Milcerof Inj - Hàn Quốc
- Số đăng ký:VN-17136-13
- Phân Loại: Thuốc kê đơn
- Hoạt chất - Nồng độ/ Hàm lượng: Ceftriaxon (dưới dạng Ceftriaxon natri) – 1g
- Dạng bào chế:Bột pha tiêm
- Quy cách đóng gói: Hộp 10 lọ
- Tuổi thọ:36 tháng
- Tiêu chuẩn:USP 34
- Công ty sản xuất: Myug-In Pharm.Co, Ltd Hàn Quốc
- Công ty đăng ký: Pharmaunity Co, Ltd Hàn Quốc
- Tình trạng: Còn hàng
Thông tin chi tiết
THÀNH PHẦN
Mỗi lọ chứa:
Hoat chất: Ceftriaxon natri tương đương ceftriaxon.... 1g.
ĐẶC TÍNH DƯỢC LỰC HỌC
Ceftriaxon là một cephalosporin thế hệ 3 có hoạt phổ rộng, được sử dụng dưới dạng tiêm. Tác dụng diệt khuẩn của nó là do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Ceftriaxon bền vững với đa số các beta lactamase (penicilinase và cephalosporinase) của các vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Ceftriaxon thường có tác dụng in vitro và trong nhiễm khuẩn lâm sàng đối với các vi khuẩn đưới đây
Gram âm ưa khí: Acinetobacter calcoaceticus, Enterobacter aerogenes, Enterobacter cloacae, Escherichia coli, Haemophilus influenzae (bao gồm các chủng kháng ampicilin) Haemophilus parainfluenzae, Klebsiella oxytoca, Klebsiella pneumoniae, Morganella morganii, Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Serratia marcescens.
Ceftriaxon cũng có tác dụng đối với nhiều chủng Pseudomonas aeruginosa
Gram dương ưa khi: Staphylococcus aureus (bao gồm cả chủng sinh penicilinase), Staphylococcus epidermidis, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Streptococcus nhom viridans
Kỵ khí: Bacteroidesfragilis, Clostridium các loại, các loại Peptostreptococcus
Gram âm hiếu khí: Citrobacter diversus, Citrobacter freundii, các loài Providencia (bao gồm Providencia rettgeri) cac loaiSalmonella (bao gồm S. typhi), các loai Shigella
Gram dương ưa khí: Streptococcus agalactiae.
Kỵ khí: Bacteroides bivius, Bacteroides melaninogenicus.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Ceftriaxon không hấp thu qua đường tiêu hóa, do vậy được sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Sinh khả dụng sau khi tiêm bắp là 100%. Nồng độ huyết tương tối đa đạt được do tiêm bắp liều 1,0g ceftriaxon là khoảng 81 mg/lít sau 2 - 3 giờ.
Ceftriaxon phân bố rộng khắp trong các mô và dịch cơ thể. Khoảng 85 - 90% ceftriaxon gắn với protein huyết tương và tùy thuộc vào nồng độ thuốc trong huyết tương. Thể tích phân bố của ceftriaxon là 3 - 13 lít và độ thanh thải huyết tương là 10 - 22 ml/phút, trong khi thanh thải thận bình thường là 5 - 12 ml/phút. Nửa đời thải trừ trong huyết tương xấp xỉ 8 giờ. Ở người bệnh trên 75 tuổi, nửa đời thải trừ dài hơn, trung bình là 14 giờ
Thuốc đi qua nhau thai và bài tiết ra sữa với nồng độ thấp. Tốc độ đào thải có thể giảm ở người bệnh thầm phân. Khoảng 40 - 65% liều thuốc tiêm vào được bài tiết đưới dạng không đổi qua thận, phần còn lại qua mật rồi cuối cùng qua phân dưới dạng không biến đổi hoặc bị chuyên hóa bởi hệ vi sinh đường ruột thành những hợp chất không còn hoạt tính kháng sinh.
Trong trường hợp suy giảm chức năng gan, sự bài tiết qua thận được tăng lên và ngược lại nếu chức năng thận bị giảm thì sự bài tiết qua mật tăng lên.
CHỈ ĐỊNH
MILCEROE được chỉ định để điều trị các bệnh bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các vi sinh vật:
Nhiễm trùng đường hô hap dudi gay ra boi Streptococcus pneumoniae, Streptococcus, Staphylococus aureus, Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Klebsiella (bao gồm cả Klebsiella pneumoniae), Escherichia coli, Enterobacter aerogenes, Proteus mirabilis
Nhiễm trùng da do Staphyloccocus aureus, Staphyloccocus epidermidis, các loài Streptoccocus, Enterobacter cloacae, laoif Klebsiella (bao gồm cả Klebsiella pneumoniae), Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (biến chứng và không biến chứng): do Escherichia coli gây ra, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Proteus morganii hoặc các loại Klebsiella (bao gồm cả Klebsiella pneumoniae).
