ĐIỀU HÀNH VÀ GIÁM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG Y TẾ CÔNG CỘNG
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Tổ chức, quản lý y tế
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2006
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
ĐIỀU HÀNH VÀ GIÁM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG Y TẾ CÔNG CỘNG
Khái niệm và vai trò của điều hành giám sát hoạt động y tế
Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và đánh giá kế hoạch là ba hoạt động chính của chu trình quản lý kế hoạch. Cả ba hoạt động này đều rất quan trọng và đòi hỏi người quản lý có những kỹ năng và phương pháp nhất định. Một kế hoạch đưa ra dù có tốt đến đâu mà việc tiến hành không được theo dõi và giám sát thường xuyên thì cũng khó có thể đạt được kết quả tốt.
Điều hành là một hoạt động thường xuyên trong quá trình thực hiện kế hoạch, người quản lý phải xem xét các nguồn lực, các hoạt động, các điều kiện cho thực hiện kế hoạch nhằm đảm bảo cho các hoạt động được thực hiện theo đúng kế hoạch, đạt được mục tiêu đã đặt ra. Như vậy, quản lý thực hiện kế hoạch thực chất là hoạt động điều hành.
Phân biệt khái niệm điều hành, giám sát, kiểm tra, thanh tra và đánh giá
Điều hành thực chất gồm nhiều hoạt động như theo dõi, kiểm tra, giám sát, thanh tra và đánh giá các công việc đang được thực hiện theo kế hoạch. Các hoạt động này thực chất là hoạt động thu thập, xử lý, phân tích thông tin và ra quyết định với các mục đích khác nhau, hoạt động thường lồng ghép nhưng vẫn có những điểm khác nhau cơ bản.
Kiểm tra là xem xét việc thực hiện kế hoạch đến đâu, việc thực hiện mọi công việc có đúng quy định không, việc nào hoàn thành, việc nào chưa hoàn thành và lý do tại sao v.v. Theo dõi là quá trình thu thập thông tin liên quan đến tiến độ thực hiện các nội dung hoạt động đã vạch ra theo tiến trình thời gian. Theo dõi nhằm vào tiến độ thực hiện các nội dung công việc.
Giám sát là hoạt động để xem xét các công việc có được tiến hành theo đúng kỹ thuật hay không, có sai sót ở khâu nào và cân nhắc xem làm thế nào cho tốt. Thực tế đây là hoạt động hỗ trợ của người quản lý đối với người thực hiện. Giám sát nhằm vào mục tiêu kiểm soát chất lượng các nội dung công việc của một cá nhân, một đơn vị.
Thanh tra là những hoạt động để xem xét các công việc được tiến hành có đúng với các quy chế, hợp đồng, và pháp luật quy định hay không.
Đánh giá là hoạt động đo lường các kết quả đạt được của một chương trình hay một hoạt động nhằm mục đích xem xét các kết quả có đạt được như mục tiêu đặt ra hay không để từ đó có những quyết định điều chỉnh cho việc thực hiện tiếp theo hoặc chuẩn bị kế hoạch lần sau. Đánh giá trong quá trình điều hành thường là các đánh giá nhanh, đánh giá giữa kỳ, đánh giá giai đoạn để xem xét nhận định các công việc nhiệm vụ sau một thời gian thực hiện kế hoạch, từ đó có điều chỉnh để hướng các hoạt động tới việc hoàn thành mục tiêu hoặc điều chỉnh mục tiêu và hoạt động cho phù hợp với tình hình thực tế.
Khái niệm giám sát
Trên thực tế có nhiều khái niệm về giám sát đã được sử dụng. Giám sát có thể được định nghĩa là:
Quá trình quản lý, chủ yếu là hỗ trợ/giúp đỡ về mặt kỹ thuật, tạo điều kiện để mọi người hoàn thành và nâng cao hiệu quả công việc. Như vậy giám sát về cơ bản là nhằm vào con người với khả năng và điều kiện làm việc và cả điều kiện sống của họ. |
Quá trình quản lý (thường là quản lý trực tiếp) trong đó giám sát viên xem xét tìm ra những khó khăn về mặt kỹ thuật của tuyến dưới rồi cùng bàn bạc với người được giám sát và người quản lý của tuyến dưới để cùng tìm ra các giải pháp để thực hiện hoạt động đó đúng kỹ thuật. Do vậy giám sát là một quá trình đào tạo tại chỗ. |
Giám sát là một hoạt động liên kết công việc giữa giám sát viên và người được |
giám sát mà qua đó người được giám sát thể hiện, mô tả, tiến hành và trao đổi về công việc của họ rồi nhận được phản hồi và những lời chỉ dẫn thích hợp từ giám sát viên. Như vậy mục đích của giám sát là nhằm giúp cho người được giám sát tăng cường những khả năng về đạo đức, niềm tin và tính sáng tạo trong công việc để từ đó đạt được kết quả tốt nhất trong công việc/ nhiệm vụ của họ.
Giám sát là một phần quan trọng của hoạt động điều hành, nó đóng góp vào việc hoàn thành kế hoạch thông qua việc nâng cao trình độ về chuyên môn kỹ thuật cho các nhân viên, thông qua quá trình tìm hiểu, chia sẻ và động viên giúp họ thực hiện tốt công việc được giao. Như các nhà chuyên môn đã nói quản lý mà không giám sát là thả nổi quản lý.
Vai trò của giám sát
Thực chất giám sát là quá trình đào tạo tại chỗ nên giám sát giúp cho cấp dưới thực hiện đúng các quy định về kỹ thuật (uốn nắn, đào tạo tại chỗ). Cấp trên nhiều khi không biết cấp dưới cần hỗ trợ về mặt nào và hỗ trợ như thế nào nếu không thông qua hoạt động giám sát vì mỗi cá thể trong mỗi hoàn cảnh có những khó khăn riêng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình mặc dù đó là những công việc mang tính chất kỹ thuật. Giám sát giúp người quản lý phát hiện và xác định được nhu cầu đào tạo của các cán bộ cấp dưới. Thông qua hoạt động giám sát người quản lý cũng phát hiện được các khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện để điều chỉnh, giải quyết hoặc đề xuất biện pháp giải quyết.
Thông qua việc thu thập, phân tích và xử lý thông tin trong quá trình giám sát, người quản lý có được những thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch tiếp theo.
Giám sát hỗ trợ cho việc triển khai kế hoạch đảm bảo cho kế hoạch được hoàn thành vì giám sát đào tạo, hỗ trợ người thực hiện kế hoạch.
Giám sát góp phần giúp thực hiện công việc theo đúng kế hoạch, đúng pháp luật/ quy định.
Trong hệ thống y tế có sự phân cấp về kỹ thuật rõ ràng, ở tuyến dưới trình độ chuyên môn hoá thấp hơn so với tuyến trên nên giám sát từ tuyến trên giúp phát triển các kỹ năng ở tuyến dưới, từ đó giúp cho việc phát triển hệ thống y tế. Ngày nay diện phục vụ ở các tuyến dưới được mở rộng hơn (ví dụ như đưa bảo hiểm y tế về xã), giám sát giúp đảm bảo chất lượng phục vụ y tế ở tuyến dưới là không quá khác so với tuyến trên về cùng một loại dịch vụ.
Chú ý: Giám sát tình hình bệnh tật, dịch tễ học. Giám sát nguy cơ môi trường không nằm trong khái niệm giám sát thuộc lĩnh vực quản lý.
Phương pháp giám sát
Giám sát có thể được tiến hành đột xuất hay định kỳ. Giám sát có thể là giám sát trực tiếp, tức là giám sát viên giao việc và quan sát cấp dưới thực hiện công việc một cách trực tiếp; hoặc là giám sát gián tiếp khi giám sát viên chủ yếu xem xét, phân tích các sổ sách, báo cáo từ đó nhận định chất lượng và tìm ra những điểm yếu của tuyến dưới, cấp dưới để hỗ trợ, uốn nắn.
