Methadon - Danapha Việt Nam
- Số đăng ký:VD-27703-17
- Phân Loại: Thuốc kê đơn
- Hoạt chất - Nồng độ/ Hàm lượng: Methadon hydroclorid - 10g/1000ml
- Dạng bào chế:Dung dịch uống
- Quy cách đóng gói: Chai 100ml, chai 1000ml
- Tuổi thọ:24 tháng
- Tiêu chuẩn:TCCS
- Công ty sản xuất: Công ty cổ phần dược Danapha Việt Nam
- Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược Danapha Việt Nam
- Tình trạng: Còn hàng
Thông tin chi tiết
THÀNH PHẦN
Cho 1000 ml dung dịch
Methadon HCL………………………………………………………………10 gam.
Tá dược (natri benzoat, acid citric, glycerin, ethanol, dung dich sorbitol 70 %, sucralose, màu sunset yellow, hương anh đào, nước tinh khiết) vừa đủ.........1000ml.
MÔ TẢ SẢN PHẨM
Dung dịch trong, mùi cam, thơm mùi đặc trưng.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI
Chai nhựa 100 ml, 1000 ml có kèm tờ hướng dẫn sử dụng.
DƯỢC LỰC HỌC
Methadon là một dẫn chất tổng hợp của diphenylheptan chủ vận thụ thể µ-opioid là thuốc giảm đau nhóm opioid, chất đồng vận với các CDTP (các chất dạng thuốc phiện). Methadon có tác dụng giảm đau mạnh, được dùng để điều trị những tình trạng đau nặng, đau mạn tính hoặc để giải độc và xử trí thuốc phụ thuộc opioid.Thuốc cũng có thể dùng cho người bệnh bị kích động hoặc đau tăng lên khi dùng morphin. Liều đơn methadon có thể có tác dụng an thần và hưng phấn kém hơn morphin, tuy nhiên do tác dụng tích lũy của methadon, tác dụng an thần trội lên khi uống liều nhắc lại. Ở bệnh nhân bị bệnh giai đoạn cuối, không khuyến khích dùng vì nguy cơ tích lũy.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Hấp thu
Methadon được hấp thu qua đường uống khoảng 90 %. Sinh khả dụng khi dùng đường uống đạt 80 %, tuy nhiên có sự khác biệt giữa các cá thể (khoảng 36 % - 100 %4)
Tác dụng khoảng 30 - 60 phút sau khi uống và đạt nồng độ tối đa trong máu sau khoảng 3 - 4 giờ
Thời gian đạt nồng độ ổn định trong máu và tác dụng giảm dau đầy đủ chỉ đạt được khoảng sau 3 - 5 ngày điều trị.
Khi dùng methadon liều nhắc lại, thuốc được dự trữ trong gan và các mô khác. Thuốc được giải phóng chậm từ mô dự trữ, do đó có thể kéo dài thời gian tác dụng của methadon.
Phân bố
Methadon có tính ái lipid cao và phân bố rộng rãi vào các mô trong cơ thể, tồn tại lâu trong gan và các mô khác. Thuốc được giải phóng từ các mô này có thể kéo dài tác dụng mặc dù sự hiện diện của thuốc trong huyết tương thấp. Tỉ lệ gắn kết protein huyết tương cao khoảng 85 % - 90 %. Methadon đi qua hàng rào nhau thai và bài tiết sữa.
Chuyển hoá
Chuyển hóa qua gan và ruột, chủ yếu thông qua men CYP3A4, ngoài ra còn thông qua các men khác của Cytochrom P450.
Chất chuyển hóa của methadon không có hoặc có rất ít tác dụng dược lý.
Thải trừ
Thời gian bán hủy sau khi uống một liều duy nhất là 12 - 18 giờ (trung bình 15 giờ).
Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, ngoài ra còn qua phân, mồ hôi và nước bọt.
Độ thanh thải ở thận giảm khi pH nước tiểu tăng.
CHỈ ĐỊNH
Giải độc và điều trị duy trì tình trạng phụ thuộc opioid (heroin và các thuốc tương tự, morphin).
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Dị ứng với methadon và các tá dược của thuốc.
Các bệnh gan nặng, bệnh gan mất bù.
Suy hô hấp nặng, hen cấp tính, chấn thương sọ não, tăng áp lực nội sọ viêm loét đại tràng, co thắt đường tiết niệu và đường mật.
Các rối loạn tâm thần nặng mà chưa được điều trị ổn định: Tâm thần phân liệt rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự sát.
Đang điều trị bằng thuốc đồng vận, đối vận, hoặc vừa đồng vận vừa đối vận với CDTP (LAAM, naltrexon, buprenorphin).
Dùng đồng thời với các thuốc ức chế MAO hoặc trong vòng 2 tuần ngừng điều trị với IMAO.
Trẻ em.
Bệnh nhân nghiện rượu cấp.
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG
Liều lượng: Việc điều trị phải đúng chỉ định, đúng liều lượng và đúng quy trình như sau:
Giai đoạn dò liều
Thường là 02 tuần đầu điều trị
Liều khởi đầu từ 15 - 30 mg tùy thuộc vào kết quả đánh giá độ dung nạp CDTP của người 1 bệnh (liều trung bình là 20 mg). Thận trọng khi khởi liều từ 25 mg đến 30 mg.
Điều chỉnh liều methadon trong giai đoạn dò liều
+ Đánh giá bệnh nhân hàng ngày trước khi cho liều methadon (nên sử dụng thang. điểm đánh giá hội chứng cai lâm sàng COWS - phụ lục III ban hành kem theo Hướng dẫn 1 điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadon Quyết định số 3140/QD-BYT).
+ Thường không tăng liều methadon trong 03 ngày đầu điều trị đầu tiên. Tuy nhiên có thể tăng thêm liều methadon trong khoảng 3 - 4 giờ đầu sau khi uống liều methadon đầu tiên khi người bệnh xuất hiện hội chứng cai (có ít nhất 3 trong 12 dấu hiệu): Cho thêm 05 mg methadon nếu điểm COWS của bệnh nhân từ 13 - 24 điểm. Cho thêm 10 mg methadon néu điểm COWS cao hơn 24 điểm.
+ Nếu người bệnh có dấu hiệu nhiễm độc sau khi sử dụng liều khởi đầu thì phải giảm liều điều trị.
+ Sau mỗi 3 - 5 ngày điều trị, nếu vẫn còn biểu hiện hội chứng cai có thể tăng thêm từ 5 - 10 mg/lần. Tổng liều tăng trong 01 tuần không vượt quá 20 mg.
+ Phải hội chân khi cần tăng liều với tốc độ nhanh hơn trong một số trường hợp cần thiết.
Giai đoạn điều chỉnh liều
Từ tuần thứ 3 của quá trình điều trị và có thể kéo dài từ 1 đến 3 tháng.
Liều điều trị sẽ được tiếp tục điều chỉnh đến khi người bệnh đạt được liều có hiệu quả (là liều làm hết hội chứng cai, giảm thèm nhớ, ngăn tác dụng của việc sử dụng heroin và không gây ngộ độc).
Bác sĩ phải đánh giá người bệnh trước khi quyết định tăng hoặc giảm liều methadone.
Sau mỗi 3 - 5 ngày điều trị, liều methadon có thể tăng từ 5 - 15 mg/lần. Tổng liều tăng trong 01 tuần không vượt quá 30 mg.
Giai đoạn điều trị duy trì
Liều duy trì (liều có hiệu quả tôi ưu)
+ Là liều có hiệu quả và phong tỏa được tác dụng gây khoái cảm của heroin (hết thèm nhớ heronn).
+ Liều hiệu quả tối ưu khác nhau ở từng người bệnh, một số bệnh lý đồng diễn tình trạng đặc biệt (có thai, đa nghiện) và sử dụng các thuốc có tương tác với methadon.
+ Liều duy trì thông thường: 60 - 120 mg/ngày.
+ Liều duy trì thấp nhất 15 mg/ngày, liều cao nhất có thể lên tới 200 - 300 mg/ngày.
Cá biệt có những người bệnh liều cao hơn 300 mg/ngày.
Lưu ý
Với những trường hợp điều trị liều cao hơn 300 mg/ngày nên làm xét nghiệm định lượng nồng độ methadon trong máu (nếu có điều kiện). Việc lấy mẫu định lượng nồng độ methadon cần được tiến hành vào thời điểm nồng độ methadon thấp nhất (ngay trước khi uống liều methadon hàng ngày) và thời điểm nồng độ methadon cao nhất (khoảng 2 - 3 giờ sau khi uống liều methadon hàng ngày).
Với những trường hợp điều trị liều cao hơn 500 mg/ngày phải làm xét nghiệm định lượng nồng độ methadon trong máu.
Với những trường hợp điều trị liều cao hơn 700 mg/ngày cần xem xét chuyền phương pháp điều trị khác.
