Quy trình điều trị oxy cao áp bằng phác đồ VININAM 2 cho buồng đa
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Phục hồi chức năng
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2019
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Quy trình điều trị oxy cao áp bằng phác đồ VININAM 2 cho buồng đa
ĐẠI CƯƠNG
Hiện nay Việt Nam sử dụng các loại buồng ôxy cao áp để điều trị theo phác đồ VININAM 2.
Buồng đa chỗ đa ngăn và đa chỗ đơn ngăn có thể điều trị cho nhiều bệnh nhân cùng một lúc với nhiều chỉ định bệnh lý khác nhau. Có ngăn giảm áp riêng để có thể thực hiện thay đổi kíp thày thuốc, người bệnh trong quá trình điều trị. Các loại buồng đa ngăn hiện nay đều được thiết kế có các đường cung cấp ôxy riêng cho từng người bệnh, giúp cho việc sử dụng công nghệ ôxy cao áp ngắt quãng rất an toàn.
Đối với phác đồ VINIMAM 2 về thời gian điều trị, áp suất... gần giống với VINIMAM 1, chỉ khác ở thời gian giảm áp để nổi lên là bệnh nhân vẫn được tiếp tục được thở ôxy cho đến khi về đến mức áp suất khí quyển.
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VINIMAM 2
Thông số |
PHÁC ĐỒ VINIMAM 2 |
Áp suất điều trị |
2,5 ATA |
Thời gian thở oxy |
90 phút |
Số lần thở oxy |
30 phút oxy x 02 lần ; |
Lưu lượng thở |
5-6 lít/ hút |
Kiểu thở |
Qua mask hoặc ambuse |
CHỈ ĐỊNH
Bỏng độ 2
Nhồi máu não từ 2- 7 ngày
Nhiễm trùng phần mềm bị hoại tử
Các tổn thương do đụng dập
Hội chứng vùi lấp
Vết thương chậm liền
Điếc đột ngột và điếc do thiếu máu tai trong và thiếu máu não
Vết loét do viêm tắc tĩnh mạch, động mạch
Các loại tổn thương do đái tháo đường.
Các loại nhiễm trùng kỵ khí
Phù não do các nguyên nhân khác nhau sau 2- 7 ngày.
Bệnh lý mạch vành (nhồi máu cơ tim cấp, thiếu máu cơ tim).
Thiếu máu do chấn thương cấp tính và các trường hợp thiếu máu bất thường khác.
Bệnh giảm áp giai đoạn hồi phục
Vỡ phổi do chấn thương áp suất giai đoạn phục hồi
Bệnh nghẽn mạch do khí hoặc không khí cấp tính giai đọan phục hồi
Ngộ độc CO, CO2, Cyanide giai đọan phục hồi
Ngộ độc các chất gây Methemoglobin (MetHb) giai đọan phục hồi
Tổn thương não do treo cổ, đuối nước gần giai đọan phục hồi
Bệnh hoại thư sinh hơi (Gas gangren) giai đọan phục hồi
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Là các bác sỹ, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên có chứng chỉ hành nghề y và chứng chỉ đào tạo về y học cao áp hoặc Cao áp lâm sàng.
Luôn luôn có nhân viên y tế ở khu vực bàn điều khiển và trong buồng cao áp để chăm sóc, theo dõi người bệnh. Xem xét hồ sơ bệnh án, thực hiện nghiêm túc y lệnh. Kiểm tra lại phác đồ điều trị cho từng người bệnh,
Chuẩn bị máy, thiết bị điều trị cho buồng cao áp đa ngăn, đa chỗ và đơn ngăn, đa chỗ
Kiểm tra việc chuẩn bị buồng cao áp
Kiểm tra các đường dẫn khí, các van điều chỉnh lưu lượng ôxy và ghế ngồi của người bệnh .
Kiểm tra nhiệt độ buồng, hệ thống điều hòa, hệ thống chiếu sáng
Kiểm tra hệ thống bàn điều khiển, máy tính kết nối.
Kiểm tra hệ thống van an toàn mặc định mở ở áp suất tối đa của buồng (van xả khí nén).
Kiểm tra cửa sổ y tế (Medlock).
Kiểm tra hệ thống giám sát bằng hình ảnh (Video) mọi hoạt động ở trong buồng.
Kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc trong, ngoài buồng và hệ thống giải trí nghe nhìn.
Kiểm tra hệ thống đo lường của buồng như: đồng hồ đo áp suất trong buồng, nồng độ các khí đặc biệt là nồng độ ôxy ở trong buồng.
Kiểm tra hệ thống van dự phòng ở trong buồng.
Tất cả đường dẫn khí ra và vào buồng phải được bảo vệ nghiêm ngặt, tránh hỏng hóc.
Kiểm tra việc chuẩn bị các thiết bị kèm theo
Kiểm tra hệ thống cứu hỏa (bình chứa nước và phun nước cứu hóa bằng khí nén, các công tắc điện, vòi lắp trên trần buồng và vòi cầm tay).
