nên rộng và PR kéo dài (P trở nên dẹt hoặc biến mất)
Tiến triển block xoang nhĩ hoặc block nhĩ thất
Khi nồng độ kali tăng quá cao, tiến triển sóng T kì quái dạng sóng sin
Loạn nhịp (rung thất hoặc vô tâm thu)
Đôi khi mức độ tăng kali không tương xứng với thay đổi trên điện tâm đồ
Vì nguy cơ đe dọa tính mạng do loạn nhịp, bệnh nhân cần theo dõi ECG liên tục.
Nếu xác định có tăng kali máu, cần đánh giá dấu hiệu và triệu chứng, tìm nguyên nhân (như suy thận trong Trường hợp lâm sàng này). Đặc biệt xem lại nguồn cung cấp kali và thuốc lợi tiểu giữ kali
Tăng kali cần điều trị cấp cứu nếu xuất hiện bất thường trên ECG và nồng độ kali trên 5 mmol/l
Further reading
Making Sense of the ECG: Hyperkalaemia, p 187.
Webster A, Brady W, Morris F. Recognising signs of danger: ECG changes resulting from an abnormal serum potassium concentration.
Emerg Med J 2002; 19: 74–7
-
Tài liệu mới nhất
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Mục tiêu PO2 động mạch theo bệnh lý cơ bản
20:39,24/10/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1