DEXTRAN 70
- Số đăng ký:VN - 0039 - 06
- Phân Loại: Thuốc kê đơn
- Hoạt chất - Nồng độ/ Hàm lượng: Dextran TLPT cao 6%
- Dạng bào chế:Dung dịch tiêm truyền
- Quy cách đóng gói: Đóng chai 500 ml
- Tuổi thọ:Đang cập nhật
- Tiêu chuẩn:Đang cập nhật
- Công ty sản xuất: Changchun Global Trust Pharmaceutical Co. Ltd – Trung Quốc
- Công ty đăng ký: Austin Pharm Specialties Company
- Tình trạng: Còn hàng
Thông tin chi tiết
DEXTRAN 70
Dextran 70 là dung dịch keo ưu trương, chứa 6% dextran trọng lượng phân tử cao, trung bình 70000. Liên kết polyme chủ yếu là liên kết 1,6 - glucosid.
Tên chung quốc tế: Dextran 70
Loại thuốc: Dịch truyền thay thế huyết tương.
DẠNG THUỐC VÀ HÀM LƯỢNG
Dextran 70 dung dịch trong dung dịch natri clorid 0,9%.
Dextran 70 dung dịch trong dung dịch glucose 5%.
DƯỢC LÝ VÀ CƠ CHẾ TÁC DỤNG
Dextran 70 là dung dịch keo ưu trương, chứa 6% dextran trọng lượng phân tử cao, trung bình 70000. Liên kết polyme chủ yếu là liên kết 1,6 - glucosid.
Dextran 70 giống albumin người về trọng lượng phân tử và tác dụng dược lý. Sau khi truyền tĩnh mạch, tác dụng chủ yếu làm tăng thể tích tuần hoàn là do tác dụng thẩm thấu keo kéo nước từ gian kẽ tế bào vào trong lòng mạch máu. Thể tích huyết tương tăng hơn lượng dextran 70 được truyền vào một ít. Thể tích huyết tương tăng tối đa sau khi ngừng truyền dịch khoảng 1 giờ. Mức độ và thời gian thể tích huyết tương tăng phụ thuộc vào thể tích dịch truyền, thể tích huyết tương trước khi truyền, và tốc độ thận đào thải dextran 70. Thoạt đầu, lưu lượng tim, cung lượng tâm thu, áp lực nhĩ phải và áp lực tĩnh mạch tăng lên nhưng có thể trở về bình thường sau vài giờ.
Dextran có trọng lượng phân tử nhỏ hơn 50000 được thải qua thận. Ở người bệnh có chức năng thận bình thường 50% lượng truyền vào được thải theo nước tiểu trong vòng 24 giờ. Các phân tử có trọng lượng 50000 hoặc lớn hơn bị giáng hóa chậm thành glucose rồi được chuyển hóa thành carbon dioxyd và nước. Một lượng nhỏ được thải vào ống tiêu hóa rồi ra ngoài theo phân.
Dextran 70 được dùng để bồi phụ dịch ban đầu và làm tăng thể tích huyết tương trong khi điều trị hỗ trợ một số loại sốc hoặc đe dọa bị sốc khi chưa có máu toàn phần hoặc chế phẩm của máu hay khi tình trạng quá nguy cấp, không thể làm được phản ứng chéo cần thiết. Dextran 70 khác dextran 40 về trọng lượng phân tử, tác dụng lên vi tuần hoàn và cả tác dụng phụ. Dextran 70 có thể ức chế chức năng tiểu cầu.
Nhiều người mẫn cảm với dextran do đã từng ăn các loại đường gây mẫn cảm. Bởi vậy có nguy cơ bị các phản ứng kiểu bệnh huyết thanh thường dẫn đến choáng phản vệ (1 - 2%). Có thể tránh được bằng cách dùng dextran phân tử nhỏ (dextran 1) trước khi truyền dextran 70. Dextran phân tử nhỏ (monome) gắn vào Fab của IgG và do đó ngăn nguy cơ xảy ra phản ứng kiểu bệnh huyết thanh. Vì vậy, dùng dextran 1 trước khi truyền là tuyệt đối cần thiết.
