Chẩn đoán độ sâu bỏng bằng thiết bị laser doppler
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Bỏng
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2013
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Chẩn đoán độ sâu bỏng bằng thiết bị laser doppler
KHÁI NIỆM
Laser doppler imaging (LDI) là kỹ thuật đo tưới máu mô, sử dụng hiệu ứng doppler để đánh giá chuyển động của dòng máu trong vi tuần hoàn mô giúp chẩn đoán độ sâu của bỏng. Vùng bỏng nông có sự tăng tưới máu, vùng bỏng sâu ít được tưới máu hơn, biểu hiện hình ảnh sẽ khác nhau. Đây là kỹ thuật có độ chính xác cao, rất nhậy cảm với sự tưới máu mô khác nhau, là kỹ thuật thăm dò không tiếp xúc, không gây tổn thương.
Tại các trung tâm bỏng lớn trên thế giới, LDI trở thành kỹ thuật thường quy trong vòng 2 ngày khi vào viện, đặc biệt khi người bệnh cân nhắc chỉ định cắt hoại tử sớm. Ứng dụng LDI trong chẩn đoán độ sâu bỏng lần đầu tiên được áp dụng bởi Essex TJH và Byrne PO 1991, sau đó phát triển nhanh do độ chính xác cao cũng như khả năng ứng dụng to lớn trong nhiều chuyên ngành khác nhau như trong nghiên cứu đánh giá phản ứng viêm, đánh giá tưới máu mô ở sâu, liền vết thương và tăng sinh mạch máu.
Có thể ứng dụng trong chuyên ngành da liễu (đánh gía kích ứng, dị ứng), đái đường, khớp, thần kinh, dược, phẫu thuật ghép tạng (đánh giứa tưới máu cơ quan nội tạng như tim trong phẫu thuật Bypass), nối mạch, ung thư, trong phẫu thuật tạo hình đánh giá tưới máu các vạt da, trong phẫu thuật thẩm mỹ (theo dõi tưới máu nơi kéo giãn mô)...
CHỈ ĐỊNH
Người bệnh bỏng không có trạng thái toàn thân quá nặng (như suy hô hấp, sốc bỏng, sốc nhiễm khuẩn nhiễm độc..) cần chẩn đoán chính xác hơn độ sâu tổn thương bỏng
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh bỏng trong trạng thái toàn thân quá nặng như sốc bỏng, suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn...
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Bác sỹ điều trị người bệnh cùng với 2 điều dưỡng thực hiện kỹ thuật thay băng trước và sau tiến hành kỹ thuật chẩn đoán bằng LDI.
Phương tiện
Máy LDI chẩn đoán độ sâu bỏng. Trong quy trình này giới thiệu máy Moor LDI Burns của hãng Moor Instrument Inc (Hoa Kỳ). Một số chỉ tiêu kỹ thuật của máy như bước sóng tia laser: 633 (tia đỏ nhìn thấy), năng lượng laser:<2mv, vùng quét về lý thuyết thay đổi từ 20 cm (5x5 cm2) tới 100 cm (50 x 50 cm2), thời gian quét: 80 giây trong 1/4 vùng quét, 5 phút với toàn bộ vùng quét. Thời gian này giảm đáng kể nếu giảm độ phân giải hoặc giảm kích cỡ.
Diện tích quét phụ thuộc vào khoảng cách giữa người bệnh và bộ phận nhận cảm. Máy có thể đặt tại buồng băng hoặc một buồng kỹ thuật riêng.
Các trang bị khác như bàn chiếu cho người bệnh, kính bảo hộ mắt, trang thiết bị bảo đảm cuộc thay băng sau khi scan xong
Hồ sơ bệnh án theo quy định cho một cuộc thay băng.
Giải thích để người bệnh và gia đình hiểu và cộng tác với chuyên môn - Kiểm tra lại toàn trạng người bệnh (mạch, huyết áp..) trước scan.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Vô cảm: tuân theo yêu cầu vô cảm của một cuộc thay băng.
Thực hiện kỹ thuật
Vết bỏng được thay băng theo quy trình quy định. Vết bỏng cần được bóc bỏ vòm nốt phổng, rửa sạch thuốc. Thấm khô vùng cần chẩn đoán độ sâu.
Đưa người bệnh nằm trên giường hoặc ngồi tùy thuộc vị trí cần quét và trạng thái toàn thân. Người bệnh cần bảo đảm yên tĩnh, không kích thích vật vã (cử động ảnh hưởng tới kết quả scan).
Chỉnh đầu quét cho phù hợp với khoảng cách và tư thế vùng được quét.
Tiến hành scan tự động, tạo bảng màu của tổn thương. Trong quá trình scan, hình ảnh tổn thương được chụp lại dưới dạng ảnh trắng đen tương ứng với vị trí giải phẫu được scan.
Ghi lại file tương ứng cho mỗi lần quét. Hình ảnh dòng chảy có thể được in lại bằng máy in màu. Để có được chỉ số flux (lượng hóa mức độ tưới máu của mô cần có chương trình phần mềm riêng để xử trí dữ liệu).
Scan kết thúc, tiến hành thay băng, đắp thuốc tại chỗ theo chỉ định.
Hình ảnh LDI (của máy moor LDI):
Tổn thương bỏng nông: Nền chung màu trắng, xen lẫn điểm màu hồng, màu da cam. Không xuất hiện gam màu xanh dương hoặc xanh lá cây.
Tổn thương bỏng sâu: bản đồ mã màu biểu hiện màu xanh đâm nhạt khác nhau, không xuất hiện nền trắng thuần nhất, viền vết bỏng có thể xuất hiện màu hồng, đỏ, da cam.
Trong một nghiên cứu của Viện Bỏng (2006), độ chính xác của kỹ thuật LDI trong chẩn đoán độ sâu với bỏng nông đạt 95%, bỏng sâu là 90%, chung cả bỏng nông và sâu là 92,5%
CHĂM SÓC, THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
LDI chẩn đoán độ sâu tổn thương bỏng là kỹ thuật không tiếp xúc, sử dụng đơn giản, an toàn. Có thể tiến hành scan hàng ngày. Các tai biến khi tiến hành kỹ thuật chỉ liên quan tới quá trình thay băng.
Tuy nhiên, cần lưu ý không để tia laser chiếu vào mắt. Khi scan, người bệnh cần nhắm mắt, đeo kính bảo hộ để bảo đảm an toàn.
-
Tài liệu mới nhất
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam
09:51,03/12/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam