Glucobay 100mg - Đức
- Số đăng ký:Glucobay 100mg
- Phân Loại: Thuốc kê đơn
- Hoạt chất - Nồng độ/ Hàm lượng: Acarbose - 100mg
- Dạng bào chế:Viên nén
- Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
- Tuổi thọ:36 tháng
- Tiêu chuẩn:TCCS
- Công ty sản xuất: Bayer Pharma AG. Đức
- Công ty đăng ký: Bayer (South East Asia) Pte, Ltd. Singapore
- Tình trạng: Còn hàng
Thông tin chi tiết
Thành phần
Hoạt chất: 1 viên chứa 100mg acarbose.
Tá dược: Microcrystalline cellulose, Silicon dioxide có tính phân tán cao, magnesium stearate, bột ngô.
Dược lực học
Hoạt tính của acarbose biểu hiện ở ống tiêu hoá. Tác dụng dựa vào cơ chế ức chế men a-glucosidase, đây là một men ở ruột, xúc tác cho sự giáng hoá disaccharide, oligosaccharide và polysaccharide.
Điều này dẫn tới một sự làm chậm phụ thuộc liều đối với sự tiêu hoá các carbonhydrate nêu trên.
Quan trọng nhất là glucose sinh ra từ carbonhydrate sẽ chậm phóng thích và chậm hấp thu vào máu hơn. Bằng cơ chế này, acarbose sẽ làm chậm và làm giảm sự tăng đường máu sau ăn. Kết quả là Glucobay có tác dụng làm cân bằng sự hấp thu glucose qua ruột, sự dao động của glucose máu trong ngày sẽ giảm bớt và giảm giá trị trung bình của glucose máu.
Dược động học
Hấp thu và sinh khả dụng
Sinh khả dụng chỉ trong khoảng từ 1-2%. Tỉ lệ này hoàn toàn thấp dựa trên các chất ức chế đã có sẵn, bởi vì acarbose chỉ hoạt động bên trong ruột. Do đó sinh khả dụng thấp không ảnh hưởng tới các tác dụng điều trị.
Phân bố
Thể tích phân bố tương đối là 0,32 l/kg trọng lượng cơ thể được tính trên những người tình nguyện khoẻ mạnh từ nồng độ thuốc trong huyết tương (liều tĩnh mạch là 0,4mg/kg trọng lượng cơ thể)
Chuyển hoá và thải trừ
Thời gian bán thải huyết tương của chất ức chế là 3,7 ± 2,7 giờ cho giai đoạn phân bố và 9,6 ± 4,4 giờ cho giai đoạn thải trừ.
Tỉ lệ chất ức chế được thải trong nước tiểu là 1,7% liều dùng, 51% hoạt tính được thải trong vòng 96 giờ theo đường phân.
Chỉ định
Điều trị kết hợp với chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân đái tháo đường.
Chống chỉ định
Tình trạng quá mẫn cảm với arcabose và/hoặc các thành khác của thuốc.
Bệnh lý đường tiêu hóa mãn tính với các biểu hiện rối loạn về tiêu hoá và hấp thu.
Các tình trạng bệnh lý và có thể diễn biến xấu hơn do sự tăng sinh hơi trong ruột (như hội chứng Roemheld, thoát vị, tắc ruột và loét đường tiêu hóa). Glucobay chống chỉ định ở những bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải < 25ml/phút).
Liều dùng
Liều dùng điều trị thông thường kết hợp với chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân đái tháo đường.
Liều dùng phải được bác sĩ điều chỉnh để phù hợp với từng bệnh nhân, vì hiệu quả và độ dung nạp của thuốc thay đổi từ người này sang người khác.
Liều dùng:
Trừ khi được kê toa theo cách khác, liều dùng như sau:
Khởi đầu: 1 viên Glucobay 50mg/lần, ngày 3 lần hay 1/2 viên Glucobay 100mg/lần, ngày 3 lần.
Tiếp theo: 2 viên Glucobay 50mg/lần, ngày 3 lần hay 1 viên Glucobay 100mg/lần, ngày 3 lần.
