Bài giảng cộng hưởng từ cổ bàn tay
- Tác giả: Bs.Lê Văn Phước, Bs.Phạm Ngọc Hoa
- Chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh
- Nhà xuất bản:Bs.Lê Văn Phước, Bs.Phạm Ngọc Hoa
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng cộng hưởng từ cổ bàn tay
Bs.Lê Văn Phước, Bs.Phạm Ngọc Hoa
Khớp cổ tay là khớp có cấu trúc và chức năng phức tạp. MRI cho hình ảnh cấu trúc vùng cổ bàn tay chi tiết, tương phản cao. Nhiều quá trình bệnh lý đánh giá tốt trên MRI như: bệnh lý dây chằng, chấn thương, họai tử vô mạch, hội chứng ống cổ tay…
Kỹ thuật
Thường sử dụng các mặt cắt hướng ngang, trán và đứng dọc. Các chuỗi xung cơ bản là SE T1W, T2W, STIR, FSE T2W xóa mỡ. Khảo sát có Gd đánh giá quá trình viêm, u…
Giải phẫu-hình ảnh
Khớp quay trụ dưới gồm chỏm xương trụ và khuyết trụ đầu dưới xương quay. Dây chằng tam giác là tấm sụn sợi từ mỏm trâm trụ tới khuyết trụ xương quay.
Khớp quay-cổ tay nối xương quay với các xương bàn tay. Các dây chằng gồm: dây chằng bên cổ tay quay, bên cổ tay trụ, quay cổ tay-gan tay, quay cổ tay-mu tay.
Ngoài ra vùng cổ bàn tay còn các khớp khác như khớp cổ tay-bàn tay, gian đốt bàn tay, gian đốt-ngón tay…
Bệnh lý
Phức hợp dây chằng tam giác
Phức hợp này gồm : dây chằng tam giác, dây chằng quay-trụ trứơc và sau, sụn chêm, đĩa sụn, dây chằng bên trụ, bao gân duỗi cổ tay trụ, dây chằng trụ-nguyệt và trụ tháp. Phức hợp đảm bảo sự vững của khớp quay trụ, phân tán lực dọc theo trục dọc của khớp. Dây chằng tam giác là tấm sụn sợi dày ngọai biên hơn trung tâm, có thể có các lỗ khuyết. Tổn thương rách dây chằng tam giác có thể xảy ra ở phía ngọai biên hay trung tâm. Nguyên nhân do thoái hóa hay chấn thương. Tổn thương dây chằng tam giác có thể kết hợp trật các khớp cổ bàn tay, tổn thương xương, sụn, viêm nhiễm bao họat dịch…
Tổn thương dây chằng gian cốt
Các dây chằng gan cốt bị tổn hay bị thương là dây chằng gian cốt thuyền nguyệt và tháp nguyệt. Cả hai dày ở phía lưng và mu tay, mỏng phần giữa. Tổn thương do thóai hóa hoặc chấn thương. Tổn thương dây chằng gây ra mất vững của khớp liên quan, trật khớp, tổn thương xương.
Hình. Rách xuyên phức hợp dây chằng tam giác kèm tổn thương xương thuyền
Tổn thương dây chằng bao khớp và mất vững cổ tay
Tổn thương mất vững cổ tay rất phức tạp. Thường phân thành lọai kèm trật hay không các khớp. Lọai trật khớp thường do tổn thương các dây chằng gan cốt.
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là bệnh lý thần kinh do chèn ép ảnh hưởng thần kinh giữa trong ống cổ tay. Trong ống cổ tay gồm 8 gân gấp các ngón, gấp ngón cái dài, dây thần kinh giữa. Hình ảnh MRI của hội chứng chèn ép bao gồm: sưng lớn, tăng tín hiệu của dây thần kinh giữa, mạc giữ gân gấp bị đẩy lồi.
Hình. Tổn thương tăng tín hiệu trên T2W ở dây thần kinh giữa trong hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống Guynon
Do chèn ép thần kinh trụ khi chạy qua ống cổ tay trụ (Guynon). Đánh gía tốt trên hình cắt ngang. Nguyên nhân có thể do khối chóan chổ, tổn thương mạch máu, phì đại cơ, gãy xương (móc xương móc) và phì đại dây chằng ngang.
Khớp tháp đậu
Thóai hóa khớp tháp đậu là vị trí thứ hai hay gặp nhất của thóai hóa khớp cổ tay, cần đánh giá ở bệnh nhân đau cổ tay phía trụ.
Các tổn thương xương
Các tổn thương như họai tử vô khuẩn, gãy xương vùng cổ bàn tay dễ phát hiện trên MRI.
Các xương hay bị tổn thương trong họai tử vô mạch là xương thuyền (sau gãy), xương nguyệt (Kienboch), xương cả và xương móc.
Các xương thường gãy trong chấn thương gồm: xương thuyền, phần dưới xương quay, mỏm trêm trụ, nền xương bàn 1, gãy giật mặt gan và mu tay các xương cổ tay, móc xương móc.
Hình. Tổn thương xẹp, đặc xương trong họai tử vô khuẩn xương nguyệt (mũi tên mở)
Hình. Bóc tách mảnh xương thuyền (s) (mũi tên cong) kèm phần dây chằng thuyền-nguyệt (mũi tên thẳng)
Nang
Các nang dịch trong và ngoài xương, hay gặp vùng cổ tay, dễ đánh giá trên MRI. Các nang có tín hiệu thấp trên T1W, cao trên T2W.
Kết luận
MRI rất có giá trị trong đánh giá các bệnh lý khớp cổ bàn tay, đặc biệt các bệnh lý gân, dây chằng, họai tử vô khuẩn, chèn ép thần kinh…
-
Tài liệu mới nhất
-
Tính hữu ích của thuốc an thần dạng hít ở bệnh nhân ARDS nặng do COVID-19
20:51,26/03/2023
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện
22:45,13/03/2023
-
Hồi Sức Sớm Và Tối Ưu Hóa Huyết Động
21:58,13/03/2023
-
Chăm sóc trẻ sau ngừng tim: Tuyên bố khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
21:13,09/03/2023
-
Xử trí sau Hồi sức ngưng tim trẻ em
20:47,09/03/2023
-
Nhiễm trùng phổi biến chứng ARDS
20:51,21/02/2023
-
Sự phân chia cơ học hô hấp ở bệnh nhân mắc HC nguy kịch hô hấp cấp tính và mối liên hệ với kết cục
20:54,17/02/2023
-
THÔNG TƯ : QĐ chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
21:34,11/02/2023
-
Áp lực thực quản (Esophageal Manometry )
22:24,09/02/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Tính hữu ích của thuốc an thần dạng hít ở bệnh nhân ARDS nặng do COVID-19