Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Dinh dưỡng trong đái tháo đường nhi khoa
- Tác giả: ThS.Nguyễn Thị Hằng Nga
- Chuyên ngành: Nhi khoa
- Nhà xuất bản:bệnh viện nhi trung ương
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Dinh dưỡng trong đái tháo đường nhi khoa
ThS.Nguyễn Thị Hằng Nga
ĐẠI CƯƠNG
Điều trị: dùng insulin để giữ glucose máu bình thường; dinh dưỡng điều trị để tăng trưởng tối ưu, không nặng thêm tình trạng bệnh hay ảnh hưởng đến kết quả điều tri. ̣
Hình 1: Nguyên tắc điều trị bệnh đái tháo đường
Chỉ số đường huyết của thực phẩm (Glycemic Indec-GI): Khả năng gây tăng đường máu sau ăn, nó phụ thuộc vào: lượng carbohydate, loại đường (glucose, fructose, lactose..), tính chất tự nhiên của tinh bột, quá trình chế biến
DINH DƯỠNG TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NHI KHOA
Mục tiêu của dinh dưỡng điều trị
Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh, đa dạng thức ăn.
Hỗ trợ kiểm soát Glucose máu bình thường
Tăng trưởng, phát triển bình thường. Kiểm soát cân nặng khi thừa cân
Hỗ trợ điều chỉnh rối loạn lipid, rối loạn chức năng thận, tăng huyết áp và các triệu chứng bệnh nền khác. Kiểm soát LDL máu < 100 mg/dL.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn
Xây dựng cá thể hóa dựa trên tình trạng dinh dưỡng, bệnh tật, điều kiện kinh tế, sở thích, thói quen.
Kiểm soát đường máu trong giới hạn bình thường.
Hạn chế tăng lipid máu và biến chứng: hạn chế chất béo no. Tỷ lệ acid béo no: không no 1 nối đôi: không no nhiều nối đôi là 1:1:1. Tổng lượng cholesteron <300mg/ngày.
Giàu carbohydrate phức tạp, giảm carbohydrate tinh (glucose, fructose trong mật ong, quả ngọt, đường sucrose).
Tăng chất xơ, đủ vitamin - khoáng chất. Hạn chế nước khi tăng huyết áp, phù
Ăn đúng giờ, không bỏ bữa.
Điều trị cụ thể
Năng lượng: Theo nhu cầu khuyến nghị theo tuổi, giới của người Việt Nam.
Carbohydrat: phân loại, thời điểm ăn, số lượng ăn,.
Sử dụng đa dạng khẩu phần ăn carbohydrate. Mỗi bữa ăn có ít nhất một loại thức ăn có GI thấp (làm tăng đường máu từ từ và thấp sau ăn). Nếu bữa ăn có GI cao thì có thể cho thêm vào thức ăn nước cốt chanh hoặc dấm để giảm GI của thức ăn hoặc dùng thức ăn có GI trung bình và cao vào bữa ăn chính.
Bảng 1: Phân loại chỉ số đường huyết
GI cao |
GI trung bình |
GI thấp |
GI rất thấp |
≥70% |
56-69% |
40-55% |
<40% |
Tải đường huyết (Glycemic load- GL): Một thực phẩm có GI cao nhưng ăn ít hay một thực phẩm có GI thấp nhưng ăn nhiều đều tác động đến đường máu như nhau. Bữa ăn GL thấp có khả năng kiểm soát đường máu tốt hơn bữa ăn có GL cao.
Công thức tính: GL= GI × số lượng carbonhydate/ 100g
Bảng 2: Phân loại tải đường huyết
GL cao |
GL trung bình |
GL thấp |
>20 |
11-19 |
≤10 |
Phân chia bữa ăn: Chia đều carbohydrate cho các bữa ăn/ ngày để có thể cân bằng với lượng insulin trong máu và nồng độ đường máu ổn định. Bữa tối trước khi ngủ rất quan trọng giúp duy trì đường máu trong đêm.
Khối lượng cần ăn: Nên ăn mỗi ngày một lượng carbohydrat như nhau.
Chú ý đến GI của thức ăn.
Hiện có 2 hệ thống thường được sử dụng:
Hệ thống qui đổi: đơn vị qui đổi sẽ bằng một lượng thức ăn chứa 15 g carbohydrate. Các loại thức ăn sau chứa lượng carbohydrat bằng một đơn vị chuyển đổi: một lát bánh mỳ, 250 ml sữa, một củ khoai tây cỡ trung bình, một quả cam to, hai muỗm kem, hai cái bánh qui ngọt…
Hệ thống khẩu phần: đảm bảo lượng carbohydrat được phân bố thích hợp trong ngày.
Đường: nên <10% tổng năng lượng (ngoài lượng đường có sẵn trong thực phẩm).
Chất xơ: (g/ngày) = số tuổi + 10 hoặc 14g/1000kcal, nên ăn rau trước khi ăn.
Chất tạo ngọt: Nên hạn chế sử dụng.
Sucrose: không làm tăng đường máu nhiều hơn tinh bột với cùng số lượng.
Fructose: có độ ngọt cao hơn và chỉ số GI thấp hơn sucrose và tinh bột.
Sorbitol và các loại rượu đường khác: GI thấp hơn so với sucrose và có thể có tác dụng nhuận tràng khi ăn một lượng lớn.
Chất tạo ngọt không sinh năng lượng (aspartame, sacarine, acesulfame):
không ảnh hưởng đến nồng độ glucose máu và được chấp nhận sử dụng.
Chất béo
Không hạn chế chất béo cho trẻ < 2 tuổi. Trẻ > 2 tuổi: lipid ở mức 30- 35% tổng năng lượng. Chất béo no <10% năng lượng khẩu phần.
Ưu tiên ăn thực phẩm giàu omega 3
PUFA >10% năng lượng từ PUFA. (nên ăn cá > 2-3 bữa/ tuần với lượng từ 80-120 gram). PUFA nguồn gốc thực vật (ngô, hướng dương, đậu tương, dầu cá): giúp giảm lipid máu.
MUFA (đặc biệt là cấu hình cis), trong dầu ô liu, vừng và hạt cải, các loại hạt có lợi trong việc kiểm soát nồng độ lipid máu và có vai trò bảo vệ hệ tim mạch.
Chất đạm: 15-20% tổng năng lượng trong khẩu phần
Sơ sinh (2 g/ kg/ngày); 10 tuổi (1 g/kg/ngày), với trẻ 10 tuổi, vị thành niên (0,8- 0,9 g/kg/ngày), suy thận (0,6 g/kg/ngày).
Dùng protein động vật ít béo (thịt cá ít béo) hoặc protein thực vật.
Thực phẩm giàu protein khuyến nghị vào bữa trưa.
Đa vi chất: Vitamin, yếu tố vi lượng như khuyến nghị.
Muối: Không cần ăn kiêng trừ (suy tim, tăng huyết áp) nhưng ăn nhạt nhất có thể. 1-3 tuổi (2,5 g muối/ngày), 4-8 tuổi (3g muối/ngày), 9-18 tuổi (3,8 g muối/ ngày).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y Tế. Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện. Nhà xuất bản y học. 2106.
Pediatrics nutrition handbook., American Academy of Pediatrics.2009.
Bộ Y tế. Dinh dưỡng lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2019.
Carmel E, Francesca A, Laurie A. Nutritional management in children and adolescents with diabetes. ISPAD Clinical Practice Consensus Guidelines 2018 Compendium.
-
Tài liệu mới nhất
-
Xử trí dịch truyền chu phẫu ở trẻ em
23:05,04/07/2022
-
Liệu pháp truyền dịch chu phẫu cho phẫu thuật lớn
09:54,03/07/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán dây chó ở người
16:44,28/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá ruột lớn
16:28,28/06/2022
-
Liệu pháp thay thế thận cho bệnh nhân bị chấn thương thần kinh cấp tính.
22:18,24/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá ruột nhỏ
21:16,24/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ấu trùng giun đầu gai
22:42,22/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá phổi
21:48,22/06/2022
-
Cơ sở sinh lý của các hỗ trợ hô hấp bảo vệ sự sống
22:16,20/06/2022
-
Cai máy thở ở hồi sức thần kinh
22:58,19/06/2022
-
Xử trí dịch truyền chu phẫu ở trẻ em