Cũng có khi cần tăng liều hơn nữa, tới 200mg Glucobay/lần, ngày 3 lần.
Nếu người bệnh chưa có đáp ứng lâm sàng thích đáng trong liệu trình điều trị trước đó, thì có thể tăng liều sau 4 đến 8 tuần. Nếu gặp than phiền kiệt sức mặc dù đã tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng thì không nên tăng liều hơn nữa, mà có thể cần phải giảm liều. Liều trung bình là 300mg Glucobay/ngày (tương ứng với 2 viên nén Glucobay 50mg/lần hoặc 1 viên nén Glucobay 100mg/lần, ngày 3 lần).
Liều lượng và Cách dùng trong điều trị Phòng ngừa đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân Rối loạn Dung nạp đường:
Liều khuyến cáo: 100mg/lần, ngày 3 lần.
Nên khởi đầu điều trị với liều 50mg một lần ngày và tăng dần đến 100mg/lần, ngày 3 lần trong vòng 3 tháng.
Cách dùng thuốc:
Thuốc Glucobay chỉ có hiệu lực khi được nuốt nguyên viên thuốc với một ít nước ngay trước bữa ăn hay nhai cùng với một ít thức ăn ngay trong những miếng thức ăn đầu tiên của bữa ăn.
Những đối tượng đặc biệt:
Trẻ em và thanh thiếu niên
Người già (trên 65 tuổi)
Không cần chỉnh liều hoặc thời gian sử dụng thuốc theo tuổi của bệnh nhân.
Bệnh nhân bị suy gan
Không cần điều chỉnh liều trên những bệnh nhân đã có suy chức năng gan từ trước.
Suy thận: Xin đọc phần chống chỉ định.
Không có nhận định về việc hạn chế thời gian sử dụng viên acarbose.
Tác dụng không mong muốn
Tần suất các tác dụng ngoại ý (ADRs) được báo cáo của Glucobay dựa trên những nghiên cứu có kiềm chứng với giả dược khi dùng Glucobay theo phân loại CIOMS III về tần suất (số liệu cơ bản của các nghiên cứu có kiểm chứng với giả dược trong thử nghiệm lâm sàng: Glucobay N= 8.595; placebo N=7.278, thời điểm: 10/2/2006) được tóm tắt dưới đây:
Trong tần suất xuất hiện của mỗi nhóm, các tác dụng ngoại ý được trình bày theo thứ tự giảm dần mức độ nghiêm trọng. Tần suất rất hay gặp là (≥1/10), hay gặp là (≥ 1/100 đến < 1/10), ít gặp là (≥ 1/1,000 đến < 1/100) và hiếm gặp là (≥ 1/10,000 đến < 1/1,000).
Các tác dụng ngoại ý được xác định trong các nghiên cứu hậu mãi (cho đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2005) không đánh giá tần suất xẩy ra và được liệt kê dưới dạng “chưa biết”.
Hệ cơ quan (MedDRA) |
Rất bình thường |
Bình thường |
Không bình thường |
Hiếm khi |
Không rõ |
Rối loạn máu và hệ bạch huyết |
Giảm tiểu cầu |
||||
Rối loạn hệ miễn dịch |
Phản ứng dị ứng (phát ban, ban đỏ, ngoại ban, chứng mày đay) |
||||
Rối loạn hệ mạch |
Phù |
||||
Rối loạn tiêu hóa |
Đầy hơi |
Tiêu chảy, đau dạ dày-ruột và bụng |
Buồn nôn, nôn, chứng khó tiêu |
Viêm ruột/tắc ruột Trướng khí nang ruột |
|
Rối loạn hệ gan - mật |
Tăng men gan thoáng qua |
Vàng da |
Viêm gan |
Thuật ngữ MedDRA được dùng để mô tả một phản ứng nhất định với các triệu chứng và tình trạng có liên quan. ADR được mô tả dựa theo MedDRA phiên bản 11.1
“Cùng với các rối loạn và bất thường về chức năng gan, gần đây tại Nhật bản cũng có những thông báo đặc biệt về tổn thương gan.”
