Phẫu thuật khoan, đục xương sọ trong điều trị bỏng sâu có tổn thương xương sọ
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Bỏng
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2013
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Phẫu thuật khoan, đục xương sọ trong điều trị bỏng sâu có tổn thương xương sọ
KHÁI NIỆM
Bỏng sâu vùng da đầu có tổn thương cả xương sọ, xương sọ bị hoại tử. Muốn xương sọ hình thành mô hạt để từ đó có thể ghép da làm liền vết thương phải tiến hành khoan, đục phần xương sọ đã chết cho đến phần xương lành (rớm máu) sau đó mô hạt sẽ hình thành từ đó, tiến hành ghép da mỏng lên mô hạt để làm liền vết thương.
Ngoài bỏng xương sọ, các chấn thương mất da đầu, bong lóc da đầu... lộ xương sọ đều phải tiến hành khoan đục xương để điều trị.
CHỈ ĐỊNH
Bỏng độ V (phân loại 5 độ) vùng đầu có tổn thương, hoại tử xương sọ
Chấn thương, bong lóc da đầu làm lộ xương sọ mà không có tổ chức phần mềm che phủ
Toàn trạng thoát sốc ổn định, cho phép phẫu thuật, các xét nghiệm trong giới hạn sinh lý.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bỏng sâu nhưng chưa tổn thương hay hoại tử xương sọ
Sốc bỏng nặng hoặc toàn trạng không cho phép phẫu thuật.
Cơ sở điều trị không có đủ trang thiết bị phẫu thuật, hồi sức và kỹ thuật chuyên khoa.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Phẫu thuật viên chuyên khoa bỏng, có kinh nghiệm điều trị chấn thương, điều dưỡng phòng phẫu thuật.
Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật thông thường, dao cắt và đốt điện.
Bộ khoan, đục xương sọ, dao điện...
Người bệnh
Tư vấn và giải thích để người bệnh, gia đình hiểu và cộng tác với chuyên môn.
Chuẩn bị hồ sơ, bệnh án theo quy định.
Thay băng, cắt tóc, kiểm tra tổn thương và vệ sinh vùng phẫu thuật.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Chuẩn bị: tương tự cuộc phẫu thuật vô khuẩn thông thường.
Vô cảm: gây mê nội khí quản.
Kỹ thuật
Chọn tư thế người bệnh phù hợp với vùng phẫu thuật.
Sát khuẩn vùng tổn thương và da lành lân cận bằng dung dịch PVP Iodin 10% và cồn 700, trải vải vô trùng bộc lộ vùng phẫu thuật.
Dùng dao mổ thường họăc dao mổ điện cắt toàn bộ hoại tử da đầu trên bề mặt xương sọ. Đánh giá mức độ tổn thương, hoại tử xương sọ.
Dùng đục xương kích thước phù hợp đục từng lớp mỏng trên bề mặt xương tổn thương tới khi rớm máu thì dừng lại. Đắp gạc tẩm adrenalin 1/200.000, che phủ xương bằng vạt da sau đục nếu được. Băng kín tổn thương.
Tổn thương xương sọ sâu, rộng: dùng khoan sọ (chuyên dụng), khoan từng mũi sâu tới khi rớm máu thì dừng lại. Các mũi khoan cách nhau 1-1,5cm trên bề mặt sọ. Cầm máu bằng đắp gạc tẩm adrenalin 1/200.000. Băng kín tổn thương.
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG
Toàn thân
Theo dõi biến chứng gây mê nếu có: suy hô hấp, tụt huyết áp, nôn…: truyền dịch, nâng huyết áp, thở oxy, để đầu thấp nghiêng 1 bên, lau sạch đờm dãi…
Đau nhiều sau phẫu thuật: cho thuốc giảm đau sau mổ 1- 2 ngày.
Tại chỗ
Theo dõi tình trạng chảy máu tại vết mổ: chèn gạc cầm máuvào các lỗ khoan, tiến hành cầm máu lại, băng ép nhẹ nhàng.
Thay băng hàng ngày tới khi tổ chức hạt phát triển từ các lỗ khoan che phủ đều bề mặt xương thì ghép da mảnh tự thân che phủ.
Nhiễm khuẩn tại chỗ: dẫn lưu dịch đọng, cắt bỏ các mối khâu khi cần. Thay băng vô khuẩn, đắp thuốc kháng khuẩn tại chỗ và kháng sinh toàn thân.
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)