Giám sát thực chất là quá trình thu thập, phân tích, xử lý và trao đổi thông tin giữa giám sát viên với người được giám sát. Phương pháp giám sát là cách thức để thu thập và trao đổi thông tin. Có nhiều phương pháp giám sát nhưng có thể chia thành các nhóm như sau:
Quan sát
Với phương pháp này, giám sát viên phải trực tiếp quan sát các thao tác kỹ thuật của một hoạt động y tế cụ thể được thực hiện bởi đối tượng giám sát. Trong khi quan sát giám sát viên còn phải lắng nghe từ phía đối tượng để từ đó xem đối tượng đã làm đúng kỹ thuật hay chưa, có gì làm chưa đúng, cần uốn nắn, giúp đỡ thì giám sát viên có thể tham gia vào một thời điểm thích hợp. Điều quan trọng là giám sát viên cần gợi ý, hướng dẫn, động viên đối tượng hơn là làm thay cho đối tượng. Trong quá trình quan sát, giám sát viên có thể sử dụng các bảng kiểm hoặc không sử dụng tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Sử dụng bảng kiểm có rất nhiều ưu điểm, trong đó giám sát viên biết rõ được nội dung và yêu cầu đúng của quy trình kỹ thuật cần thực hiện.
Phỏng vấn
Khi cần thu thập thông tin thì có thể tiến hành phỏng vấn. Có thể phỏng vấn theo bộ câu hỏi có sẵn hoặc phỏng vấn sâu, phỏng vấn tự do. Đối tượng phỏng vấn có thể là cán Bộ Y tế, người thực hiện các hoạt động y tế công cộng hay những người có liên quan đến các hoạt động cần giám sát. Để thu thập đủ và đúng các thông tin cần thiết, người phỏng vấn phải có kỹ năng phỏng vấn tốt.
Thảo luận
Có thể tổ chức thảo luận sau khi quan sát, sau khi phỏng vấn hoặc chỉ thảo luận đơn thuần. Thảo luận có thể được thực hiện khi có giám sát của tuyến trên hoặc có thể là những cuộc họp thông thường mà qua đó báo cáo, xem xét quá trình thực hiện các công việc trong bối cảnh cụ thể đang có gì diễn ra, có những thuận lợi và khó khăn gì, nguyên nhân và cách giải quyết v.v…
Xem xét các báo cáo
Báo cáo có thể là báo cáo có sẵn trên giấy tờ, hoặc báo cáo miệng. Việc này có thể làm tại cơ sở hoặc tại tuyến trên. Từ những thông tin trên báo cáo, giám sát viên phân tích và rút ra những nhận xét, kết luận, gợi ý giúp cho các cơ sở hoạt động tốt hơn. Phương pháp này có thể được thực hiện ngay cả khi giám sát viên không được tiếp xúc với đối tượng. Phương pháp xem xét các báo cáo thường nhanh.
Tiêu chuẩn và chức năng của giám sát viên
Thành phần giám sát viên
Nhiều người có thể tham gia công việc giám sát. Giám sát viên thường là:
Những người quản lý, lãnh đạo.
Cán bộ, chuyên viên về chuyên môn kỹ thuật cùng với nội dung giám sát được đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ giám sát.
Các cán bộ liên quan đến công việc giám sát
Các cán bộ địa phương liên quan tới công việc giám sát
Tiêu chuẩn của giám sát viên
Là người nắm vững nội dung công tác chuyên môn liên quan đến công việc được giám sát cũng như có kỹ năng tốt trong nội dung chuyên môn đó. Giám sát viên phải biết trình diễn, mô phỏng và hướng dẫn cho nhân viên của mình tiến hành công việc. Không có giám sát viên nào có thể làm tốt công việc giám sát nếu như giám sát viên đó không làm được những việc mà người được giám sát mong đợi.