Một vài trường hợp bệnh viêm gan bạo phát đe doạ tính mạng đã được báo cáo tại Nhật Bản. Tuy nhiên nguyên nhân có liên quan tới Glucobay hay không vẫn chưa rõ ràng.
Nếu không theo dõi chế độ ăn kiêng được chỉ định cho bệnh nhân tiểu đường, tác dụng ngoại ý ở ruột có thể tăng thêm. Nếu có xuất hiện các rối loạn trầm trọng, mặc dù đã tuân thủ đúng chế độ ăn kiêng đã chỉ định, phải đi khám bệnh ngay và phải giảm liều của thuốc tạm thời hay lâu dài. Ở bệnh nhân dùng liều hàng ngày 150mg đến 300mg Glucobay/ngày, hiếm gặp bất thường về xét nghiệm chức năng gan trên lâm sàng (tức là trị số xét nghiệm gấp 3 lần ranh giới tối đa cho phép). Đây là những ảnh hưởng thoáng qua khi dùng liệu pháp điều trị Glucobay.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tương tác với các thuốc khác
Trong quá trình điều trị bằng Glucobay, đường sucrose (đường mía) và các loại thực phẩm có chứa sucrose thường gây cảm giác khó chịu ở bụng, thậm chí gây tiêu chảy do hiện tượng gia tăng sự lên men carbohydrate ở đại tràng.
Acarbose có tác dụng chống tăng đường huyết, nhưng chính nó không gây ra hiện tượng hạ đường huyết.
Những bệnh nhân sử dụng sulfonylurea, insulin hoặc metformin": CÁc thuốc sulfonylurea, insulin hoặc metformin có thể gây ra hạ đường huyết. Acarbose được sử dụng kết hợp với một thuốc sulfonylurea, insulin hoặc metformin có thể làm giảm thêm đường huyết và có thể làm tăng khả năng cho hạ đường huyết. Nếu hạ đường huyết xảy ra, nên hiệu chỉnh liều thích hợp cho các thuốc này. Có rất hiếm các trường hợp đơn lẻ bị sốc hạ đường huyết được báo cáo trên những bệnh nhân được điều trị bằng acarbose phối hợp với sulfonyluera, insulin hoặc metformin.
Nên lưu ý rằng nếu hạ đường huyết cấp xảy ra trong quá trình điều trị bằng Glucobay, thì quá trình thoái giáng, đường sucrose (đường mía) thành fructose và glucose xảy ra chậm hơn. Do đó nếu xảy ra hiện tượng hạ đường huyết, đường sucrose không thích hợp để cải thiện nhanh tình trạng hạ đường huyết và thay vào đó nên dùng glucose.
Glucobay được nhận thấy có làm thay đổi sinh khả dụng của Digoxin khi sử dụng đồng thời, nên có thể cần phải chỉnh liều của Digoxin.
Các chất hấp phụ đường ruột (ví dụ than hoạt) và các chế phẩm men tiêu hóa có chứa các enzym cắt carbohydrat (ví dụ amylase, pancreatin) có thể làm giảm hiệu quả của Glycobay và không nên sử dụng đồng thời. Sử dụng đồng thời Glucobay với neomycin đường uống có thể dẫn đến gia tăng sự giảm đường huyết sau ăn và tăng tần suất của các tác dụng ngoại ý nghiêm trọng trên đường tiêu hóa. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng cần xem xét việc giảm tạm thời liều của Glucobay.
Không có tương tác giữa Glycobay với dimeticon/simethicon.
Một số thuốc làm tăng đường huyết và có thể dẫn đến làm mất kiểm soát đường huyết. Các thuốc này bao gồm các thiazid và các thuốc lợi tiểu khác, corticosteroid, phenothiazin, các thuốc cho tuyến giáp trạng, estrogen, thuốc tránh thai đường uống, phenytoin, acid nicotinic, cácc thuốc giôgns giao cảm, thuốc chẹn kênh calci và isoniazid. Khi các thuốc này được sử dụng trên những bệnh nhân sử dụng Glucobay, bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ việc mất kiểm soát đường huyết. Khi ngừng sử dụng các thuốc này trên những bệnh nhân sử dụng phối hợp Glycobay với sulfonylurea hoặc insulin, bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ bất kỳ bằng chứng của hạ đường huyết.