CHỈ ĐỊNH
Bồi phụ dịch sớm và làm tăng thể tích huyết tương trong sốc do bỏng, phẫu thuật, mất máu, chấn thương có giảm thể tích tuần hoàn.
Bổ trợ cho điều trị thận hư, nhiễm độc thai nghén cuối thai kỳ.
Phòng huyết khối tĩnh mạch sâu sau phẫu thuật.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có tiền sử mẫn cảm với dextran.
Người bệnh suy tim mất bù (nguy cơ quá tải tuần hoàn).
Người bệnh rối loạn chảy máu nặng.
Người bệnh mất dịch ngoại bào.
Người bệnh suy thận nặng.
THẬN TRỌNG
Người bệnh giảm tiểu cầu (thời gian chảy máu có thể bị kéo dài tạm thời ở người bệnh được truyền trên 1000 ml dung dịch 6% dextran 70).
Người bệnh phù phổi.
Người bệnh bị suy thận.
Người bệnh bị bệnh trong ổ bụng, người bệnh đang phẫu thuật ruột.
Truyền một lượng lớn dextran 70 sẽ làm giảm nồng độ protein huyết tương.
Phải đo hematocrit của người bệnh sau khi truyền dextran 70. Cần tránh không để hematocrit xuống thấp dưới 30%.
THỜI KỲ MANG THAI
Chỉ dùng dextran 70 cho người mang thai khi thật cần thiết. Khi gây tê quanh màng cứng hoặc gây mê mổ đẻ nhằm mục đích dự phòng thì không được truyền dung dịch dextran vì có nguy cơ làm thai chết hoặc để lại di chứng thần kinh nặng cho trẻ sơ sinh. Phải tuân theo chỉ định một cách nghiêm túc và phải dùng dextran 1 trước cho người bệnh để ức chế hapten và đề phòng phản vệ.
THỜI KỲ CHO CON BÚ
Chưa có dữ liệu.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN (ADR)
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Toàn thân: Các phản ứng phản vệ/dạng phản vệ như mày đay, sung huyết mũi, thở khò khè, tức ngực, giảm huyết áp nhẹ hoặc nặng có thể tử vong, sốt, đau khớp. Quá mẫn với dextran thường xảy ra sớm lúc mới truyền và ngay từ lần truyền đầu tiên. Ðiều này có thể ngăn chặn được một cách rất hữu hiệu bằng cách dùng dextran 1 trước khi truyền dextran 70
Tuần hoàn: Quá tải, nhịp nhanh, hạ huyết áp.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn; ở người bệnh gây mê: nôn, đại tiện không tự chủ.
Suy thận cấp: Tỷ lệ suy thận do dextran cao hơn ở người bệnh có chức năng thận tổn thương từ trước (creatinin huyết thanh 2,5 mg/100 ml). Dùng chất cản quang càng làm tăng nguy cơ suy thận cấp do có liên quan đến cơ chế sinh bệnh suy thận do dextran. Khi dùng đồng thời dextran và chất cản quang cần theo dõi chặt chẽ chức năng thận.
HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ TRÍ ADR
Chuẩn bị người bệnh bằng dùng trước dextran monome (loại phân tử nhỏ như dextran 1)
Mọi dịch truyền keo bồi phụ dịch được bán hiện nay, dù là tự nhiên hay tổng hợp, đều có thể gây phản ứng phản vệ hoặc kiểu phản vệ (phản ứng thuộc loại III) với các mức độ nặng nhẹ và tần suất khác nhau. Phản ứng phản vệ nặng chỉ xảy ra ở người bệnh đã có sẵn kháng thể IgG kháng dextran. Truyền dextran tạo những phức hợp lớn miễn dịch làm khởi động một chuỗi phản ứng dây chuyền các hệ thống enzym, ở bạch cầu và tiểu cầu. Người bệnh có tác dụng không mong muốn nặng đều có hiệu giá kháng thể kháng dextran cao trong máu. Có thể phòng các tác dụng trên bằng cách phong bế các điểm phản ứng trên kháng thể bằng các monome dextran nhỏ, đó là ức chế hapten. Cách làm là tiêm tĩnh mạch một lượng dextran có trọng lượng phân tử rất nhỏ (dextran 1 có phân tử lượng 1000 dalton như Promiten) trước khi bắt đầu truyền dextran; như vậy sẽ ngăn chặn kháng thể kháng dextran vốn có và đang lưu hành không tiếp xúc được với các vị trí kết hợp của kháng thể.