Giai đoạn điều trị duy trì được xác định khi
+ Người bệnh được sử dụng liều có hiệu quả tối ưu duy trì trong ít nhất 4 tuần liên tục.
+ Người bệnh không tái sử dụng CDTP trong ít nhất 4 tuần liên tục.
Liều điều trị duy trì có thể thay đổi khi
+ Người bệnh có sử dụng đồng thời các chất gây nghiện khác.
+ Thay đổi chuyển hoá, hấp thu và thải trừ methadon do tương tác thuốc, mắc các bệnh đồng diễn, có thai.
Tiêu chuẩn đánh giá liều duy trì là phù hợp: Liều điều trị duy trì là phù hợp khi người bệnh có những dấu hiệu sau
+ Hết hội chứng cai.
+ Giảm đáng kể sự thèm nhớ CDTP.
+ Không tái sử dụng hoặc không còn khoái cảm khi sử dụng lại CDTP đôi khi còn có thể gây khó chịu cho người bệnh.
+ Không có dấu hiệu nhiễm độc.
Giảm liều tiễn tới ngừng điều trị bằng methadon
Sau giai đoạn điều trị duy trì (ít nhất là 1 năm), nếu người bệnh đã ồn định và mong muốn ngừng điều trị, có thể tiến hành ngừng điều trị như sau: Giảm liều từ từ, mức giảm liều tối da trong 1 lần không vượt quá 10 % liều đang sử dụng. Mỗi lần giảm liều nên cách nhau ít nhất 2 tuần. Khi liều methadon giảm đến 20 mg/ngày, tốc độ giảm liều cần phải chậm hơn.
Một số người bệnh khi ngừng điều trị methadon có thể tăng thèm nhớ và có nguy cơ sử dụng lại heroin. Đối với những người bệnh này cần được điều trị lại methadon càng sớm càng tốt, trong một số trường hợp việc điều trị lại có thể tiến hành khi họ chưa sử dụng lại heroin.
Chia liều
Chỉ định
+ Người bệnh đang được chỉ định điều trị methadon liều cao do tăng chuyển hóa (có tương tác thuốc, có thai...), có dấu hiệu ngộ độc sau khi uống thuốc 4 giờ nhưng chưa đến liều điều trị tiếp theo người bệnh đã xuất hiện hội chứng cai.
+ Chỉ thực hiện việc chia liều sau khi đã đánh giá kỹ người bệnh và thay đổi giờ uống thuốc mà không có hiệu quả.
Phương pháp chia liều: Tuỳ thuộc vào thời điểm xuất hiện hội chứng cai mà liều chia có thể khác nhau:
+ Hội chứng cai xuất hiện vào đêm và sáng
Liều buổi sáng: 1/3 tổng liều methadon trong ngày.
Liều buổi chiều: 2/3 tổng liều methadon trong ngày.
+ Hội chứng cai xuất hiện vào buổi chiều hoặc tối
Liều buổi sáng và chiều bằng nhau: 1/2 tổng liều mỗi lần uống.
Điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan
Nếu người bệnh bị suy giảm chức năng gan nhiêu thì phải điều chỉnh liều methadon cho thích hợp. Nếu suy chức năng gan nặng, bác sĩ cân nhắc giảm liều hoặc ngừng methadon.
Điều trị methadon cho một số đối tượng đặc biệt
Người nghiện CDTP nhiễm HIV được điều trị thay thế bằng thuốc methadon
Phải lưu ý phát hiện sớm các bệnh nhiễm trùng cơ hội đặc biệt là lao và nấm để phối hợp điều trị kịp thời.
Một số thuốc có tương tác với methadon do đó cần điều chỉnh liều methadon thích hợp với người bệnh đang điều trị thuốc ARV, thuốc điều trị lao, nấm...Nếu Bác sĩ không nắm được tình hình sử dụng các thuốc có tương tác với methadon đề điều chỉnh liều thì có thể sẽ xảy ra tình trạng ngộ độc methadon hoặc có hội chứng cai ở người bệnh.
Người nghiện CDTP mắc bệnh lao, nắm được điều trị thay thế bằng thuốc methadone.
Người bệnh phải được điều trị theo phác đồ do Bộ y tế ban hành. Trong quá trình phải lưu ý tương tác giữa thuốc điều trị lao, nấm với methadon.
Người nghiện CDTP bị viêm gan B, C và tốn thương chức năng gan do các nguyên nhân khác được điều trị thay thế bằng thuốc methadone.
