Cắt sẹo khâu kín
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Bỏng
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2013
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Cắt sẹo khâu kín
KHÁI NIỆM
Cắt sẹo khâu kín là kỹ thuật tạo hình đơn giản nhất nhưng thường xuyên được sử dụng trong phẫu thuật điều trị sẹo sau bỏng. Kỹ thuật có thể được thực hiện ở các tuyến cơ sở không đòi hỏi trang thiết bị hiện đại cũng như trình độ phẫu thuật viên.
CHỈ ĐỊNH
Sẹo bỏng kích thước nhỏ, sẹo ổn định và không gây co kéo.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Sẹo kích thước lớn
Sẹo chưa ổn định
Sẹo gây co kéo
Toàn trạng người bệnh chưa cho phép phẫu thuật
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa bỏng, bác sĩ ngoại chung được đào tạo.
Kíp gây mê (nếu có mê): bác sỹ gây mê, kỹ thuật viên gây mê, 1 điều dưỡng vô trùng, 1 điều dưỡng hữu trùng
Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật thông thường, vật tư tiêu hao trong mổ...
Người bệnh
Hồ sơ bệnh án theo quy định cho một cuộc mổ.
Giải thích cho người bệnh biết ý nghĩa phương pháp điều trị và kết quả sau phẫu thuật.
Vệ sinh toàn thân. Người bệnh cần nhịn ăn trước cuộc mổ từ 4-6 giờ. Nếu người bệnh quá lo lắng: có thể cho an thần (seduxen, rotunda...) đêm trước mổ.
Kiểm tra lại toàn trạng người bệnh (mạch, nhiệt độ, huyết áp..) trước mổ.
Vệ sinh vùng mổ.
Dự trù máu trước mổ (nếu cần)
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Vô cảm
Gây mê , gây tê vùng hoặc tê tại chỗ.
Kỹ thuật
Thiết kế đường mổ sao cho trùng các nếp lằn da hoặc song song với các nếp lằn da.
Cắt bỏ sẹo theo đường thiết kế
Bóc tách ngầm hai bên mép khuyết da, diện tích bóc tách tương đương diện tích khuyết da
Cầm máu Kỹ bằng dao đốt điện
Đóng vết mổ bằng khâu hai lớp: lớp dưới da dùng chỉ tự tiêu, lớp ngoài da bằng chỉ nylon
Có thể cần đặt dẫn lưu tránh tụ máu
Thay băng một ngày sau mổ. Cắt chỉ sau 7 – 14 ngày sau mổ.
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Toàn thân
Theo dõi các biến chứng của gây mê nếu có suy hô hấp, tụt huyết áp, nôn…: truyền dịch, nâng huyết áp, thở oxy, để đầu thấp nghiêng 1 bên, lau sạch đờm dãi…
Đau nhiều sau phẫu thuật: cho thuốc giảm đau sau mổ 1- 2 ngày.
Tại chỗ
Tình trạng chảy máu tại vùng mổ (máu thấm băng…): kê cao chân, băng ép bổ sung. Nếu không được: tiến hành mở băng, xác định điểm chảy máu và khâu, đốt cầm máu bổ sung.
Băng ép quá chặt: nới bớt băng.
Nhiễm khuẩn: cần nặn ép dịch mủ. Thay băng vô khuẩn, đắp thuốc kháng khuẩn tại chỗ và kháng sinh toàn thân.
-
Tài liệu mới nhất
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện
22:45,13/03/2023
-
Hồi Sức Sớm Và Tối Ưu Hóa Huyết Động
21:58,13/03/2023
-
Chăm sóc trẻ sau ngừng tim: Tuyên bố khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
21:13,09/03/2023
-
Xử trí sau Hồi sức ngưng tim trẻ em
20:47,09/03/2023
-
Nhiễm trùng phổi biến chứng ARDS
20:51,21/02/2023
-
Sự phân chia cơ học hô hấp ở bệnh nhân mắc HC nguy kịch hô hấp cấp tính và mối liên hệ với kết cục
20:54,17/02/2023
-
THÔNG TƯ : QĐ chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
21:34,11/02/2023
-
Áp lực thực quản (Esophageal Manometry )
22:24,09/02/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Đánh giá cập nhật về chiến lược thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy và ứng dụng lâm sàng của nó
22:28,07/02/2023
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện