Benzylpenicillin sodium powder for injection 1.000.000 IU
- Số đăng ký:VN-19579-16
- Phân Loại: Thuốc kê đơn
- Hoạt chất - Nồng độ/ Hàm lượng: Benzylpenicillin sodium 1.000.000 IU
- Dạng bào chế:Bột pha tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch
- Quy cách đóng gói: Hộp 50 lọ
- Tuổi thọ:36 tháng
- Tiêu chuẩn:BP 2013
- Công ty sản xuất: Reyoung Pharmaceutical Co., Ltd - Trung Quốc
- Công ty đăng ký: Công ty cổ phần Dược Phẩm Green - Việt Nam
- Tình trạng: Còn hàng
Thông tin chi tiết
Bột pha tiêm benzylpenicillin sodium 1,000,000 IU (Natri benzylpenicillin)
THÀNH PHẦN
Hoạt chất: Mỗi lọ chứa
Natri benzylpenieillin........................ 0,6g (tương đương benzylpenicillin 1000 000 IU)
DƯỢC LỰC HỌC
Benzylpenicillin hay peniciling là kháng sinh nhóm beta - lactam, là một trong những penicillin được dùng đầu tiên trong diều trị. Benzylpenicillin diệt khuẩn bằng cách ức chế sự tổng hợp vỏ tế bảo vi khuẩn. Tuy nhiên, tác dụng này bị giảm bởi penicillinase và các beta - lactamase khác. Benzylpenicillin không bền trong môi trường acid, do đó không được hấp thu qua đường uống. Sinh khả dụng theo đường uống chỉ đạt khoảng 15 - 30%. Do vậy, benzylpenicillin chủ yếu được dùng đường tiêm và tốt nhất nên tiêm tĩnh mạch dưới dạng muối natri hoặc kali.
Benzylpenicillin có tác dụng tốt với cầu khuẩn Gram đương, bao gồm cả các Streptococcls nhóm B. Tuy nhiên, các cdu khuan Enterococcus kém nhạy cảm và đôi khi kháng hoàn toàn với benzylpenicillin. Các Preumococcus cũng kháng benzylpenieillin và các kháng sinh beta - lactam khác. Trước dây, benzylpenieilin được cho rằng có tác dụng ức chế cả các cầu khuẩn Gram âm, như Memngococcus và Gonococcus nhưng đến nay, Gonococcus gần như kháng benzylpenicillin hoàn toàn do tạo beta - lactamase. Nói chung, benzylpemeillin cóhiệu quả với Haemophilus influenzae tốt hơn penicillin V và ampieilin. Nhưng hiện tượng kháng thuốc phổ biến đối với H. influenzae do tạo ra beta - lactamase da làm giảm hiệu quả của benzylpenieillin đối với vì khuẩn này. Phần lớn các vi khuẩn ky khí khá nhạy cảm với benzylpenicillin gồm Clostridium spp., Fusobacterium spp. Và Actinomyces israelii, trừ Bacteroides fragilis. Treponema pallidum (xoắn khuan giang mai) và những loài Treponema nhiệt đới khác thường nhạy cảm với benzylpenicillin và benzylpenicillin cũng có khả năng tác dụng Leptospira và Aetinonyces. Ngay cả những vì khuẩn gây ra độc tố như Corynebacterium diphtheriae, các vi khuẩn hoại thự, vì khuẩn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người như CJjocapnophagia canimnorsix (bị nhiễm đo cho cắn), cũng nhạy cảm với benzylpemcillin. Benzylpenicillin thường có tác dụng tốt với Streptococcus pyogenes (nhóm A), Streptococcus viridans, S. bovis và Staphylococcus aureus nhạy cảm với penicillin (tuy nhiên, sự nhạy cám của Staphylococcus aureus với penicillin hiện nay đang bị giảm).
Benzylpenicillin dùng đơn độc không có tác dụng với nhiễm khuẩn nặng do Enterococcus như viêm màng trong tim. Vì các Preumococcus, cần lưu ý đặc biệt, do hiện nay các loài vi khuẩn Pneumococcus kháng benzylpenicillin đã tăng lên. Theo chiều hướng kháng thuốc, và do khó duy trì nồng độ cao trong dịch não tủy, nên hiện nay benzylpenicillin không được dùng để điều trị viêm màng não có mủ do Pneumococcus nita.
Viêm màng não do Neisseria vẫn thường được điều trị bằng benzylpenicillin, nhưng hiện nay cũng đáng lo ngại, vì các vi khuẩn Meningococcus kháng benzylpenicillin cao rất phố biến. Benzylpenicillin có thế vẫn là một thuốc được chọn để điều trị nhiễm Neisseria meningitides và Pasteurella multocida, nhưng không còn được dùng để điều trị Neisseria gonorrhoeae nữa.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Benzylpenicillin vào máu nhanh sau khi tiêm bắp dạng muỗi tan trong nước và thường đạt được nồng độ cao nhất trong vòng 15 - 30 phút. Sau khi tiêm tĩnh mạch liều 3g benzylpenicillin, nồng độ huyết tương cao nhất đạt được khoảng 300 - 400 microgam/ml.
Thuốc phân bố nhanh và đào thái nhanh, làm giảm nồng độ xuống 40 - 50 microgam/ml trong vòng 1 giờ. Sau 4 giờ, nồng độ huyết tương giảm xuống còn 3 mierogam/ml, cao hơn 10 - 100 lần phần lớn các giá trị MIC. Vì vậy, nên tiêm thuốc 4 - 6 giờ một lần, nhưng thực tế lâm sàng cho thấy nếu tiêm 8 giờ một lần vẫn đảm bảo đủ liều cho điều trị. Khi nghi ngờ có sự kháng thuốc, cần dùng khoảng 4 giờ một lần.
Benzylpenicillin phân bố rộng với nồng độ khác nhau trong các mô và dịch cơ thế. Nó xuất hiện trong dịch màng phổi, màng tim, màng bụng và hoạt dịch, nhưng trong trường hợp không có viêm khuếch tán, chỉ đến một lượng nhỏ vào khoang áp xe, mắt, tai giữa , và dịch não tủy. Tuy nhiên, benzylpenieillin lại dễ dàng thâm nhập hơn khi co tình trạng viêm, ví dụ, trong bệnh viêm màng não, benzylpenicillin đạt được nồng độ cao hơn trong dịch não tủy.
Benzylpenicillin khuếch tán qua nhau thai vào tuần hoàn thai nhi, và một lượng nhỏ xuất hiện trong sữa mẹ.
Nửa đời trong huyết tương khoảng 30 - 50 phút ở người bệnh bình thường, 7 - 10 giờ ở người bệnh suy thận và trong trường hợp suy cả gan và thận, thời gian bán thải trong huyết tương có thế kéo dài đến 20 - 30 giờ. Do vậy, liều cho người bệnh trên 60 tuổi nên giảm khoảng 50% so với liều người lớn, vì chức năng thận bị giảm. Khoảng 60% thuốc gắn với protein huyết tương. Benzylpenicillin được chuyển hóa rồi bài tiết nhanh ở ống thận ra đường nước tiểu, chủ yếu qua ống thận và khoáng 20% liều uống được xuất hiện không thay đổi trong nước tiểu, khoảng 60 đến 90 % của liều benzylpenicilin tiêm bắp xuất hiện trong nước tiếu, chủ yếu là trong giờ dầu. Ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường chi có một lượng nhỏ benzylpenieiliin được bài tiết qua mật. Benzylpenieillin được loại bỏ bằng cách chạy thận nhân tạo.
Benzylpenicillin, khi tiêm tĩnh mạch với liều 150.000 - 250.000 don vị/kg/ngày, cho nồng độ huyết tương cao hơn MIC vài lần, tham chi ca khi S. pneumoniae kháng penicillin. Do đó, tiêm benzylpenicillin tĩnh mạch liều cao có thế vẫn còn là một cách điều trị có giá trị và hiệu qủa trong một số trường hợp, nếu benzylpenicillin được dùng đủ liều và tại những khoảng cách thời gian đúng. Một số nhà nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng liều cao benzylpenicillin 150,000 — 200,000 đươn vị/kg/ ngày vẫn có tác dụng trên các Pneumococcus kháng penicillin.
CHỈ ĐỊNH
Benzylpenicillin được chi định trong hầu hết các vết thương nhiễm khuẩn và các nhiễm khuẩn ở mũi, họng, xoang mũi, đường hô hấp và tai giữa do các vi khuẩn nhạy cảm.
Nhiễm khuaanr máu hoặc nhiễm mủ huyết do vi khuẩn nhạy cảm
Viêm xương tủy cấp và mạn do các vi khuẩn nhạy cảm.
Viêm màng trong tim do các vi khuân nhạy cảm.
Viêm màng não do các vi khuân nhạy cảm.
Viêm phổi nặng do Pneumococcus (do chủng nhạy cảm).
LIỀU DÙNG
Liều dùng tùy thuộc từng người bệnh, sự nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh, chức năng thận, cân nặng, tuổi. Thuốc được dùng dưới dạng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm truyền trong khoảng 20 - 30 phút.
Pha dung dịch tiêm
Dung dịch tiêm bắp: 600mg (1 triệu đơn vị) thường được pha trong 1,6 - 2,0 mL nước cất tiêm.
Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Nồng độ thích hợp là 600mg pha trong 4 - 10 mÌ nước cất tiêm.
Dung dịch tiêm truyền: Hòa tan 600mg trong ít nhất 10 ml natri clorid tiêm hoặc một dịch truyền khác.
Các trường hợp nhiễm khuẩn thông thường:
Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch.
Người lớn: 1,2g (2 triệu đơn vị)/ngày chia làm 2 - 4 lần. Liều này có thể tăng nếu cần tới 2,4g (4 triệu đơn vị) hoặc hơn (xem dưới).
Trẻ đẻ thiếu tháng và trẻ sơ sinh: 50 mg/kg/ngày chia làm 2 lần (85.000 đơn vị/kg/ngày).
Trẻ sơ sinh từ 1 - 4 tuần: 75 mg/kg/ngày chia làm 3 lần (127.500 đơn vị/kg/ngày).
Trẻ em 1 tháng - 12 tuổi: 100 mg/kg/ngày chia làm 4 lần (liều có thể cao hơn, xem dưới) (170.000 đơn vị/kg/ ngày).
Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn nhạy cảm:
Tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm truyền tĩnh mach.
Benzylpenicillin và gentamicin được dùng phối hợp trong điều trị nhiễm Enterococcus và Sfreplococcus trong viêm nội tâm mạc.
+ Người lớn: 7,2g/ngày chia làm 4 - 6 lần (12 triệu đơn vị/ngày), không chỉ định dùng liều cao trên 30 triệu đơn vị/ngày vì gây nhiễm độc thần kinh.
+ Trẻ thiếu tháng và sơ sinh: 100 mg/kg/ngay chia lam 2 lần (170.000 đơn vị/kg/ngày)
+ Trẻ nhỏ 1 - 4 tuần 150 mpg/kg/ngày chia làm 3 lần (255.000 đơn vị/kg/ngày).
+ Tré từ 1 tháng - 12 tuổi: 180 - 300 mg/kg/ ngày chia làm 4 - 6 lần (300.000 đơn vị - 500.000 đơn vị/kg/ngày).
Viêm màng não do mô cầu:
+ Người lớn: 2.4g cách 4 - 6 giờ/lần (4 triệu đơn vị/1 lần), không chỉ định dùng liều cao trên 30 triệu đơn vị/ngày vì gây nhiễm độc thần kinh.
+ Trẻ thiếu tháng và sơ sinh: 100 mg/kg/ ngày chia làm 2 lần (170.000 đơn vị/kg/ ngày)
+ Trẻ nhỏ 1 - 4 tuần 150 mg/kg/ngày chia làm 3 lần (255.000 đơn vị/kg/ngày).
+ Trẻ từ 1 tháng - 12 tuổi: 180 - 300 mg/kg/ngày chia làm 4 - 6 lần (300.000 đơn vị - 500.000đơn vị/kg/nagyf).
Viêm phối:
Liều trung bình: 8 - 12 triệu đơn vị/ngày trong trường hợp viêm phổi sặc hoặc áp xe phổi, viêm phối nặng đến trung bình, hoặc trường hợp nhiễm khuẩn mô mềm nặng đến trung bình do Streptococcus nhom A. Với liều này, khi dùng cùng với một aminoglycosid cho tác dụng hiệp đồng tốt. Benzylpenicillin và gentamicin được dùng phối hợp trong điều trị nhiễm Enterococcus và Streptococcus trong viêm màng trong tim.
Mặc dù hầu hết các Enterococcus nhạy cảm với phối hợp benzylpenicillin và gentamicin, nhưng số ca kháng gentamicin hoặc penicillin đã tăng lên. Ví dụ như Enterococcus, Streptococcus faccium đã tăng kháng penicillin ở mức cao. Cần theo dõi cân thận trong trường hợp này.
Nhiễm khuẩn máu hoặc nhiễm mủ huyết do vi khuẩn nhạy cảm: 4 - 6 triệu đơn vị/ngày trong 2 tuần.
Trong trường hợp chức năng thận giảm, có nguy cơ tích lũy benzylpenicillin, do đó tăng nguy cơ gây độc với hệ thần kinh trung ương. Liều 24 giờ cần phải giảm và khoảng cách thời gian giữa các liều phải dài hơn (như dùng 3g, cách 12 hoặc 24 giờ một lần) hoặc dùng liều thấp hơn trong mỗi lần tiêm.
Với bệnh nhân trên 60 tuổi: nên giảm 50% liều người lớn thông thường.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
DỊ ứng với các penicillin.
THẬN TRỌNG
Dùng natri benzylpenicillin liều cao ồ ạt có thẻ dẫn đến giảm kali huyết và đôi khi tăng natri huyết. Nên dùng kèm theo thuốc lợi tiểu giữ kali.
Với người bệnh suy giảm chức năng thận, dùng liều cao (trên 8 g/ngày/người lớn) có thể gây kích ứng não, co giật và hôn mê.Tuyệt dồi thận trọng với người có tiền sử dị ứng với cephalosporin, do có nguy cơ phản ứng chéo miễn dịch giữa benzylpenicillin và các cephalosporin.
Thận trọng với người bệnh suy giảm chức năng thận, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Với người suy tim, cần chú ý đặc biệt, do nguy cơ tăng natri huyết sau khi tiêm liều cao benzylpenicillin natri (tùy thuộc vào từng loại thuốc có thê khác nhau về lượng muối thêm vào cùng với bột benzylpenicillin.
Lượng thường dùng xấp xỉ 2,8 mmol Na+ trong lọ 1 triệu đơn vị penicillin, tương ứng lượng natri cho vào khoảng I8 ml nước muối sinh lý đăng trương).
Có thể xảy ra quá mẫn với da khi tiếp xúc với kháng sinh nên thận trọng tránh tiếp xúc với thuốc. Cần phát hiện xem người bệnh có tiền sử dị ứng không, đặc biệt dị ứng với thuốc, vì để tăng phản ứng mẫn cảm với penicillin.
Thận trọng đặc biệt khi dùng benzylpenicillin liều cao cho người đã bị động kinh. Điều trị với penicillin làm thay đổi hệ vi khuẩn bình thường và có thể dẫn đến bội nhiễm với các vi sinh vật kháng penicillin bao gồm Clostridium difficile hoac Candida, đặc biệt với việc sử dụng kéo dai.
Penicillin có thể ảnh hưởng tới một số xét nghiệm chẩn đoán như những xét nghiệm cho đường tiết niệu sử dụng đồng sunfat, antiplobulin trực tiếp, và một số xét nghiệm cho protein niệu hay huyết thanh. Penicillin cũng có thê ảnh hưởng tới các xét nghiệm sử dụng vi khuẩn, ví dụ như kiểm tra Guthrie cho phenylketonuria sử dụng Bacillus subtilis.