Nếu xét nghiệm viêm gan B, C dương tính, bác sĩ cần khuyên người bệnh không nên uống rượu bia và đồ uống có cồn.
Nếu người bệnh có biểu hiện viêm gan cấp tính hoặc tăng men gan (thường tăng trên 2,5 lần so với bình thường) cần được khám chuyên khoa để đánh giá theo dõi và điều trị hỗ trợ. Nếu bệnh gan nặng, bác sĩ cân nhắc điều chỉnh liều hoặc chia liều methadon.
Người bệnh có tổn thương chức năng gan do các nguyên nhân khác: Nếu người bệnh bị suy giảm chức năng gan nhiều thì phải điều chỉnh liều methadon cho thích hợp. Nếu suy chức năng gan nặng, bác sĩ cân nhắc giảm liều hoặc ngừng methadon.
Người bệnh đồng thời bị bệnh tâm thần
Trong quá trình điều trị mà phát hiện thấy người bệnh có các rối loạn tâm thần nhẹ (trầm cảm và lo lắng) thì cần tăng cường tư vẫn và hỗ trợ về mặt tâm lý, xã hội cho người bệnh.Trong trường hợp cân thiết nên mời hội chẩn với chuyên khoa tâm thần.
Nếu người bệnh có biểu hiện rối loạn tâm thần nặng, phải hội chẩn với chuyên khoa tâm thần: Nên cố gắng để người bệnh được tiếp tục điều trị methadon trong khi điều trị bệnh tâm thần vì ngừng methadon sẽ làm cho rồi loạn tâm thần và hành vi nặng thêm.
Trong trường hợp người bệnh rối loạn tâm thần nặng phải ngừng uống methadon, Bác sĩ nên cho người bệnh uống lại methadon ngay sau khi bệnh ồn định.
Lưu ý sự tương tác giữa thuốc methadon và một số thuốc điều trị tâm thần.
Uống lại methadon sau khi bỏ điều trị
Nếu người bệnh bỏ uống methadon, khi quay lại điều trị thì xử trí như sau
Bỏ uống thuốc 1 đến 3 ngày: Không thay đổi liều methadon đang điều trị.
Bỏ uống thuốc 4 đến 5 ngày: Đánh giá lại sự dung nạp thuốc của người bệnh. Cho 1/2 liều methadon bệnh nhân vẫn uống trước khi dừng điều trị đồng thời khám lại và cho liều methadon thích hợp.
Bỏ uống thuốc trên 5 ngày (từ ngày thứ 6 trở đi): Khởi liều methadon lại từ đầu.
Nôn sau khi uống methadon: Trong quá trình điều trị, nếu thấy người bệnh nôn sau khi uống methadon, xử trí như sau
Tính thời gian từ khi bệnh nhân uống thuốc đến khi nôn.
+ Nôn trong vòng 10 phút sau khi uống: Cân nhắc cho uống lại toàn bộ liều methadon.
+ Nôn trong vòng 10 - 30 phút sau khi uống: Đánh giá lại người bệnh sau 4 giờ nếu người bệnh có biểu hiện của hội chứng cai thì cho uống liều methadon bổ sung bằng 1⁄2 liều methadon đang dùng.
+ Nôn sau khi uống thuốc trên 30 phút: Liều thuốc đó đã được hấp thu và không cần bổ sung methadon.
Đối với phụ nữ có thai và những người bệnh nhạy cảm với tác dụng gây buôn nôn của các CDTP: Sử dụng một số loại thuốc chống nôn trong vài ngày đầu điều trị như: procloperazin, primperan, domperidon.
Theo dõi trong điều trị
Theo dõi lâm sàng
Các hành vi nguy cơ cao tiếp diễn trong quá trình điều trị: Tiếp tục sử dụng CDTP va cac chất gây nghiện khác.
Các dấu hiệu của hội chứng cai, dấu hiệu ngộ độc và quá liều.
Tiến triển của các bệnh cơ thể kèm theo: Điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV, điều trị lao, điều tri nam, điều trị viêm gan.
Các rối loạn tâm thần: Chú ý vấn đề trầm cảm và tự sát.
Các tình trạng bệnh lý khác.
Mức độ phục hồi các chức năng lao động, tâm lý và xã hội.
Xét nghiệm nước tiểu
Mục đích xét nghiệm nước tiêu: Xét nghiệm nước tiêu nhằm xác định người bệnh có sử dụng CDTP phục vụ cho chẩn đoán, đánh giá và điều chỉnh liều methadon thích hợp: góp phần đánh giá hiệu quả điều trị.