Lưu ý khi sử dụng
Ở một số trường hợp, có hiện tượng tăng men gan không có triệu chứng lâm sàng có thể xảy ra. Vì vậy, cần theo dõi men gan trong 6 đến 12 tháng đầu điều trị. Trong những trường hợp có thể đánh giá được, những thay đổi trên có thể phục hồi khi ngưng sử dụng Glycobay.
Sự an toàn và hiệu quả của Glucobay đối với bệnh nhân dưới 18 tuổi chưa được chứng minh.
Cần chăm sóc đặc biệt trên những bệnh nhân đái tháo đường nhiễm toan ceton.
Tăng nồng độ các transaminase trong huyết thanh.
Trong một nghiên cứu dài hạn (đến 12 tháng, ba gồm các liều viên nén Acarbose lên tới 300mg, 3 lần/ngày) được thực hiện tại Hoa Kỳ, sự gia tăng các transaminase huyết thanh (AST và/hoặc ALT) trong thời gian điều trị ở trên mức giới hạn trần của bình thường (ULN), gấp 1,8 lần mức giới hạn trần, và gấp 3 lần mức giới hạn trần xảy ra lần lượt với tỷ lệ 14%, 6% và 3% trên nhóm bệnh nhân được điều trị với Acarbose so sánh với tỉ lệ tương ứng 7%, 2% và 1% trên nhóm bệnh nhân được điều trị với giả dược. Mặc dù sự khác nhau giữa các nhóm điều trị là có ý nghĩa thống kê, nhưng sự gia tăng này không có triệu trứng, có thể phục hồi và phổ biến hơn ở phụ nữ và nhìn chung, không có đi kèm với các bằng chứng rối loạn chức năng gan khác. Ngoài ra, sự gia tăng của các transaminase huyết thanh có liên quan đến liều. Trong những nghiên cứu tại Hoa Kỳ, bao gồm cả liều của Acarbose được tăng lên đến mức tối đa được phê duyệt là 100mg dùng 3 lần/ngày, thì sự gia tăng trong thời gian điều trị của AST và/hoặc ALT ở bất kỳ mức độ nghiêm trọng nào đều tương tự giữa nhóm bệnh nhân được điều trị với Acarbose và nhóm bệnh nhân được điều trị với giả dược (p≥0.496).
Trên những bệnh nhân sử dụng Glycobay liều hàng ngày được khuyến cáo từ 150 đến 300mg, hiếm có những xét nghiệm chức năng gan bất thường liên quan lâm sàng được quan sát thấy (cao hơn gấp 3 lần mức giới hạn trần). Những giá trị bất thường có thể chỉ thoáng qua trong thời gian điều trị Glycocay. Các trường hợp riêng lẻ của viêm gan tối cấp và tử vọng được báo cáo tại Nhật. Mối liên quan với Glucobay không rõ ràng.
Các xét nghiệm cận lâm sàng
Nên theo dõi sự đáp ứng điều trị với viên nén Acarbose qua các xét nghiệm đường huyết định kỳ. Sự đo lường mức độ hemoglobin được glycoslat hóa được khuyến cáo để theo dõi kiểm soát đường huyết dài hạn.
Viên nén acarbose, đặc biệt với liều vượt quá 50mg 3 lần/ngày, có thể làm tăng nồng độ các transamiase huyết thanh và, trong một vài trường hợp hiếm làm tăng bilirubin máu. Nồng độ transaminase huyết thanh được khuyến cáo kiểm tra cứ 3 tháng/lần trong 1 năm đầu điều trị với viên nén Acarbose và định kỳ sau đó. Nếu quan sát thấy các transaminase tăng lên, thì nên chỉ định giảm liều hoặc ngưng điều trị, đặc biệt nếu sự gia tăng này kéo dài.
