Cephalexin MKP 250 - Mekophar
- Số đăng ký:Đang cập nhật
- Phân Loại: Thuốc kê đơn
- Hoạt chất - Nồng độ/ Hàm lượng: Cephalexin 250mg
- Dạng bào chế:Viên nang
- Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
- Tuổi thọ:36 tháng
- Tiêu chuẩn:TCCS
- Công ty sản xuất: Công ty cổ phần hoá-dược phẩm Mekophar
- Công ty đăng ký: Công ty cổ phần hoá-dược phẩm Mekophar
- Tình trạng: Còn hàng
Thông tin chi tiết
Thành phần
Cephalexin monohydrate tương đương Cephalexin........ 250mg
Tá dược (Magnesium stearate) ............................ vừa đủ 1 viên.
Dược lực học
Cephalexin là kháng sinh nhóm Cephalosporin bán tổng hợp, có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
Cephalexin bền vững với tác động men penicillinase của Staphylococcus, do đó tác động trên Staphylococcus aureus không nhạy cảm với các Penicillin. Cephalexin có tác dụng in vitro trên các vi khuẩn sau: Streptococcus beta tan máu; Staphylococcus, gồm các chủng tiết coagulase (+), coagulase (– ) và penicilinase; Streptococcus pneumoniae; một số Escherichia coli; Proteus mirabilis; một số Klebsiellaspp. Branhamella catarrhalis; Shigella. Cephalexin cũng có hoạt tính trên đa số các E.coli đã đề kháng Ampicillin.
Dược động học
Cephalexin được hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hóa và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương vào khoảng 9 và 18 mg/ml sau 1 giờ với liều uống tương ứng 250 và 500mg; liều gấp đôi đạt nồng độ đỉnh gấp đôi. Uống Cephalexin cùng thức ăn có thể làm chậm hấp thu nhưng tổng lượng thuốc hấp thu không thay đổi. Có đến 15% thuốc gắn với protein huyết tương. Thời gian bán hủy của thuốc trong huyết tương khoảng 1 giờ, tăng khi chức năng thận suy giảm.
Cephalexin phân bố rộng khắp cơ thể nhưng lượng trong dịch não tủy không đáng kể. Cephalexin qua được nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp.
Cephalexin không bị chuyển hóa. Khoảng 80% liều dùng thải trừ qua nước tiểu ở dạng không đổi trong 6 giờ đầu qua lọc cầu thận và bài tiết ở ống thận.
Chỉ Định
Cephalexin được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: viêm phế quản cấp và mạn tính, giãn phế quản nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn tai– mũi– họng: viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm amiđan hốc và viêm họng.
Viêm đường tiết niệu– sinh dục: viêm bàng quang và viêm tuyến tiền liệt.
Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn đường niệu tái phát.
Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa.
Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương.
Bệnh lậu.
Nhiễm khuẩn răng.
Điều trị dự phòng thay Penicillin cho người bệnh mắc bệnh tim phải điều trị răng.
Chống chỉ định
Mẫn cảm với các Penicillin, Cephalosporin.
Cách dùng – Liều dùng
Dạng thuốc này thích hợp cho người lớn và trẻ em ≥ 6 tuổi
Người lớn: Uống 2 – 4 viên/lần, ngày 3– 4 lần.
Trẻ em: Uống 25– 50 mg/kg/ngày, chia 3– 4 lần.
Thời gian điều trị thông thường từ 7– 10 ngày.
Điều chỉnh liều khi có suy thận
Nếu độ thanh thải creatinin ≥ 50ml/phút, liều duy trì tối đa 1g, 4 lần trong 24 giờ.
Nếu độ thanh thải creatinin là 49– 20ml/phút, liều duy trì tối đa 1g, 3 lần trong 24 giờ.
Nếu độ thanh thải creatinin là 19– 10ml/phút, liều duy trì tối đa 500mg, 3 lần trong 24 giờ.
Nếu độ thanh thải creatinin ≤ 10ml/phút, liều duy trì tối đa 250mg, 2 lần trong 24 giờ.
Tác dụng phụ
Thường gặp: tiêu chảy, buồn nôn.
Ít gặp: tăng bạch cầu ưa eosin, nổi ban, mày đay, ngứa, tăng transaminase gan có hồi phục.
Hiếm gặp: Đau đầu, chóng mặt, phản ứng phản vệ, mệt mỏi, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, đau bụng, viêm đại tràng giả mạc, viêm gan, vàng da ứ mật, …
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Thận trọng
Cephalexin thường được dung nạp tốt ngay cả người bệnh dị ứng với Penicillin, tuy nhiên cũng có một số rất ít bị dị ứng chéo.
Sử dụng Cephalexin dài ngày có thể làm phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm, trong trường hợp này nên ngừng thuốc.
Giống như với những kháng sinh được đào thải chủ yếu qua thận, khi suy thận, phải giảm liều Cephalexin cho thích hợp.
Cần phải chú ý tới việc chẩn đoán viêm đại tràng màng giả ở người bệnh tiêu chảy nặng trong hoặc sau khi dùng kháng sinh.