Tần suất xét nghiệm nước tiểu
+ Trong năm đầu của điều trị, tần suất xét nghiệm tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ nhưng không nên xét nghiệm ít hơn 1 lần/tháng.
+ Từ năm thứ hai trở đi, tiến hành làm xét nghiệm nước tiểu khi có chỉ định.
Xử trí khi xét nghiệm nước tiểu có chất gây nghiện
+ Xem lại liều methadon đang điều trị và điều chỉnh liều nếu cần thiết.
+ Trong giai đoạn điều trị duy trì, khi đã được chỉ định liều methadon thích hợp và áp dụng các biện pháp tư vấn mà người bệnh vẫn tiếp tục sử dụng CDTP (kết quả xét nghiệm nước tiểu vẫn dương tính 3 lần liên tiếp trở lên), cơ sở điều trị cần hội chẩn dé xem xét việc có tiếp tục điều trị nữa hay không.
Theo dõi tuân thủ điều trị
Người bệnh phải uống thuốc methadon hàng ngày dưới sự giám sát của cán bộ y tế đề đảm bảo điều trị hiệu quả và an toàn.
Các biện pháp hỗ trợ tuân thủ điều trị bao gồm
+ Tư vấn cho người bệnh và gia đình.
+ Hướng dẫn người bệnh và gia đình biết cách xử trí các tác dụn không muốn và các diễn biến bất thường trong quá trình điều trị.
+ Phối hợp với gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội động viên và giúp đỡ người bệnh tuân thủ điều trị.
Đánh giá kết quả điều trị: Đánh giá toàn điện về chắn đoán, điều trị và phục hồi chức năng, từ đó đưa ra kế hoạch điều trị cho giai đoạn tiếp theo.
+ Đánh giá về mặt lâm sàng: Sử dụng CDTP, liều điều trị, tư vấn, tuân thủ điều trị diễn biến về sức khoẻ và phục hồi chức năng của người bệnh.
+ Đánh giá về xét nghiệm: Xét nghiệm tìm CDTP (heroin) trong nước tiểu. xét nghiệm HIV, viêm gan B, C, chức năng gan (nếu có)...
Cách dùng: Có thể uống trực tiếp hoặc pha loãng với nước.
THẬN TRỌNG
Thận trọng khi chỉ định cho các đối tượng sau
Người bệnh có nguy cơ kéo dài khoảng QT trên điện tam đồ bao gồm những người có vấn đề về tim mạch, bệnh gan, hạ kali huyết, mất cân bằng điện giải có tiền sử gia đình bị đột quy. Ngoài ra, methadon cần được sử dụng thận trọng ở những người đang sử dụng 1 thuốc điều trị loạn nhịp thuốc có khả năng gây mất cân bằng điện giải, thuốc có khả năng gây ức chế CYP 3A4. Cần theo dõi điện tâm đồ ở các đối tượng bệnh nhân này trước khi sử dụng cũng như khi đang sử dụng ở mức liều ổn định.
Người bệnh nghiện nhiều loại ma túy.
Người bệnh nghiện rượu.
Người bệnh sử dụng đồng thời các thuốc gây tương tác thuốc.
Người bệnh có tiền sử sử dụng naltrexon.
Người bệnh tâm thân đang sử dụng các thuốc hướng thần.
Người bệnh đau mạn tính, hen phế quản, suy thượng thận. suy giáp phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường.
Sucralose: Những bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp của khéng dung nap fructose, kém hap thu glucose - galactose hoặc thiếu sucrase - isomaltase không nên dùng thuốc này.
Ethanol: Thuốc có chia ra 200 mg ethanol cho 5 ml dung dịch uống, có thể có hại cho người nghiện rượu, chú ý khi dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em, bệnh nhân có bệnh gan, động kinh.
PHỤ NỮ CÓ THAI
Không có chống chỉ định methadon với phụ nữ có thai. Những phụ nữ đang điều trị bằng methadon mà có thai, vân tiệp tục duy trì điều trị bằng methadon. Tuy nhiên. việc sử dụng phải hết sức thận trọng vì điều trị kéo đài bằng methadon làm tăng nguy cơ suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Duy trì liều ở mức độ phù hợp để người bệnh cảm thấy thoải mái, tránh xuất hiện hội chứng cai trong quá trình mang thai. Không nên giảm liều trong quá trình mang thai vì sẽ làm xuất hiện hội chứng cai do đó sẽ tăng nguy cơ sấy thai, thai không phát triển, đẻ hoặc thai chết lưu.