Quá liều
Khi uống viên Glucobay quá liều với nước và/hoặc thức ăn chứa carbonhydrate (polysaccharides, oligosaccharides hoặc disaccharides) thì có thể dẫn tới chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Trong trường hợp quá liều bệnh nhân không nên dùng thức ăn, đồ uống chứa carbohydrate (polysaccharides, oligosaccharides hoặc disaccharides) trong 4 đến 6 giờ.
Bảo quản
Không để thuốc ở nhiệt độ trên 30°C.
Một số thuốc biệt dược liên quan
Danh mục thuốc
- Thuốc tẩy trùng và khử trùng
- Thuốc gây mê, tê
- Thuốc giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ
- Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mãn
- Thuốc giải độc
- Vitamin và các chất vô cơ
- Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
- Chế phẩm máu - Dung dịch cao phân tử
- Dung dịch thẩm phân màng bụng
- Thuốc dùng chẩn đoán
-
Sinh phẩm miễn dịch
- Huyết thanh và Globulin miễn dịch
-
Vắc xin
- Vắc xin phòng Lao
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
- Vắc xin phối hợp phòng 5 Bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib
- Vắc xin phòng Sởi
- Vắc xin phòng Viêm gan B
- Vắc xin phòng Bại liệt
- Vắc xin phòng uốn ván
- Vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản
- Vắc xin phòng Thương hàn
- Vắc xin phòng Tả
- Vắc xin phòng Rubella
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Uốn ván
- Vắc xin phòng dại
- Vắc xin tổng hợp phòng 6 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib và Viêm gan B
- Vắc xin phòng bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn toàn thân do phế cầu Streptococcus
- Vắc xin polysaccharide phế cầu liên hợp với protein D của Haemophilus influenzae không định tuýp (NTHi)
- Vắc xin phối hợp phòng 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt
- Vắc xin phòng bệnh 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Hib
- Vắc xin phối hợp phòng bệnh 02 bệnh: Sởi - Rubella
- Vắc xin phòng Tiêu chảy do Rotavirus
- Vắc xin phòng Cúm mùa
- Vắc xin phòng Não mô cầu
- Vắc xin phòng Viêm màng não mủ
- Vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung
- Vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh: Sởi - Quai bị - Rubella
- Vắc xin phòng thủy đậu
- Vắc xin phòng Viêm gan A
- Vắc xin phòng bệnh do Hib
- Vắc xin phòng bệnh Sốt vàng
- Vắc xin 5 trong 1
-
Thuốc kháng sinh
- Thuốc trị giun, sán
-
Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Thuốc nhóm beta- lactam
- Thuốc nhóm aminoglycoside
- Thuốc nhóm chloramphenicol
- Thuốc nhóm Nitroimidazol
- Thuốc nhóm lincosamid
- Thuốc nhóm macrolid
- Thuốc nhóm quinolone
- Thuốc nhóm sulfamid
- Thuốc nhóm nitrofuran
- Thuốc nhóm tetracyclin
- Thuốc chữa bệnh phong
- Thuốc chữa bệnh lao
- Thuốc dự phòng cho điều trị lao kháng đa thuốc
- Thuốc chống nấm
- Thuốc điều trị bệnh do động vật nguyên sinh
- Thuốc chống virus
- Thuốc nhóm penicillin
- Thuốc tác dụng đối với máu
- Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
- Thuốc tim mạch
- Thuốc đường tiêu hóa
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc điều trị bênh Gut và các bênh xương khớp
- Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
- Thuốc điều trị đau nửa đầu
- Thuốc chống co giật động kinh
- Thuốc chống Parkinson
- Thuốc chống rồi loạn tâm thần
- Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
- Hormon, nội tiết tố, thuốc tránh thụ thai
- Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
- Nhóm thuốc chuyên biệt chăm sóc cho trẻ sơ sinh thiếu tháng
- Thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng
- Thuốc ngoài da