Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Dinh dưỡng trong điều trị viêm tụy cấp ở trẻ em
- Tác giả: TS.Nguyễn Thị Thúy Hồng
- Chuyên ngành: Nhi khoa
- Nhà xuất bản:bệnh viện nhi trung ương
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Dinh dưỡng trong điều trị viêm tụy cấp ở trẻ em
TS.Nguyễn Thị Thúy Hồng
ĐẠI CƯƠNG
Hiện nay, điều trị viêm tụy cấp ở trẻ em tùy thuộc giai đoạn, mức độ, nguyên nhân gây bệnh, trong đó dinh dưỡng điều trị đã được hiệp hội Tiêu hóa, Gan mật và Dinh dưỡng Châu Âu (ESPGHAN) và NASPGHAN (Hiệp hội Tiêu hóa, Gan mật và Dinh dưỡng Bắc Mỹ) đưa ra hướng dẫn can thiệp dinh dưỡng. Tại Việt Nam, các khuyến nghị dinh dưỡng trong điều trị viêm tuỵ cấp ở trẻ em đã được áp dụng.
ĐIỀU TRỊ
Mục tiêu và nguyên tắc của dinh dưỡng điều trị
Ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng.
Hỗ trợ dinh dưỡng đường ruột sớm ngay khi huyết động ổn định.
Ổn định đường huyết.
Kiểm soát các bệnh lý và biến chứng.
Phòng viêm tuỵ cấp tái diễn.
Điều trị cụ thể
Nhu cầu các chất dinh dưỡng
Tăng cường carbohydrates và protein, giảm lipid. Tránh ăn quá mức gây tăng đường huyết.
Bảng 1. Nhu cầu các chất dinh dưỡng
Các chất dinh dưỡng |
Hàm lượng |
Ghi chú |
Protein |
1,2-1,5 g/kg/ngày |
Nếu không có suy gan, suy thận nặng |
Carbohydrates |
3-6 g/kg/ngày |
Glucose máu ≤ 10 mmol/l |
Triglycerides |
2 g/kg/ngày |
Triglycerides ≤ 3 mmol/l |
Cách nuôi dưỡng
Thời điểm hỗ trợ dinh dưỡng (đường ruột)
Bắt đầu sớm trong vòng 24-48 giờ kể từ khi nhập viện.
Bảng 1. Lợi ích của việc nuôi ăn đường ruột sớm
Duy trì tính toàn vẹn ruột. Điều chỉnh cho hệ miễn dịch toàn thân (điều chỉnh phản ứng miễn dịch). Làm giảm các phản ứng oxy hóa do stress. Giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thúc đẩy nhanh hơn quá trình lành bệnh. Giảm biến chứng và thời gian nằm viện. |
Đường nuôi dưỡng
Viêm tuỵ cấp nhẹ đến trung bình: Nên nuôi dưỡng qua đường miệng, ngay khi trẻ bắt đầu có cảm giác thèm ăn. Ăn tăng dần khi cơn đau bụng và enzyme tuỵ giảm dần.
Viêm tuỵ cấp nặng: Nên kết hợp dinh dưỡng qua đường ruột và đường tĩnh mạch nếu trẻ không đạt được mục tiêu năng lượng qua dinh dưỡng đường ruột.
Lưạ chọn công thức dinh dưỡng
Cho ăn tăng dần khi cơn đau bụng giảm và enzyme tuỵ giảm dần.
Bắt đầu ăn lỏng trong 24 giờ đầu và sau đó ăn mềm ít chất béo. Nếu dung nạp, sau 24 giờ có thể thêm ít thức ăn rắn có chất béo.
Ưu tiên công thức dinh dưỡng nguyên tố và bán nguyên tố (chứa các peptide chuỗi nhỏ và triglyceride chuỗi trung bình (MCTs): Sữa công thức thuỷ phân đạm whey và casein: Pregestimilk, nutramigen, alimentum, peptamen junior.
Bảng 2. Tóm tắt khuyến nghị về dinh dưỡng trong điều trị viêm tuỵ cấp
Cách nuôi dưỡng |
Khuyến nghị đối với các thể viêm tuỵ cấp |
Thời điểm nuôi dưỡng |
Nhẹ, trung bình: nên được bắt đầu trong vòng 24-48 giờ sau khi nhập viện. Nặng: trong vòng 48-72 giờ khi huyết động ổn định. |
Đường nuôi dưỡng |
Nhẹ, trung bình: dinh dưỡng đường miệng khi trẻ có cảm giác thèm ăn (kể cả khi còn đau bụng, buồn nôn và nôn). Nặng: Ưu tiên dinh dưỡng đường ruột (miệng, sonde dạ dày, sonde hỗng tràng) tùy mức độ dung nạp, tình trạng huyết động. Chỉ dùng dinh dưỡng tĩnh mạch hỗ trợ khi dinh dưỡng đường ruột không đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ. Dinh dưỡng tĩnh mạch chi dùng khi dinh dưỡng qua sonde tá hỗng tràng không dung nạp. Sonde tá hỗng tràng áp dụng khi sonde dạ dày không dung nạp. |
Công thức dinh dưỡng |
Bắt đầu bằng thức ăn lỏng trong 24 giờ đầu sau đó là chế độ ăn mềm, ít chất béo. Nếu trẻ tiêu hoá được, có thể chuyển dần thức ăn rắn có chất béo. Sản phẩm công thức bán thủy phân nên dùng hơn công thức polymer. |
Điều trị hỗ trợ
Bổ sung dinh dưỡng miễn dịch, probiotic, glutamine (nếu trẻ có chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn).
Omega 3: giảm thiểu đáp ứng viêm hệ thống của tuỵ và các tạng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abu E.H, Aliye U.C, Steven L et al. Nutritional considerations in pediatric pancreatitis: A position paper from the NASPHAN pancreas committee and ESPHAN cystic fibrosis/pancreas working group. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2019; 67(1): 131-143.
Bai H.X, Lowe M.E, Husain S.Z. What have we learned about acute pancreatitis in children? J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2011; 52: 262-270.
Pan LL, Li J, Shamoon M, Bhatia M et al. Recent advances on nutrition in treatment of acute pancreatitis. Front Immunol. 2017; 30(8):762.
-
Tài liệu mới nhất
-
Hỗ trợ hô hấp không xâm lấn ở bệnh nhân giảm oxy máu chu phẫu / thủ thuật
22:40,23/05/2022
-
Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19
20:09,20/05/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan nhỏ
19:38,20/05/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn
23:13,17/05/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán dây
23:00,17/05/2022
-
Lung recruitment
21:50,15/05/2022
-
Oxygen targets
21:44,15/05/2022
-
Làm thế nào để cải thiện đồng bộ bệnh nhân - máy thở
20:51,15/05/2022
-
Xác định PEEP tốt nhất ở bệnh nhân thở máy
22:08,08/05/2022
-
Thuyên tắc ối: Bệnh sinh- Chẩn đoán- Hồi sức
16:00,05/05/2022
-
Hỗ trợ hô hấp không xâm lấn ở bệnh nhân giảm oxy máu chu phẫu / thủ thuật