Máy hút áp lực âm hoặc chạy điện nhưng điện áp phải < 50 V và ổ cắm phải ở bên ngoài buồng.
Màn hình theo dõi chức năng sống và bộ phận ghi phải đặt ở ngoài buồng.
Kiểm tra các bình chứa khí nén.
Kiểm tra hệ thống máy nén khí, máy sấy khô không khí.
Kiểm tra bình chứa ôxy, các hệ thống van khóa và van an toàn.
Chuẩn bị đầy đủ thuốc, dụng cụ y tế cần thiết cho quá trình điều trị, cấp cứu, hồi sức người bệnh ở trong buồng.
Chuẩn bị người bệnh
Giải thích cho gia đình người bệnh quy trình điều trị.
Khám lại lâm sàng trước điều trị và ghi vào hồ sơ bệnh án.
Kiểm tra huyết áp, mạch trước khi vào buồng.
Hướng dẫn thực hành nghiệm pháp Valsalva (nếu bệnh nhân tỉnh và tự làm được).
Không cho người bệnh mang bất kỳ đồ đạc dễ cháy nổ vào trong buồng điều trị (no pocket).
Thay quần áo bằng chất liệu phòng cháy cho người bệnh (100% cotton).
Hồ sơ bệnh án:
Ghi chép hồ sơ bệnh án theo quy định.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Sắp xếp chỗ phù hợp cho từng người bệnh, đóng cửa buồng bắt đầu quá trình tăng áp (với tốc độ 0,3m/phút hoặc có thể nhanh hơn tùy từng trường hợp).
Khi tăng đến áp suất điều trị, cho người bệnh thở oxy theo đúng phác đồ.
Hết thời gian thở oxy, bắt đầu quá trình giảm áp theo đúng quy trình (với tốc độ 0,3m/phút).
Khi áp suất trong buồng bằng với áp suất khí quyển cho người bệnh nghỉ 2-3 phút trước khi ra khỏi buồng.
Thăm hỏi, khám lại người bệnh, ghi chép vào hồ sơ bệnh án.
THEO DÕI
Nếu người bệnh bị tăng huyết áp trước khi vào buồng cao áp, xử trí hạ huyết áp bằng thuốc, khi huyết áp bình thường cho người bệnh tiếp tục vào buồng điều trị.
Trong quá trình điều trị trong buồng, người bệnh bị tăng huyết áp vẫn tiếp tục kiểm soát huyết áp để huyết áp trở về mức an toàn.
Theo dõi người bệnh nếu có hội chứng sợ buồng kín thì kịp thời giải thích, động viên người bệnh .
Trong quá trình tăng áp nếu người bệnh đau tức tai: thông báo với nhân viên y tế ngoài buồng cho dừng lại, nhân viên trong buồng hướng dẫn người bệnh làm lại Valsalva (hoặc ngáp, uống nước), nếu ổn thì tiếp tục tăng áp, nếu không ổn cho bệnh nhân nổi trở lại độ sâu 1m nước và thực hiện lại cho đến khi người bệnh ổn thì lại tiếp tục, nếu đã làm như vậy mà người bệnh vẫn đau tai thì cho người bệnh dừng điều trị.
Trong trường hợp cần thiết phải cho một hoặc một số người bệnh ra ngoài, nhân viên y tế phải giải thích cho tất cả các người bệnh biết. Sau đó chuyển tất cả người bệnh từ buồng nhỏ sang buồng lớn và chuyển người bệnh cần ra ngoài sang buồng nhỏ, đóng cửa giữa 2 buồng, giảm áp buồng nhỏ cho đến khi áp suất trong buồng nhỏ ngang bằng áp suất khí quyển thì cho người bệnh ra ngoài. Đóng cửa buồng nhỏ và tăng áp suất đến mức ngang bằng với buồng lớn thì chuyển người bệnh từ buồng lớn sang buồng nhỏ để tiếp tục điều trị như ban đầu.
TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Thực hiện theo Quy trình 5.
-
Tài liệu mới nhất
-
Huyết động trong ARDS
16:08,05/08/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở người lớn
22:37,04/08/2022
-
Triệu chứng ICU: Khoảng trống pCO2
21:03,03/08/2022
-
Huyết động trong cấp cứu thần kinh
16:51,03/08/2022
-
Cạm bẫy trong theo dõi huyết động dựa trên dạng sóng áp lực động mạch
16:48,31/07/2022
-
Nhiễm nấm xoang xâm lấn và không xâm lấn trong ICU
16:24,31/07/2022
-
Triệu chứng học ICU : LACTATE
15:57,31/07/2022
-
Triệu chứng học ICU : SvO2/ ScvO2
22:59,28/07/2022
-
Tổn thương não cấp và giảm oxy máu- cá thể hóa trong hỗ trợ thông khí
21:59,28/07/2022
-
Quản lý shock dãn mạch kháng trị
21:20,23/07/2022
-
Huyết động trong ARDS