Có hành vi ứng xử tốt, có khả năng nói chuyện và đối xử thân mật với cấp dưới, lịch sự trong giao tiếp với cấp dưới và là người vững vàng, kiên quyết trong những lúc cần thiết. Giám sát viên phải là người biết lắng nghe ý kiến của người được giám sát. Chỉ với những đức tính đó giám sát viên mới có khả năng tìm hiểu, phát hiện và xác định vấn đề hiện có của cấp dưới để hỗ trợ, giúp đỡ và cùng với họ giải quyết vấn đề.
Là người đã, đang làm công việc được giám sát và được đào tạo thêm về chuyên môn và nghiệp vụ giám sát.
Là người có khả năng lãnh đạo:
Liên hệ, phối hợp với nhân viên dưới quyền.
Có trách nhiệm với công việc, gương mẫu. |
Khách quan. |
Hiểu cấp dưới. |
Có khả năng quyết định và giải quyết các tồn tại và yêu cầu của cấp dưới. |
Dìu dắt và hướng dẫn hơn là tìm ra lỗi của cấp dưới để chỉ trích và truy xét. |
Gần gũi, giúp đỡ cấp dưới nhiệt tình, có trách nhiệm.
Đối với giám sát viên quản lý thì phải là nhà quản lý tốt, biết lập kế hoạch, tổ chức, theo dõi và điều hành các hoạt động.
Hiện nay, giám sát viên thường là cán bộ chuyên môn hoặc quản lý của tuyến trên được giao nhiệm vụ chỉ đạo tuyến đối với một địa bàn hoặc lĩnh vực chuyên môn nhất định. Còn nhiều giám sát viên loại này chưa được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng giám sát.
Chức năng nhiệm vụ của giám sát viên
Hỗ trợ các đối tượng được giám sát về các vấn đề chuyên môn kỹ thuật. Cụ thể là giám sát viên cùng với đối tượng, cơ sở được giám sát tìm hiểu, phát hiện các vấn đề, các khó khăn, tồn tại rồi giúp họ đưa ra các biện pháp giải quyết và thực hiện các biện pháp đó.
Chia sẻ động viên đối tượng nhằm giúp đối tượng hoàn thành tốt công việc.
Hỗ trợ các đối tượng được giám sát trong chăm sóc sức khỏe và quản lý kỹ thuật.
Giúp đỡ tạo nên uy tín của đối tượng giám sát trong cộng đồng.
Giải quyết các thắc mắc, xung đột và các vấn đề kỷ luật.
Quy trình giám sát
Chuẩn bị
Xác định các vấn đề dịch vụ cần giám sát: Trong thực tế để thực hiện kế hoạch có thể có rất nhiều hoạt động được tiến hành trong cùng một khoảng thời gian, ở cùng một địa điểm vì vậy người quản lý cần xác định xem những vấn đề nào cần thiết được giám sát. Các vấn đề cần giám sát thường là những công việc, hoạt động hay có sai phạm trong khi thực hiện, kỹ thuật khó hoặc các nhân viên được nhận định là chưa thành thạo về công việc và hoạt động đó hoặc ý thức của nhân viên chưa tốt hoặc công việc đó lần đầu được áp dụng.
Chọn ưu tiên giám sát: Với những nguồn lực hạn chế chúng ta không thể tiến hành giám sát mọi hoạt động, ở mọi nơi. Vì vậy phải chọn ưu tiên giám sát những hoạt động cần thiết nhất, quan trọng nhất. (Xem ví dụ ở Bảng chọn các ưu tiên các hoạt động giám sát ở trang 126).
Đọc tài liệu liên quan đến nội dung giám sát, đặc điểm của nơi giám sát và đối tượng của giám sát.
Dự kiến giải pháp giải quyết phù hợp, chuẩn bị nguồn lực.
Chuẩn bị nguồn lực cho thực hiện giám sát. Nguồn lực ở đây bao gồm con người, cơ sở vật chất, tiền bạc và các trang thiết bị cần thiết cho quá trình giám sát.