Trong quá trình mang thai, do tăng chuyển hóa methadon nên có biểu hiện thiếu liều vì vậy cần tăng liều methadon để tránh xuất hiện hội chứng cai nhất là trong 3 tháng cuối (nếu cần, có thể chia liều methadon thành 2 lần trong 1 ngày). Sau khi sinh 2 - 3 ngày thì giảm liều methadon cho phù hợp và duy trì liều này trong 2 - 3 tháng tiếp theo. Sau đo có thể cân nhắc việc tiếp tục giảm liều.
PHỤ NỮ CHO CON BÚ
Methadon qua được sữa mẹ, do đó không cho trẻ bú sữa mẹ nếu người mẹ đang điều trị bằng methadon.
Khi cai sữa, người mẹ đang uống methadon liều cao cần được tư vấn cai sữa từ từ đề: tránh xuất hiện hội chứng cai cho trẻ.
Trong trường hợp người mẹ nhiễm HIV cần được tư vấn Bác sĩ chuyên khoa HIV/AIDS. về việc cho con bú. Nên sử dụng sữa ngoài để thay thế.
NGƯỜI VẬN HÀNH MÁY MÓC, LÁI TÀU XE VÀ LÀM VIỆC TRÊN CAO
Tránh lái xe, hoặc điều khiển máy móc, làm việc trên cao đặc biệt trong thời gian đầu thuốc vì tác dụng phụ gây buồn ngủ.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Nhiều người bệnh đang điều trị methadon đồng thời đang được điều trị HIV/AIDS hoặc các bệnh lý khác kèm theo, do vậy cần lưu ý đặc biệt đến các tương tác giữa thuốc methadon với các thuốc khác như: Thuốc kháng Retrovirus (ARV), thuốc điều trị lao điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội, thuốc an thần, gây ngủ, thuốc giảm đau các loại. Tương tác giữa thuốc methadon với những thuốc tác động vào hệ thống men cytochrom P450 (CYP450) có thể dẫn tới
+ Giảm hiệu quả của liệu pháp điều trị duy trì bằng methadon.
+ Giảm hiệu quả của liệu pháp điều trị ARV.
+ Ngộ độc và các tác dụng không mong muốn.
+ Giảm tuân thủ điều trị.
Việc tiên lượng trước những tương tác có thể xảy ra giữa thuốc methadon và các thuốc khác là rất quan trọng giúp quyết định đổi loại thuốc hoặc thay đổi liều methadon khi cần thiết.
Các thuốc có tương tác với thuốc methadon có thể làm tăng hoặc giảm chuyển hóa
+ Các thuốc kích thích hệ thống CYP3A có thể gây tăng chuyển hóa methadon do vậy làm giảm nồng độ methadon trong máu, hậu quả là xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cai. Những thuốc thuộc nhóm này bao gồm: efavirenz (EFV), nevirapin (NVP), lopinavir/ritonavir (LPV/R), ritonavir (RTV), rifampicin, phenob&rbitat, carbamazepin, phenytoin.
+ Các thuốc ức chế hệ thống CYP3A có thể làm giảm chuyển hóa methadon! do vậy làm tăng nồng độ methadon trong máu, hậu quả là xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc methadon. Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm: fluconazol. Itraconazol, ketoconazol, ciprofloxacin, fluvoxamin (SSRI), sertralin (SSRI). Mặc dù có thể gây tăng 5 nồng độ methadon trong máu sau khi sử dụng các loại thuốc này nhưng rất hiếm khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như buồn ngủ.
+ Methadon có thể làm thay đổi nồng độ một số thuốc khác trong máu và là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thuốc (ví dụ như AZT, IMAO va thuốc chống trầm cảm ba vòng) Methadon cũng có thể làm giảm nồng độ một số thuốc trong máu và là nguyên nhân dẫn đến thiếu liều thuốc (ví dụ như DDI). Ngộ độc AZT có thể biểu hiện giống như các dấu hiệu của hội chứng cai.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Tác dụng không mong muốn của methadon cũng giống như của các opioid khác, thường nhất là buồn nôn và nôn, xảy ra trên khoảng 20 % bệnh nhân điều trị ngoại trú với methadon. Tác dụng không mong muốn nghiêm trọng nhất là ức chế hô hấp, có thể xuất hiện ngay cả trong giai đoạn ổn định. Ngưng thở sốc và ngừng tim đã xảy ra.