TÁC DỤNG PHỤ
Penicillin có độc tính thấp, nhưng là chất gây mẫn cảm đáng kể, thường gặp nhất là phản ứng da, xấp xỉ 2% trong số bệnh nhân điều trị. Những phản ứng tại chỗ ở vị trí tiêm thuốc cũng hay gặp.
Thường gặp, ADR > 1/100
Toàn thân: Ngoai ban.
Khác: Viêm tĩnh mạch huyết khối.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Máu: Tăng bạch cầu eosin.
Da: Mày đay.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Toàn thân: Phản ứng phản vệ.
Máu: Thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu.
Chú ý: Có thê thấy những triệu chứng của não như động kinh, đặc biệt ở những người bệnh có chức năng thận giảm và liều dùng hàng ngày trên 1gam với người lớn. Đặc biệt thận trọng với người trên 60 tuổi và trẻ sơ sinh. Nên xem xét cho giảm liều penicilin và điều trị chống co giật. Nồng độ thuốc cao trong dịch truyền có thể gây viêm tĩnh mạch huyết khối.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Trường hợp mày đay, rát đỏ da. các phản ứng giống bệnh huyết thanh, có thể dùng các thuốc kháng histamin để không chế, nếu cần. dùng corticoid toàn thân. Khi đó nên ngừng thuốc, trừ trường hợp có quyết định của bác sĩ khi chỉ có thuốc này mới cứu được tính mạng người bệnh. Trường hợp có phản ứng phản vệ nghiêm trọng, cần dùng ngay adrenalin, oxy và tiêm tĩnh mạch corticoid.
Thông báo ngay cho bác sỹ khi gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Dùng đồng thời các kháng sinh kìm khuẩn (như erythromycin. tetracyclin) có thể làm giảm tác dụng diệt khuân của penicillin do làm chậm tốc độ phát triển của vi khuẩn.
Nồng độ penicillin trong máu có thê kéo dài khi dùng đồng thời với probenecid do ngăn cản sự bài tiết penicillin ở ống thận. Tương tác này có thé duoc dùng trong điều trị để đạt được nồng độ thuốc trong huyết tương cao và kéo dài hơn.
Cimetidin có thé lam tang kha dung sinh hoc cua penicillin. Aspirin, indomethacin, phenylbutazon, sulfaphenazol và sulfinpyrazon kéo dài thời gian bán thải của benzylpenicillin một cách có ý nghĩa.
Cloramphenicol có thế làm giảm tác dụng của penicillin trong điều trị viêm màng não do Pneumococcus. Do đó phải dùng penicilin diệt khuẩn vài giờ trước khi dùng cloramphenicol.
Tác dụng của các thuốc chống đông máu dạng uống bình thường không bị ảnh hưởng bởi penicillin, nhưng trường hợp cá biệt có thể làm tăng thời gian prothrombin và gây chảy máu khi người bệnh dùng penicillin G. Do vậy, cần theo dõi khi sử dụng đồng thời, để có thể dự đoán trước và xử lý kịp thời.
Sự thải methotrexat ra khỏi cơ thể có thế bị giảm rõ rệt do dùng đông thời với penicillin. Cần chăm sóc và theo dõi cẩn thận khi dùng cùng penicillin. Kiểm tra tiểu cầu, bạch cầu 2 lần 1 tuần, trong 2 tuần đầu, và xác định nồng độ methotrexate nếu nghi ngờ có độc và điều trị nếu cần.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai: Không thấy có khuyết tật hoặc tác dụng có nghiên cứu đây đủ và có kiểm tra kỹ trên người tác dụng trên người mang thai để có thể kết luận loại trừ những tác dụng có hại của thuốc trên bào thai. Chỉ dùng benzylpenicillin cho người mang thai khi thật cần thiết.