Ví dụ: Bảng chọn các ưu tiên các hoạt động giám sát
Vấn đề tồn tại |
Các nguyên nhân có thể |
Những ưu tiên của hoạt động giám sát |
Tỷ lệ khám thai thấp |
Giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ chưa tốt. Tổ chức khám thai chưa thuận tiện. Y sỹ sản nhi dành ít thời gian cho việc khám thai. Trạm trưởng, uỷ ban nhân dân và hội phụ nữ chưa quan tâm đúng mức. |
Giám sát hoạt động giáo dục sức khoẻ. Xem xét tổ chức khám thai. Xem thời gian biểu của y sỹ sản nhi. Nhắc nhở trạm trưởng gặp uỷ ban nhân dân, hội phụ nữ đề xuất ý kiến hỗ trợ. |
Tỷ lệ sinh con thứ 3 cao |
Giáo dục dân số chưa tốt. Tổ chức đặt vòng chưa tốt. Thiếu các phương tiện tránh thai thay thế đặt vòng. Chưa triển khai hút ĐHKN, nạo thai ở trạm y tế cơ sở. Phối hợp các ngành yếu. |
Kiểm tra hình thức giáo dục sức khoẻ. Xem xét khó khăn trong tổ chức đặt vòng. Xem xét việc cung cấp bao cao su, thuốc tránh thai. Xem xét khả năng tổ chức hút điều hoà kinh nguyệt ở xã. Gặp hội phụ nữ xã đề nghị hỗ trợ
|
Xây dựng danh mục giám sát (bảng kiểm giám sát): trong giám sát, các giám sát viên thường sử dụng các bảng kiểm để hỗ trợ cho quá trình quan sát trực tiếp cũng như xem xét các báo cáo. Bảng kiểm giúp cho người giám sát không bỏ sót các nội dung cần giám sát cũng như lưu lại các thông tin thu thập được trong quá trình giám sát. Khi xây dựng bảng kiểm cần chú ý những điểm sau:
Nguyên tắc cơ bản là các danh mục được soạn thảo đầy đủ ở mức độ cần thiết, phù hợp với điều kiện cụ thể của đối tượng được giám sát. |
Bảng kiểm không phải là để đánh giá thi đua mà là để rà soát lại công việc, kỹ thuật xem có đủ, đúng không để phát hiện những chỗ cần sửa, những điểm cần làm tốt để động viên. |
Cuối bảng kiểm bao giờ cũng có phần ghi biên bản, thống nhất về những điểm làm được, những điểm sai cần hỗ trợ, thời hạn hỗ trợ. |
Mức độ và tính chất của bảng kiểm giám sát khác nhau tuỳ theo đơn vị được giám sát. Không nên đặt sẵn một bảng kiểm giám sát chung cho mọi cơ sở, mọi nội dung.
Ví dụ 1:
Bảng kiểm giám sát hoạt động quản lý thai nghén
Trung tâm y tế huyện: .......................................................................................
Xã : ......................................................................................
Người được giám sát : ........................................................................................
Giám sát viên : ........................................................................................
Thời gian giám sát : Ngày ...............Tháng ..................Năm ....................
Hoạt động |
Không làm |
Có làm |
|
Đúng |
Sai |
||
Khám thai: |
|
|
|
1. Hỏi ít nhất 3 câu về tiền sử thai nghén |
|
|
|
2. Hỏi tỷ mỉ về biểu hiện thai nghén lần này |
|
|
|
3. Đo chiều cao tử cung, vòng bụng |
|
|
|
4. Nghe tim thai |
|
|
|
5. Khám phù |
|
|
|
6. Đo huyết áp |
|
|
|
7. Khám thiếu máu |
|
|
|
................... |
|
|
|
10. Dặn dò bà mẹ phải ăn nhiều hơn, đủ chất |
|
|
|
12. Dặn dò: Khi thấy có những biểu hiện khác thường (đau bụng, ra máu, phù... ) phải đi khám ngay |
|
|
|
Nhận xét và rút kinh nghiệm
Ví dụ 2:
Bảng kiểm Những yêu cầu của một bản kế hoạch hành động y tế xã/ phường
Cơ sở được giám sát : Xã ..................huyện.................. tỉnh...................