Các tác dụng không mong muốn sau đây được liệt kê theo hệ cơ quan và theo tần suất
Rất thường gặp > 1/10
Thường gặp> 1/100 đến < 1/10
Ít gặp > 1/1.000 đến < 1/100
Hiếm gặp > 1/10.000 đến < 1/1.000
Rất hiếm gặp < 1/10.000
Không biết (không thể ước tính từ dữ liệu sẵn có).
Hệ cơ quan |
Tần Suất |
Tác dụng không mong muốn |
Rối loạn máu và hệ bạch huyết |
Không biết |
Giảm tiểu cầu có hồi phục ở những bệnh nhân có phụ thuộc opioid có kèm bệnh viêm gan mạn tính |
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng |
Thường gặp |
Giữ dịch |
Không biết |
Biếng ăn, hạ kali máu, hạ magnesi máu |
|
Rối loạn tâm thần |
Thường gặp |
Hưng phấn, ảo giác |
Ít gặp |
Khó chịu, lệ thuộc thuốc, kích động, mất ngủ, mất phương hướng, giảm ham muốn |
|
Rối loạn hệ thần kinh |
Thường gặp |
An thần |
Ít gặp |
Đau đầu, ngất |
|
Rối loạn mắt |
Thường gặp |
Nhìn mờ, hẹp đồng tử, khô mắt |
Không biết |
Rung giật nhãn cầu |
|
Rối loạn tai và mê đạo |
Thường gặp |
Chóng mặt |
Rối loạn trên tim |
Hiếm gặp |
Nhịp tim chậm, đánh trống ngực, kéo dài khoảng QT và xoắn đỉnh |
Rối loạn mạch |
Ít gặp |
Đỏ bừng mặt, tăng huyết áp |
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất |
Ít gặp |
Phù phổi, trầm trọng thêm bệnh hen suyễn, khô mũi, ức chế hô hấp |
Rối loạn dạ dày ruột |
Rất thường gặp |
Buồn nôn, nôn |
Thường gặp |
Táo bón |
|
Ít gặp |
Khô miệng, viêm lưỡi |
|
Rối loạn gan mật |
Ít gặp |
Loạn vận động đường mật |
Rối loạn da và mô dưới da |
Thường gặp |
Phát ban tạm thời, đổ mồ hôi |
Ít gặp |
Ngứa, nổi mề đay, ban da |
|
Rối loạn nội tiết |
Không biết |
Tăng nồng độ prolactin khi sử dụng thuốc dài ngày |
Rối loạn thận và tiết niệu |
Ít gặp |
Tiểu ít |
Rối loạn hệ sinh dục và ngực |
Ít gặp |
Giảm khả năng sinh dục, đa tiết sữa, đau bụng kinh, vô kinh |
Rối loạn tổng quát |
Thường gặp |
Mệt mỏi, buồn ngủ |
Ít gặp |
Phù chi dưới, suy nhược, phù nề, hạ thân nhiệt |
|
Khác |
Thường gặp |
Tăng cân |
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ
Bệnh nhân uống liều cao hơn liều được kê đơn
+ Cần theo dõi người bệnh chặt chẽ trong 4 giờ sau khi uống methadon.
+ Nếu có biểu hiện ngộ độc cần điều trị theo hướng dẫn.
Triệu chứng ngộ độc cấp
+ Suy hô hấp, rối loạn ý thức, co đồng tử, hạ huyết áp.
+ Xử trí: Trước hết phải để người bệnh nằm ở phòng thoáng để tiền hành cấp cứu (tốt nhất là chuyển đến khoa hồi sức cấp cứu càng sớm càng tốt).
Nếu người bệnh có biểu hiện ngạt thở
+ Tiến hành thổi ngạt, nếu không kết quả thì tiến hành bóp bóng AMBU nếu người bệnh có biểu hiện nặng hơn (ngừng thở hoặc tím tái nhiều) thì cho thở máy.
+ Tiêm naloxon (thuốc giải độc đặc hiệu): Tiêm tĩnh mạch chậm naloxon (Narcan): ống 0.4 mg x 01 ống/lần tiêm; có thể tiêm tiếp lần thứ 2 sau 5 phút. Có thể truyền tĩnh mạch naloxon bằng cách hòa 2 mg naloxon (5 ống) trong 500 ml natri clorid (NaCl) 0.9 % tốc độ truyền thay đổi tuỳ theo đáp ứng lâm sàng. Có thể dùng naloxon tiêm dưới da hoặc tiêm bắp với tổng liều có thể tới 10 mg.
Kết hợp giải độc bằng truyền các dung dịch mặn, ngọt đẳng trương.