Bệnh lậu không biến chứng (lậu cổ tử cung, niệu dao và trực tràng): gây ra bởi Neisseria gonorrhoeae, kể cả khi đã kháng penicillin.
Viêm vùng chậu gây ra bởi Neisseria gonorrhoeae.
Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn: gây ra bởi Staphyloccoe aureus, Streptoccocus pneumoniae, Escherichia coli, Haemophilus influenzae, Klebsiella pneumoniae.
Nhiễm trùng xương và khớp: gây ra bởi Staphyloccocus aureus, Streptoccocus pneumoniae, loai Streptoccocus, Escheria coli, Proteus mirabilis, Klebsiella pneumonia hoặc loại Enterobacter
Nhiễm khuẩn khuẩn trong ổ bungh: gây ra bởi Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae.
Viêm màng não: gây ra bởi Haemophilus influenzae, Neisseria meningitidis, Streptoccocus pneumoniae, Staphyloccocus epidermidis và Escherichia coli.
LIỀU LƯỢNG – ĐƯỜNG DÙNG – CÁCH DÙNG
Liều dùng
Người lớn: 1-2g một lần mỗi ngày. Liều dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng 4g/ngày.
Trẻ em:
Nhiễm trùng nặng (không bao gồm viêm màng não): 50-75 mg/kg/ngày, mỗi 12 giờ (tổng liều hàng ngày không vượt quá 2g)
Điều trị viêm màng não: 100 mg/kg/ngày, mỗi 12 giờ (tổng liều hàng ngày không nên vượt quá 4g).
Đường dùng: Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch
Cách dùng
Tiêm tĩnh mạch: 1g Milcerof nên được hòa tan trong 10 ml nước cất pha tiêm. Nên tiêm trong vòng 2 - 4 phút sau khi pha.
Truyền tĩnh mạch: Nên sử dụng nồng độ từ 10 mg/ml đến 40 mg/ml. 1g Mileerof nên pha trong dung dịch truyền không có calei như Natri clorid 0.9%, dextrose 5%, dextrose 10%, 2.5% dextrose và 0.45% natri clorid
Tiêm bắp: 1g Mileerof nên được hòa tan trong 3.5 ml Lidocain 1%. Không tiêm quá 1g tại cùng một vị trí. Không dùng dung dịch có chứa lidocain để tiêm tĩnh mạch.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
MILCEROF INJ chống chỉ định với các trường hợp bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin và trẻ sơ sinh thiếu tháng.
THẬN TRỌNG
Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm penicillin
Không cần điều chinh liều đối với bệnh nhân rối loạn chức năng gan và suy thận. Tuy nhiên, không được dùng quá 2g một ngày mà không có sự giám sát chặt chẽ nồng độ thuốc trong huyết tương ở những bệnh nhân này.
Sử dụng Milcerof thận trọng đôi với bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là những bệnh nhân viêm đại tràng.
Không nên dùng Milcerof đồng thời với các sản phẩm có chứa calci
TÁC DỤNG PHỤ
Nói chung, cefriaxon dung nạp tốt. Khoảng 8% số người bệnh được điều trị có tác dụng phụ, tần suất phụ thuộc vào liều và thời gian điều trị
Thường gặp, ADR >1⁄100
Tiêu hóa: Ỉa chảy
Da: Phản ứng da, ngứa, nổi ban
Ít gặp, 1⁄100 > ADR >1/1000
Toàn thân: Sốt, viêm tĩnh mạch, phù
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiêu cầu, giảm bạch cầu
Da: Nổi mày day
Hiểm gặp, ADR < 1/1000
Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, phản vệ
Máu: Thiếu máu, mắt bạch cầu hạt, rỗi loạn đông máu
Tiêu hóa: Viêm đại tràng có màng giả
Da: Ban đỏ đa dạng
Tiết niệu - sinh dục: Tiểu tiện ra máu, tăng creatinin huyết thanh
Tăng nhất thời các enzym gan trong khi điều trị bằng ceftriaxon. Sau khi điều trị với các thuốc kháng sinh thường ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột và gây tăng phát triển các nắm, men hoặc những vi khuân khác. Trường hợp viêm dai tràng có liên quan đến kháng sinh thuong do C. difficile và cần được xem xét trong trường hợp ỉa chảy.
Siêu âm túi mật ở người bệnh điều trị bằng ceftriaxon, có thể có hình mờ do tạo tủa của muối ceftriaxon calci. Khi ngừng điều trị ceftriaxon, tủa này lại hết.