Đối tượng giám sát :...............................................................................
Họ và tên giám sát viên:...............................................................................
Ngày giám sát : Ngày.............tháng...............năm 20……………
TT |
Những yêu cầu |
Không làm |
Có làm với mức độ |
||
1 |
2 |
3 |
|||
1 |
Bản kế hoạch có tên gọi rõ ràng
|
|
|
|
|
2 |
Tên bản kế hoạch phù hợp với vấn đề sức khỏe cần giải quyết |
|
|
|
|
3 |
Có xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên cho kế hoạch.
|
|
|
|
|
4 |
Có sử dụng số liệu thống kê và bằng chứng để xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên |
|
|
|
|
5 |
Vấn đề sức khỏe ưu tiên có phù hợp với thực tế cộng đồng |
|
|
|
|
6 |
Có phân tích & xác định nguyên nhân
|
|
|
|
|
7 |
Bản kế hoạch có mục tiêu
|
|
|
|
|
8 |
Mục tiêu viết đúng, đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật
|
|
|
|
|
9 |
Mục tiêu đặc thù cho vấn đề sức khỏe ưu tiên
|
|
|
|
|
10 |
Mục tiêu có tính thực thi/ khả thi
|
|
|
|
|
11 |
Bản kế hoạch có các giải pháp
|
|
|
|
|
12 |
Giải pháp phù hợp với mục tiêu
|
|
|
|
|
13 |
Giải pháp đã có đủ các nguồn lực để thực hiện
|
|
|
|
|
14 |
Hoạt động phù hợp và khả thi với từng giải pháp
|
|
|
|
|
15 |
Từng hoạt động có phân bố thời gian, hoặc có mốc thời gian thực hiện |
|
|
|
|
16 |
Từng hoạt động có địa điểm thực hiện
|
|
|
|
|
17 |
Từng hoạt động có người chủ trì
|
|
|
|
|
18 |
Từng hoạt động có người thực thi
|
|
|
|
|
19 |
Từng hoạt động có người giám sát
|
|
|
|
|
20 |
Từng hoạt động có dự trù kinh phí và vật tư/ tài sản
|
|
|
|
|
21 |
Từng hoạt động có dự kiến kết quả cụ thể
|
|
|
|
|
22 |
Bản kế hoạch được duyệt bởi lãnh đạo các cấp có thẩm quyền. |
|
|
|
|
23 |
Bản kế hoạch được triển khai thực hiện
|
|
|
|
|
Các nhận xét bổ sung thêm:
Ví dụ 3:
Bảng kiểm nội dung quản lý thông tin của trạm y tế xã
Trạm y tế xã ....................................huyện..................................... tỉnh.............
Đối tượng được giám sát: ...................................................................................
Họ và tên giám sát viên : ....................................................................................