Theo dõi lâm sàng
Quan sát sự đáp ứng của người bệnh khi tiêm hoặc truyền naloxon
+ Nếu đồng tử giãn ra, thở lại, tỉnh ra, đỡ dần tím tái... tức là tình trạng tốt dần lên
+ Nếu kích thước đồng tử co đưới 2 mm là triệu chứng ngộ độc chất dạng thuốc phiện.
+ Nếu đồng tử giãn, rồi sau đó lại có là biểu hiện chưa hết ngộ độc opiat cần phải tiêm lại naloxon.
Sau 3 lần tiêm, không có đáp ứng lâm sàng thì huỷ bỏ chẩn đoán quá liều opiat.
Tiếp tục theo dõi người bệnh 4 giờ sau khi dùng liều naloxon cuối cùng.
KHUYẾN CÁO
Không nên dùng thuốc quá hạn (có ghi rõ trên nhãn) hay khi có sự nghi ngờ về chất lượng thuốc.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Muốn biết thêm thông tin, xin h của Bác sĩ hoặc Dược sĩ.
ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN, HẠN DÙNG
Để thuốc nơi khô, thoáng, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Danh mục thuốc
- Thuốc tẩy trùng và khử trùng
- Thuốc gây mê, tê
- Thuốc giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ
- Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mãn
- Thuốc giải độc
- Vitamin và các chất vô cơ
- Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
- Chế phẩm máu - Dung dịch cao phân tử
- Dung dịch thẩm phân màng bụng
- Thuốc dùng chẩn đoán
-
Sinh phẩm miễn dịch
- Huyết thanh và Globulin miễn dịch
-
Vắc xin
- Vắc xin phòng Lao
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
- Vắc xin phối hợp phòng 5 Bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib
- Vắc xin phòng Sởi
- Vắc xin phòng Viêm gan B
- Vắc xin phòng Bại liệt
- Vắc xin phòng uốn ván
- Vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản
- Vắc xin phòng Thương hàn
- Vắc xin phòng Tả
- Vắc xin phòng Rubella
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Uốn ván
- Vắc xin phòng dại
- Vắc xin tổng hợp phòng 6 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib và Viêm gan B
- Vắc xin phòng bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn toàn thân do phế cầu Streptococcus
- Vắc xin polysaccharide phế cầu liên hợp với protein D của Haemophilus influenzae không định tuýp (NTHi)
- Vắc xin phối hợp phòng 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt
- Vắc xin phòng bệnh 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Hib
- Vắc xin phối hợp phòng bệnh 02 bệnh: Sởi - Rubella
- Vắc xin phòng Tiêu chảy do Rotavirus
- Vắc xin phòng Cúm mùa
- Vắc xin phòng Não mô cầu
- Vắc xin phòng Viêm màng não mủ
- Vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung
- Vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh: Sởi - Quai bị - Rubella
- Vắc xin phòng thủy đậu
- Vắc xin phòng Viêm gan A
- Vắc xin phòng bệnh do Hib
- Vắc xin phòng bệnh Sốt vàng
- Vắc xin 5 trong 1
-
Thuốc kháng sinh
- Thuốc trị giun, sán
-
Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Thuốc nhóm beta- lactam
- Thuốc nhóm aminoglycoside
- Thuốc nhóm chloramphenicol
- Thuốc nhóm Nitroimidazol
- Thuốc nhóm lincosamid
- Thuốc nhóm macrolid
- Thuốc nhóm quinolone
- Thuốc nhóm sulfamid
- Thuốc nhóm nitrofuran
- Thuốc nhóm tetracyclin
- Thuốc chữa bệnh phong
- Thuốc chữa bệnh lao
- Thuốc dự phòng cho điều trị lao kháng đa thuốc
- Thuốc chống nấm
- Thuốc điều trị bệnh do động vật nguyên sinh
- Thuốc chống virus
- Thuốc nhóm penicillin
- Thuốc tác dụng đối với máu
- Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
- Thuốc tim mạch
- Thuốc đường tiêu hóa
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc điều trị bênh Gut và các bênh xương khớp
- Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
- Thuốc điều trị đau nửa đầu
- Thuốc chống co giật động kinh
- Thuốc chống Parkinson
- Thuốc chống rồi loạn tâm thần
- Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
- Hormon, nội tiết tố, thuốc tránh thụ thai
- Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
- Nhóm thuốc chuyên biệt chăm sóc cho trẻ sơ sinh thiếu tháng
- Thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng
- Thuốc ngoài da