Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Bệnh nấm nông (Superficial mycoses)
- Tác giả: TS.Phạm Thị Mai Hương
- Chuyên ngành: Nhi khoa
- Nhà xuất bản:TS.Phạm Thị Mai Hương
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Bệnh nấm nông (Superficial mycoses)
TS.Phạm Thị Mai Hương
ĐẠI CƯƠNG
Nấm gây các bệnh ở da, tóc, móng và niêm mạc được gọi là các bệnh nấm nông. Nấm gây thương tổn dưới da, xương, phủ tạng gọi là các bệnh nấm sâu hay nấm hệ thống.
Bệnh nấm nông thường do các chủng nấm sợi (dermatophyte) gây nên, có 3 loại nấm sợi:
Trichophyton gây bệnh ở da, tóc và móng.
Microsporum gây bệnh ở da và tóc.
Epidermophyton gây bệnh ở da và móng.
Các chủng nấm sợi chỉ xâm nhập vào lớp sừng và gây bệnh do sản phẩm chuyển hóa của nấm hay do quá trình quá mẫn muộn.
CÁC BỆNH NẤM NÔNG Ở DA
Nấm da nhẵn
Căn nguyên Trichophyton, Microsporum, gặp ở bất kì lứa tuổi nào.
Lâm sàng: thương tổn cơ bản là các dát đỏ hình tròn hay bầu dục, bờ có mụn nước và vảy da, trung tâm có xu hướng lành, số lượng thương tổn ít hoặc nhiều.
Vị trí: hay gặp vùng da nhẵn như mặt, lưng, bụng, tay, chân…tuy nhiên có thể lan đến các kẽ như nách, bẹn, vú …
Triệu chứng cơ năng: ngứa, ngứa tăng lên khi ra mồ hôi.
Nấm nông
Nấm bẹn (Tinea cruris)
Căn nguyên: Epidermophyton floccosum, Trichophyton rubrum. Hay gặp ở tập thể, béo, đái đường.
Lâm sàng: thương tổn cơ bản là các dát đỏ có vảy, bờ có mụn nước, hình tròn, hình bầu dục hoặc đa cung, lan từ trung tâm ra ngoại vi.
Vị trí: bẹn, kẽ bẹn một hoặc hai bên.
Cơ năng: rất ngứa đặc biệt khi ra nhiều mồ hôi.
Nấm bàn chân (Tinea pedis)
Căn nguyên: phần lớn do Trichophyton rubrum, ngoài ra Trichophyton mentagrophytes và interdigitale và Epidermophyton floccosum, hay lây ở bể bơi, nhà tắm, hoặc giầy, tất nhiễm nấm.
Lâm sàng:
Thể bong vảy khô: lòng bàn chân, gót chân và cạnh chân có những mảng da dày màu đỏ, trên phủ vảy mịn, nhỏ, có thể tạo thành mảng lớn bao phủ cả lòng bàn chân.
Thể mụn nước: ở rìa các ngón chân, lòng bàn chân, có những mụn nước sâu tập trung thành đám như trong bệnh tổ đỉa.
Thể viêm kẽ: thường gặp ở những kẽ nhỏ hẹp như da kẽ chân thứ 3, thứ 4, lớp mủn trắng, dưới lớp da mủn là nền đỏ ướt, có khi chỉ có 1 vết nứt ở kẽ chân.
Các thể trên có thể bị bội nhiễm có mủ, sưng tấy bàn chân, nổi hạch háng và sốt.
Nấm bàn chân
Điều trị chung
Thuốc bôi nizoral, clotrimazol…1-2 lần/ ngày x 2-3 tuần.
Thuốc uống khi thương tổn lan rộng, tái đi tái lại nhiều lần.
Ketoconazol 200mg/ngày x 10 ngày
Terbinafine 250 mg/ngày x 10-15 ngày
Itraconazol 100mg/ngày x 10-15 ngày
NẤM TÓC
Loại gây rụng tóc khu trú không có sẹo
Nguyên nhân: Trichophyton, Microsporum, hay gặp ở trẻ 5-7 tuổi, rất dễ lây, có thể thành dịch ở nhà trẻ, mẫu giáo.
Lâm sàng:
Do Microsporum, thường thấy ở trẻ em
Lây từ người, do M. audouinii: da đầu có 4-6 mảng rụng tóc tròn hay bầu dục, đường kính 2-6 cm, có thể liên kết thành mảng lớn đa cung, da đầu phủ vảy trắng, xám, mịn. Hầu hết, tóc ở mảng đều bị xén còn 3-4 mm, dễ nhổ.
Lây từ súc vật, do M. canis, M. equinum, có tính viêm nhiều, đốm rụng tóc nhô cao, sưng tấy, đỏ, đóng vảy mủ, cạy vảy mỗi lỗ chân lông đều có một ổ mủ, mủ từ các nang lông trào ra giống như mật ong vì thế có tên kerion (nấm tổ ong)
Nấm tổ ong
Do Trichophyton: gặp ở cả trẻ em và người lớn.
Lây từ người: T. violaceum, T. crateriforme
Lâm sàng: mảng rụng tóc tròn nhỏ, giới hạn không rõ, số lượng >6, phủ vảy màu trắng đục. Trong mảng rụng tóc, xen kẽ tóc bệnh có tóc lành, tóc bị xén ngắn còn 1-2 mm hoặc chỉ còn hình ảnh chấm đen.