Hướng dẫn đề phòng tác dụng không mong muốn: Dùng Promiten trước dextran 70 như đã nói ở trên. Phải theo dõi người bệnh thật sát sao trong lúc truyền 20 - 30 ml đầu tiên. Phương tiện và thuốc hồi sức cấp cứu phải sẵn sàng. Khi có dấu hiệu đầu tiên của tác dụng không mong muốn phải ngừng truyền ngay.
Gợi ý điều trị phản ứng phản vệ: Nếu nghi ngờ có phản ứng phản vệ, trước tiên cần tiêm 0,05 - 0,1 mg adrenalin vào bắp thịt hay vào tĩnh mạch (tác dụng của corticosteroid chỉ xuất hiện sau 5 - 10 phút).
Sau đó dùng glucocorticoid: Prednisolon 250 - 1000 mg (tiêm tĩnh mạch) và cả phối hợp các thuốc ức chế thụ thể histamin H1 và H2. Cimetidin cùng với thuốc ức chế H1 tỏ ra có tác dụng tốt để điều trị phản vệ.Nếu cần, áp dụng các biện pháp khác như hô hấp hỗ trợ, xoa bóp tim.
Nếu chức năng thận suy giảm và nếu có thiểu niệu hay vô niệu: Phải ngừng dùng dextran 70 và gây lợi tiểu bằng cách truyền tĩnh mạch dung dịch natri clorid đẳng trương; nếu vẫn còn thiểu niệu thì phải dùng furosemid hay mannitol; rút bỏ huyết tương là giải pháp thích hợp và có hiệu quả để thanh lọc dextran.
Nếu xảy ra xuất huyết (vì dextran tương tác với yếu tố VIII) ở người bệnh thiếu yếu tố VIII tiềm ẩn thì phải dùng thuốc chống xuất huyết đậm đặc
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG
Liều dùng và tốc độ truyền phụ thuộc vào lượng dịch bị mất và mức độ cô đặc của máu. Liều xác định theo nhu cầu cụ thể của từng người bệnh.
Liều tối đa dung dịch 6% dùng trong 24 giờ đầu cho người lớn và trẻ em là: 1,2 g/kg (20 ml/kg). Nếu phải truyền trên 24 giờ, liều không được quá 0,6 g/kg/ngày (10 ml/kg). Liều thường dùng ở người lớn là 30 g (500 ml).
Tốc độ truyền ở người lớn trong trường hợp cấp cứu: 1,2 - 2,4 g/phút (20 - 40 ml/phút). Tốc độ truyền cho người bệnh có thể tích tuần hoàn bình thường hoặc giảm ít không được nhanh hơn 0,24 g/phút (4 ml/phút).
TƯƠNG TÁC THUỐC
Dextran có thể làm tăng tác dụng độc lên thận của aminoglycosid khi dùng đồng thời hai thuốc này. Tránh dùng cả hai thuốc này trong thời gian dài.
ĐỘ ỔN ĐỊNH VÀ BẢO QUẢN
Chỉ được sử dụng dextran 70 khi dung dịch trong suốt. Dung dịch dextran để lâu hoặc nhiệt độ bảo quản thay đổi nhiều thì có thể tạo dextran dạng bông trong dung dịch. Có thể làm tan các bông dextran này bằng cách đun cách thủy ở 100oC cho đến khi dung dịch trở nên hoàn toàn trong, hoặc để trong nồi hấp ở nhiệt độ 110oC trong 15 phút.
Dung dịch dextran 70 không có chất bảo quản. Phải loại bỏ lọ dùng chưa hết.