Ngày giám sát: Ngày.....................tháng.................năm 200
TT |
Những yêu cầu |
Không làm |
Có làm với mức độ |
||
1 |
2 |
3 |
|||
1 |
Trạm y tế có bản phân công công việc thống kê y tế cho cán Bộ Y tế
|
|
|
|
|
2 |
Trạm y tế có bản quy định nhiệm vụ, trách nhiệm về ghi chép, làm báo cáo, gửi báo báo, lưu giữ, bảo quản sổ sách, số liệu thống kê y tế |
|
|
|
|
3 |
TYTX có đầy đủ 10 loại sổ ghi chép ban đầu ( A1YTCS - A10YTCS ) theo đúng mẫu quy định của Bộ Y tế. |
|
|
|
|
4 |
Các sổ ghi chép ban đầu (A1YTCS - A10YTCS) có ghi chép và ghi đầy đủ, đúng, rõ ràng các cột mục |
|
|
|
|
5 |
TYTX có đầy đủ báo cáo thống kê y tế xã theo kỳ hạn & đầy đủ số liệu, thông tin trong 7 biểu mẫu quy định của Bộ Y tế. |
|
|
|
|
6 |
TYTX có cán bộ chuyên trách về thống kê y tế. |
|
|
|
|
7 |
Các cán bộ không chuyên trách về thống kê y tế được đào tạo về thống kê y tế. |
|
|
|
|
8 |
Trạm y tế xã có sách “Hướng dẫn tính toán chỉ tiêu cơ bản ngành y tế” do Bộ Y tế xuất bản năm 2003 |
|
|
|
|
9 |
TYTX có “Danh mục chỉ tiêu cơ bản y tế cơ sở” do Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 2553/ 2002/ QĐ-BYT ngày 04/ 7/ 2002 |
|
|
|
|
10 |
Các chỉ tiêu y tế xã được tính theo cách tính trong “Hướng dẫn tính toán chỉ tiêu cơ bản ngành y tế” |
|
|
|
|
11 |
Trạm y tế có nơi lưu giữ và bảo quản các sổ sách báo cáo thống kê y tế |
|
|
|
|
12 |
Thường xuyên có giám sát và kiểm tra việc ghi chép, làm báo cáo thống kê y tế của cán bộ chuyên trách hay cán bộ kiêm nhiệm |
|
|
|
|
Các nhận xét bổ sung thêm:
Ví dụ 4:
Bảng kiểm về nội dung báo cáo tổng kết công tác y tế năm của y tế xã/ phường
Trạm y tế xã ....................................huyện..................................... tỉnh.............
Trạm y tế xã có Bản báo cáo tổng kết công tác y tế năm không? Có Không
Tên của Bản báo cáo tổng kết công tác y tế năm : ........................................…. ..............................................................................................................…………
Họ & tên người đượcgiám sát : .............................................…………………..
Ngày giám sát: Ngày.....................tháng.................năm 200
TT |
Những yêu cầu |
Không làm |
Có làm với mức độ |
||
1 |
2 |
3 |
|||
1 |
TYTX có “ Báo cáo tổng kết công tác y tế x∙ năm X .” |
|
|
|
|
2 |
Báo cáo có phần mở đầu |
|
|
|
|
3 |
Trong phần mở đầu có nêu những lý do và mục đích của báo cáo |
|
|
|
|
4 |
Báo cáo có phần Tình hình và đặc điểm của x∙ |
|
|
|
|
5 |
Trong phần Tình hình và đặc điểm của x∙ có nêu những đặc điểm về dân số, KT-VHXH |
|
|
|
|
6 |
Trong phần Tình hình và đặc điểm của xã có nêu những điểm nổi bật về sức khỏe, bệnh tật và công tác CSSK của xã năm trước. |
|
|
|
|
7 |
Trong phần Tình hình và đặc điểm của xã có nêu mục tiêu và chỉ tiêu y tế của năm X |
|
|
|
|
8 |
Trong phần Tình hình và đặc điểm của xã có nêu những khó khăn, thuận lợi thực hiện kế hoạch năm X |
|
|
|
|
9 |
Báo cáo có phần Tình hình thực hiện ké hoạch y tế năm X |
|
|
|
|
10 |
Báo cáo có nội dung Thực hiện công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh và giáo dục sức khoẻ. |
|
|
|
|
11 |
Báo cáo có nội dung Thực hiện công tác khám chữa bệnh và phục hồi chức năng. |
|
|
|
|
12 |
Báo cáo có nội dung Thực hiện các chương trình y tế của ngành, địa phương. |
|
|
|