Phản ứng khác: Khi dùng liều cao kéo dài có thể thấy trên siêu âm hình ảnh bùn hoặc giả sỏi đường mật do đọng muối calci của ceftriaxon, hình ảnh này sẽmat đi Khi ngừng thuốc Ceftriaxon có thể tách bilirubin ra khỏi albumin huyết thanh, làm tăng nồng độ bilirubin tự do, đe dọa nhiễm độc thần kinh trung ương. Vì vậy nên tránh dùng thuốc này cho trẻ sơ sinh bị vàng da, nhất là trẻ sơ sinh thiếu tháng
Có thể xảy ra phản ứng Coombs dương tính không có tan máu, thừ nghiệm galactose - huyết và glucose - niệu có thể dương tính giả do ceftriaxon
Các tác dụng phụ thường biến mất sau khi ngừng thuốc.
Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc
TƯƠNG TÁC THUỐC
Khả năng độc với thận của các cephalosporin có thể bị tăng bởi gentamicin, colistin, furosemid
Probenecid làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương do giảm độ thanh thải của thận
Không nên pha lẫn ceftriaxon với các dung dịch thuốc kháng khuẩn khác
Ceftriaxon không được pha với các dung dịch có chứa calci và không được pha lẫn với các aminoglycosid, amsacrin, vancomycin hoặc fluconazol
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng ceftriaxon ở phụ nữ mang thai. Do đó, chỉ nên sử dụng Milcerof cho phụ nữ mang thai khi thực sự cần thiết.
Phụ nữ cho con bú: Thuốc bài tiết qua sữa ở nồng độ thấp.Vì vậy, nên thận trọng khi sử dụng Milcerof cho phụ nữ cho con bú.
Ảnh hướng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc: Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ
Trong những trường hợp quá liều, không thể làm giảm nồng độ thuốc bằng thâm phân máu hoặc thầm phân màng bụng. Không có thuốc giải độc đặc trị, chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Một số thuốc biệt dược liên quan
Danh mục thuốc
- Thuốc tẩy trùng và khử trùng
- Thuốc gây mê, tê
- Thuốc giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ
- Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mãn
- Thuốc giải độc
- Vitamin và các chất vô cơ
- Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
- Chế phẩm máu - Dung dịch cao phân tử
- Dung dịch thẩm phân màng bụng
- Thuốc dùng chẩn đoán
-
Sinh phẩm miễn dịch
- Huyết thanh và Globulin miễn dịch
-
Vắc xin
- Vắc xin phòng Lao
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
- Vắc xin phối hợp phòng 5 Bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib
- Vắc xin phòng Sởi
- Vắc xin phòng Viêm gan B
- Vắc xin phòng Bại liệt
- Vắc xin phòng uốn ván
- Vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản
- Vắc xin phòng Thương hàn
- Vắc xin phòng Tả
- Vắc xin phòng Rubella
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Uốn ván
- Vắc xin phòng dại
- Vắc xin tổng hợp phòng 6 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib và Viêm gan B
- Vắc xin phòng bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn toàn thân do phế cầu Streptococcus
- Vắc xin polysaccharide phế cầu liên hợp với protein D của Haemophilus influenzae không định tuýp (NTHi)
- Vắc xin phối hợp phòng 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt
- Vắc xin phòng bệnh 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Hib
- Vắc xin phối hợp phòng bệnh 02 bệnh: Sởi - Rubella
- Vắc xin phòng Tiêu chảy do Rotavirus
- Vắc xin phòng Cúm mùa
- Vắc xin phòng Não mô cầu
- Vắc xin phòng Viêm màng não mủ
- Vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung
- Vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh: Sởi - Quai bị - Rubella
- Vắc xin phòng thủy đậu
- Vắc xin phòng Viêm gan A
- Vắc xin phòng bệnh do Hib
- Vắc xin phòng bệnh Sốt vàng
- Vắc xin 5 trong 1
-
Thuốc kháng sinh
- Thuốc trị giun, sán
-
Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Thuốc nhóm beta- lactam
- Thuốc nhóm aminoglycoside
- Thuốc nhóm chloramphenicol
- Thuốc nhóm Nitroimidazol
- Thuốc nhóm lincosamid
- Thuốc nhóm macrolid
- Thuốc nhóm quinolone
- Thuốc nhóm sulfamid
- Thuốc nhóm nitrofuran
- Thuốc nhóm tetracyclin
- Thuốc chữa bệnh phong
- Thuốc chữa bệnh lao
- Thuốc dự phòng cho điều trị lao kháng đa thuốc
- Thuốc chống nấm
- Thuốc điều trị bệnh do động vật nguyên sinh
- Thuốc chống virus
- Thuốc nhóm penicillin
- Thuốc tác dụng đối với máu
- Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
- Thuốc tim mạch
- Thuốc đường tiêu hóa
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc điều trị bênh Gut và các bênh xương khớp
- Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
- Thuốc điều trị đau nửa đầu
- Thuốc chống co giật động kinh
- Thuốc chống Parkinson
- Thuốc chống rồi loạn tâm thần
- Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
- Hormon, nội tiết tố, thuốc tránh thụ thai
- Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
- Nhóm thuốc chuyên biệt chăm sóc cho trẻ sơ sinh thiếu tháng
- Thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng
- Thuốc ngoài da