Điều trị sẹo bỏng bằng băng thun áp lực kết hợp với thuốc làm mềm sẹo
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Bỏng
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2013
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Điều trị sẹo bỏng bằng băng thun áp lực kết hợp với thuốc làm mềm sẹo
KHÁI NIỆM
Từ 1968, Fujimori đã chứng minh rằng băng ép với áp lực vừa phải và thường xuyên đối với các vùng da bị bỏng có tác dụng làm giảm phì đại sẹo. Khi các lực ép được áp dụng sớm, có thể dự phòng được sự phát triển và hình thành các khối và các dạng collagen xoắn trong mô sẹo và tạo ra sự giảm nồng độ oxy trong hệ thống mạch máu của sẹo, gây ra sự trưởng thành sớm và lão hóa nhân tạo giúp cho các sợi collagen được sắp xếp song song với bề mặt da.
CHỈ ĐỊNH
Vết thương bỏng liền hoàn toàn
Sau giai đoạn cấp tính trước khi mang quần áo áp lực
Trong giai đoạn mãn tính sau bỏng
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Vết bỏng chưa đóng hết.
CHUẨN BỊ
Người bệnh
Giải thích để người bệnh và người nhà kết hợp điều trị
Người thực hiện
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu- phục hồi chức năng
Phương tiện
Thuốc làm mềm sẹo
Băng thun, băng coban
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Kiểm tra phiếu điều trị, người bệnh
Làm sạch vùng sẹo
Bôi thuốc làm mềm sẹo, xoa nhẹ nhàng đến khi thuốc thấm vào da
Dùng băng thun hoặc băng nén (Coban) tùy theo vị trí sẹo tạo ra áp lực nén và căng hợp lý, tránh tình trạng bị ngừng trệ tuần hoàn
Băng theo hình số 8 hoặc kiểu xoáy ốc
Băng thun áp lực phải được sử dụng 20-22 giờ một ngày và trong suốt 6-12 tháng
THEO DÕI
Băng thun hoặc băng nén có tạo được áp lực vừa phải
Ngón tay, ngón chân bị sưng lên, tím hoặc tê do ép quá chặt phải sửa lại
CHÚ Ý
Băng thun phải được giặt hàng ngày
Băng thun phải được thay khi độ chun giãn đã giảm
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)