|
13 |
Báo cáo có nội dung Thực hiện công tác CSSK trẻ em. |
|
|
|
|
14 |
Báo cáo có nội dung Thực hiện công tác CSSK Bà mẹ và KHHGĐ. |
|
|
|
|
15 |
Báo cáo có nội dung Thực hiện công tác tổ chức và quản lý Trạm y tế xã; y tế thông bản; y tế tư nhân |
|
|
|
|
16 |
Báo cáo có nội dung Thực hiện các chế độ chính sách y tế trên địa bàn xã |
|
|
|
|
17 |
Báo cáo có nội dung Sự tham gia của cộng đồng vào công tác chăm sóc sức khoẻ |
|
|
|
|
18 |
Báo cáo có nội dung Sự chỉ đạo của tuyến trên: TTYT huyện |
|
|
|
|
19 |
Trong các nội dung: Tình hình thực hiện kế hoạch y tế năm X có đưa ra các chỉ số sức khỏe đặc thù cho từng nội dung |
|
|
|
|
20 |
Các chỉ số sức khỏe sử dụng trong từng nội dung có được tính từ số liệu trong các sổ sách thống kê y tế xã |
|
|
|
|
21 |
Các chỉ số SK được sử dụng trong từng nội dung có được trình bày thành bảng, biểu đồ hay đồ thị |
|
|
|
|
22 |
Các chỉ số sức khỏe được sử dụng trong từng nội dung có so sánh, đối chiếu với mục tiêu kế hoạch . |
|
|
|
|
23 |
TYTX có “Báo cáo tổng kết công tác y tế xã năm X” |
|
|
|
|
24 |
Các chỉ số sức khỏe được sử dụng trong từng nội dung có so sánh, đối chiếu với các năm khác hoặc với các xã khác trong huyện |
|
|
|
|
25 |
Báo cáo có mục Đánh giá chung: Những ưu điểm, tồn tại chính và những kiến nghị |
|
|
|
|
26 |
Báo cáo có mục Phương hướng chính của năm tới |
|
|
|
|
Các nhận xét bổ sung thêm:
Triển khai giám sát
Dựa trên kế hoạch đã lập, tổ chức triển khai giám sát. Trong khi thực hiện giám sát phải trả lời các câu hỏi sau:
Đối tượng có hiểu rõ mục tiêu công việc của họ và trách nhiệm của họ đối với công việc đó không? |
Các công việc được đối tượng tổ chức như thế nào và nhiệm vụ của họ là gì? |
Đối tượng giải quyết các vấn đề và các khó khăn trong công việc như thế nào? |
Đối tượng có áp dụng được các kỹ thuật cao, các quy định về đạo đức và luật pháp trong công việc của họ không? |
Cần thiết phải hỗ trợ gì về kỹ thuật, về con người để đối tượng làm việc một cách có hiệu quả. |
Những biện pháp nào có thể tăng cường khả năng làm việc của đối tượng? |
Những hoạt động sau giám sát
Phân tích thông tin thu được qua giám sát. |
Đánh giá. |
Viết báo cáo giám sát, thông báo cho các cơ quan liên quan về kết quả của giám sát. |
Lập kế hoạch hỗ trợ, tìm cách hỗ trợ, giúp đỡ cơ sở giải quyết khó khăn (đã phát hiện qua giám sát) để hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ. |
Gửi báo cáo thông tin tới nơi cần thiết: Lãnh đạo, cơ sở/ cấp dưới, cấp trên (nếu cần). |
Lập kế hoạch can thiệp tiếp nếu vấn đề vẫn còn tồn tại.
-
Tài liệu mới nhất
-
Hỗ trợ hô hấp không xâm lấn ở bệnh nhân giảm oxy máu chu phẫu / thủ thuật
22:40,23/05/2022
-
Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19
20:09,20/05/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan nhỏ
19:38,20/05/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn
23:13,17/05/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán dây
23:00,17/05/2022
-
Lung recruitment
21:50,15/05/2022
-
Oxygen targets
21:44,15/05/2022
-
Làm thế nào để cải thiện đồng bộ bệnh nhân - máy thở
20:51,15/05/2022
-
Xác định PEEP tốt nhất ở bệnh nhân thở máy
22:08,08/05/2022
-
Thuyên tắc ối: Bệnh sinh- Chẩn đoán- Hồi sức
16:00,05/05/2022
-
Hỗ trợ hô hấp không xâm lấn ở bệnh nhân giảm oxy máu chu phẫu / thủ thuật