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tốt nhất là ở nhiệt độ cố định 25oC. Tránh để ở nơi có nhiệt độ thay đổi quá nhiều.
TƯƠNG KỴ
Không được cho thêm các thuốc sau đây vào trong dung dịch dextran: Acid aminocaproic, ampicilin, acid ascorbic, clorpromazin, clortetracyclin, barbiturat hòa tan, phytomenadion, promethazin, streptokinase.Clortetracyclin hydroclorid gây phản ứng tương kỵ (làm đục hay tạo tủa).
THÔNG TIN QUY CHẾ
Dextran 70 phải kê đơn và bán theo đơn.
Một số thuốc biệt dược liên quan
Danh mục thuốc
- Thuốc tẩy trùng và khử trùng
- Thuốc gây mê, tê
- Thuốc giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ
- Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mãn
- Thuốc giải độc
- Vitamin và các chất vô cơ
- Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
- Chế phẩm máu - Dung dịch cao phân tử
- Dung dịch thẩm phân màng bụng
- Thuốc dùng chẩn đoán
-
Sinh phẩm miễn dịch
- Huyết thanh và Globulin miễn dịch
-
Vắc xin
- Vắc xin phòng Lao
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
- Vắc xin phối hợp phòng 5 Bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib
- Vắc xin phòng Sởi
- Vắc xin phòng Viêm gan B
- Vắc xin phòng Bại liệt
- Vắc xin phòng uốn ván
- Vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản
- Vắc xin phòng Thương hàn
- Vắc xin phòng Tả
- Vắc xin phòng Rubella
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Uốn ván
- Vắc xin phòng dại
- Vắc xin tổng hợp phòng 6 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib và Viêm gan B
- Vắc xin phòng bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn toàn thân do phế cầu Streptococcus
- Vắc xin polysaccharide phế cầu liên hợp với protein D của Haemophilus influenzae không định tuýp (NTHi)
- Vắc xin phối hợp phòng 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt
- Vắc xin phòng bệnh 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Hib
- Vắc xin phối hợp phòng bệnh 02 bệnh: Sởi - Rubella
- Vắc xin phòng Tiêu chảy do Rotavirus
- Vắc xin phòng Cúm mùa
- Vắc xin phòng Não mô cầu
- Vắc xin phòng Viêm màng não mủ
- Vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung
- Vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh: Sởi - Quai bị - Rubella
- Vắc xin phòng thủy đậu
- Vắc xin phòng Viêm gan A
- Vắc xin phòng bệnh do Hib
- Vắc xin phòng bệnh Sốt vàng
- Vắc xin 5 trong 1
-
Thuốc kháng sinh
- Thuốc trị giun, sán
-
Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Thuốc nhóm beta- lactam
- Thuốc nhóm aminoglycoside
- Thuốc nhóm chloramphenicol
- Thuốc nhóm Nitroimidazol
- Thuốc nhóm lincosamid
- Thuốc nhóm macrolid
- Thuốc nhóm quinolone
- Thuốc nhóm sulfamid
- Thuốc nhóm nitrofuran
- Thuốc nhóm tetracyclin
- Thuốc chữa bệnh phong
- Thuốc chữa bệnh lao
- Thuốc dự phòng cho điều trị lao kháng đa thuốc
- Thuốc chống nấm
- Thuốc điều trị bệnh do động vật nguyên sinh
- Thuốc chống virus
- Thuốc nhóm penicillin
- Thuốc tác dụng đối với máu
- Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
- Thuốc tim mạch
- Thuốc đường tiêu hóa
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc điều trị bênh Gut và các bênh xương khớp
- Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
- Thuốc điều trị đau nửa đầu
- Thuốc chống co giật động kinh
- Thuốc chống Parkinson
- Thuốc chống rồi loạn tâm thần
- Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
- Hormon, nội tiết tố, thuốc tránh thụ thai
- Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
- Nhóm thuốc chuyên biệt chăm sóc cho trẻ sơ sinh thiếu tháng
- Thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng
- Thuốc ngoài da