Lây từ súc vật: có tính viêm nhiều, có thể thành kerion de celse
Chẩn đoán
Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng.
Cận lâm sàng: hình ảnh bào tử nấm nằm trong hoặc ngoài sợi tóc.
Loại gây rụng tóc khu trú có sẹo
Favus: Căn nguyên do Trichophyton.
Lâm sàng: trên da đầu có các đám vảy tiết nhỏ màu vàng và có mùi hôi đặc biệt (mùi chuột chù). Nếu cạy vảy sẽ để lại một hố lõm, thương tổn khu trú ngay dưới chân tóc, sợi tóc trong vùng thương tổn không rụng nhưng khô, mất vẻ bóng nhoáng. Có thể có hình thái không điển hình: bong vảy giống như gàu nhưng tập trung thành đám, khi cạy vảy thấy các hố lõm li ti như châm kim. - Xét nghiệm: bào tử nấm thành chuỗi trong lòng sợi tóc.
Điều trị chung
Thuốc bôi: BSI 2% (benzoic salicylic iod), nizoral, clotrimazol thường ít tác dụng.
Thuốc uống:
Griseofulvin 20mg/kg/ngày x 3-4 tuần.
Itraconazol (sporal) 100mg/ngày x 3-4 tuần
Ketoconazol (nizoral) 200mg, 1-2 viên/ngày x 1-2 tháng.
Trẻ em: 4-8 mg/kg/ ngày
Kerion: chích rạch mủ, bôi thuốc chống nhiễm khuẩn, phối hợp thuốc chống nấm, có thể uống thuốc chống nấm.
NẤM MÓNG (onychomycosis, tinea unguium)
Căn nguyên thường do Trichophyton.
Lâm sàng: thường bắt đầu từ bờ tự do hay bờ bên. Móng mất bóng, giòn, dày lên và có màu bẩn. trên bề mặt móng bị lỗ chỗ hoặc có những đường rãnh, dưới móng có một khối sừng dễ mủn vụn, có thể có viêm quanh móng, móng bị teo mòn dần từ bờ tự do đến chân móng, bệnh lan từ móng này sang móng khác, tiến triển hàng tháng, hàng năm. Ngoài thương tổn ở móng có thể có thương tổn nấm da và nấm tóc.
Xét nghiệm: sợi nấm có vách ngăn.
Chẩn đoán phân biệt: chàm móng, loạn dưỡng móng.
Điều trị:
Nấm 1 phần móng: dũa hết chỗ móng bệnh và bôi thuốc chống nấm như
BSI 2% (benzoic salicylic iod), nizoral, fazol…
Nấm toàn bộ móng:
Griseofulvine 20mg/kg/ngày x 3-6 tháng.
Nếu rút móng chỉ cần uống griseofulvine 3 tháng.
Ketoconazol 200mg x 6-12 tháng.
Terbinafine 250 mg x 1,5-3 tháng (nấm móng tay)
x 6-7 tháng (nấm móng chân)
Itraconazol 100mg x 2 lần/ngày x 7 ngày/tháng x 2 tháng (nấm móng tay) x 3 tháng (nấm móng chân).
Nấm móng do candida
Lâm sàng: bắt đầu từ viêm quanh móng, da xung quanh móng sưng đỏ, nề và có mủ, móng gồ gề và hỏng từ gốc móng ra bờ tự do, chỉ có ở móng tay.
Xét nghiệm: nấm men Candida albicans.
Điều trị: bôi nizoral, lamisil…uống ketoconazol (nizoral), itraconazol (sporal) 1-2 viên/ngày x 1-2 tháng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ môn da liễu - Học viện quân y (2001), “Bệnh nấm da”, Giáo trình bệnh da và hoa liễu, nhà xuất bản quân đội nhân dân, tr. 225- 230.
Lê Hữu Doanh (2014), “Các bệnh nấm nông”, Bệnh học Da liễu, nhà xuất bản y học, tr. 273-288.
Phạm Văn Hiển (2009), “Các bệnh nấm nông thường gặp”, Da liễu học, nhà xuất bản giáo dục Việt nam, tr. 96-101.
Kay SK, Peter AL et al (2009), “Superficial dermatophytoses”, Color atlas and synopsis of pediatric dermatology, pp 388-404.
Đặng Thị Tốn (2005), “Bệnh nấm vi cạn”, Bài giảng bệnh da liễu – Đại học Y dược TPHCM, nhà xuất bản Y học, 4, tr. 219-238.
-
Tài liệu mới nhất
-
Xử trí dịch truyền chu phẫu ở trẻ em
23:05,04/07/2022
-
Liệu pháp truyền dịch chu phẫu cho phẫu thuật lớn
09:54,03/07/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán dây chó ở người
16:44,28/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá ruột lớn
16:28,28/06/2022
-
Liệu pháp thay thế thận cho bệnh nhân bị chấn thương thần kinh cấp tính.
22:18,24/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá ruột nhỏ
21:16,24/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ấu trùng giun đầu gai
22:42,22/06/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá phổi
21:48,22/06/2022
-
Cơ sở sinh lý của các hỗ trợ hô hấp bảo vệ sự sống
22:16,20/06/2022
-
Cai máy thở ở hồi sức thần kinh
22:58,19/06/2022
-
Xử trí dịch truyền chu phẫu ở trẻ em