Benzylpenicilin được bài tiết qua sữa. Nên thận trọng khi dùng trong thời kỳ cho con bú, vì có những ảnh hưởng của kháng sinh nói chung với trẻ nhỏ như: dị ứng, thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột
Ảnh hướng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc: Không ánh hưởng đên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ
Nông độ thuốc trong máu quá thừa có thê gây phản ứng có hại tới thần kinh như co giật, liệt và có thể tử vong. Khi dùng quá liều, phải ngừng dùng thuốc và điều trị triệu chứng và hỗ trợ theo yêu cầu.
Bảo quản: Bảo quản trong bao bì kín, nơi thoáng mát, tránh ẩm, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ dưới 30°C.
--------------------------------------------
Nguồn: Drugbank.vn
Một số thuốc biệt dược liên quan
Danh mục thuốc
- Thuốc tẩy trùng và khử trùng
- Thuốc gây mê, tê
- Thuốc giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ
- Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mãn
- Thuốc giải độc
- Vitamin và các chất vô cơ
- Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
- Chế phẩm máu - Dung dịch cao phân tử
- Dung dịch thẩm phân màng bụng
- Thuốc dùng chẩn đoán
-
Sinh phẩm miễn dịch
- Huyết thanh và Globulin miễn dịch
-
Vắc xin
- Vắc xin phòng Lao
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
- Vắc xin phối hợp phòng 5 Bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib
- Vắc xin phòng Sởi
- Vắc xin phòng Viêm gan B
- Vắc xin phòng Bại liệt
- Vắc xin phòng uốn ván
- Vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản
- Vắc xin phòng Thương hàn
- Vắc xin phòng Tả
- Vắc xin phòng Rubella
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Uốn ván
- Vắc xin phòng dại
- Vắc xin tổng hợp phòng 6 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib và Viêm gan B
- Vắc xin phòng bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn toàn thân do phế cầu Streptococcus
- Vắc xin polysaccharide phế cầu liên hợp với protein D của Haemophilus influenzae không định tuýp (NTHi)
- Vắc xin phối hợp phòng 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt
- Vắc xin phòng bệnh 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Hib
- Vắc xin phối hợp phòng bệnh 02 bệnh: Sởi - Rubella
- Vắc xin phòng Tiêu chảy do Rotavirus
- Vắc xin phòng Cúm mùa
- Vắc xin phòng Não mô cầu
- Vắc xin phòng Viêm màng não mủ
- Vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung
- Vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh: Sởi - Quai bị - Rubella
- Vắc xin phòng thủy đậu
- Vắc xin phòng Viêm gan A
- Vắc xin phòng bệnh do Hib
- Vắc xin phòng bệnh Sốt vàng
- Vắc xin 5 trong 1
-
Thuốc kháng sinh
- Thuốc trị giun, sán
-
Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Thuốc nhóm beta- lactam
- Thuốc nhóm aminoglycoside
- Thuốc nhóm chloramphenicol
- Thuốc nhóm Nitroimidazol
- Thuốc nhóm lincosamid
- Thuốc nhóm macrolid
- Thuốc nhóm quinolone
- Thuốc nhóm sulfamid
- Thuốc nhóm nitrofuran
- Thuốc nhóm tetracyclin
- Thuốc chữa bệnh phong
- Thuốc chữa bệnh lao
- Thuốc dự phòng cho điều trị lao kháng đa thuốc
- Thuốc chống nấm
- Thuốc điều trị bệnh do động vật nguyên sinh
- Thuốc chống virus
- Thuốc nhóm penicillin
- Thuốc tác dụng đối với máu
- Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
- Thuốc tim mạch
- Thuốc đường tiêu hóa
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc điều trị bênh Gut và các bênh xương khớp
- Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
- Thuốc điều trị đau nửa đầu
- Thuốc chống co giật động kinh
- Thuốc chống Parkinson
- Thuốc chống rồi loạn tâm thần
- Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
- Hormon, nội tiết tố, thuốc tránh thụ thai
- Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
- Nhóm thuốc chuyên biệt chăm sóc cho trẻ sơ sinh thiếu tháng
- Thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng
- Thuốc ngoài da