Chưa thấy thuốc có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy.
Thận trọng khi sử dụng Cephalexin cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Tương tác
Vì các kháng sinh nhóm Cephalosporin như Cephalexin chỉ tác động lên các vi khuẩn tăng sinh, không nên kết hợp chúng với kháng sinh kìm khuẩn.
Khi kết hợp với thuốc lợi tiểu mạnh (Ethacrynic acid, Furosemide) hay các kháng sinh có khả năng độc thận (Aminoglycoside, Polymyxin, Colistin), Cephalexin có thể gây độc tính thận nhiều hơn.
Probenecid làm tăng nồng độ trong huyết thanh và thời gian bán thải của Cephalexin.
Như các kháng sinh phổ rộng khác, Cephalexin làm giảm tác dụng của thuốc ngừa thai chứa Oestrogen.
Qúa liều và xử trí
Trường hợp quá liều cấp tính, thường chỉ gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy, tuy nhiên có thể gây quá mẫn thần kinh cơ và cơn động kinh, đặc biệt ở người bệnh bị suy thận.
Xử lý: Bảo vệ đường hô hấp của người bệnh, hỗ trợ thông khí và truyền dịch, cho uống than hoạt nhiều lần. Khi ngộ độc quá liều không cần phải rửa dạ dày, trừ khi đã uống Cephalexin gấp 5– 10 lần liều bình thường. Lọc máu có thể giúp đào thải thuốc khỏi máu, nhưng thường không cần.
Bảo quản
Nơi khô, nhiệt độ không quá 30ºC. Tránh ánh sáng.
Một số thuốc biệt dược liên quan
Danh mục thuốc
- Thuốc tẩy trùng và khử trùng
- Thuốc gây mê, tê
- Thuốc giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ
- Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mãn
- Thuốc giải độc
- Vitamin và các chất vô cơ
- Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
- Chế phẩm máu - Dung dịch cao phân tử
- Dung dịch thẩm phân màng bụng
- Thuốc dùng chẩn đoán
-
Sinh phẩm miễn dịch
- Huyết thanh và Globulin miễn dịch
-
Vắc xin
- Vắc xin phòng Lao
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
- Vắc xin phối hợp phòng 5 Bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib
- Vắc xin phòng Sởi
- Vắc xin phòng Viêm gan B
- Vắc xin phòng Bại liệt
- Vắc xin phòng uốn ván
- Vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản
- Vắc xin phòng Thương hàn
- Vắc xin phòng Tả
- Vắc xin phòng Rubella
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Uốn ván
- Vắc xin phòng dại
- Vắc xin tổng hợp phòng 6 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib và Viêm gan B
- Vắc xin phòng bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn toàn thân do phế cầu Streptococcus
- Vắc xin polysaccharide phế cầu liên hợp với protein D của Haemophilus influenzae không định tuýp (NTHi)
- Vắc xin phối hợp phòng 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt
- Vắc xin phòng bệnh 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Hib
- Vắc xin phối hợp phòng bệnh 02 bệnh: Sởi - Rubella
- Vắc xin phòng Tiêu chảy do Rotavirus
- Vắc xin phòng Cúm mùa
- Vắc xin phòng Não mô cầu
- Vắc xin phòng Viêm màng não mủ
- Vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung
- Vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh: Sởi - Quai bị - Rubella
- Vắc xin phòng thủy đậu
- Vắc xin phòng Viêm gan A
- Vắc xin phòng bệnh do Hib
- Vắc xin phòng bệnh Sốt vàng
- Vắc xin 5 trong 1
-
Thuốc kháng sinh
- Thuốc trị giun, sán
-
Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Thuốc nhóm beta- lactam
- Thuốc nhóm aminoglycoside
- Thuốc nhóm chloramphenicol
- Thuốc nhóm Nitroimidazol
- Thuốc nhóm lincosamid
- Thuốc nhóm macrolid
- Thuốc nhóm quinolone
- Thuốc nhóm sulfamid
- Thuốc nhóm nitrofuran
- Thuốc nhóm tetracyclin
- Thuốc chữa bệnh phong
- Thuốc chữa bệnh lao
- Thuốc dự phòng cho điều trị lao kháng đa thuốc
- Thuốc chống nấm
- Thuốc điều trị bệnh do động vật nguyên sinh
- Thuốc chống virus
- Thuốc nhóm penicillin
- Thuốc tác dụng đối với máu
- Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
- Thuốc tim mạch
- Thuốc đường tiêu hóa
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc điều trị bênh Gut và các bênh xương khớp
- Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
- Thuốc điều trị đau nửa đầu
- Thuốc chống co giật động kinh
- Thuốc chống Parkinson
- Thuốc chống rồi loạn tâm thần
- Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
- Hormon, nội tiết tố, thuốc tránh thụ thai
- Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
- Nhóm thuốc chuyên biệt chăm sóc cho trẻ sơ sinh thiếu tháng
- Thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng
- Thuốc ngoài da