ĐÁNH GIÁ SUY YẾU VÀ TÉ NGÃ TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI
- Tác giả: Bệnh viện lão khoa Trung ương
- Chuyên ngành: Lão khoa
- Nhà xuất bản:Bệnh viện lão khoa Trung ương
- Năm xuất bản:2016
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
ĐÁNH GIÁ SUY YẾU VÀ TÉ NGÃ TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI
Mục tiêu:
Lý thuyết:
Hiểu suy yếu là gì
Hậu quả suy yếu
Cách phòng ngừa suy yếu
Nhận biết các yếu tố nguy cơ té ngã Nhận thức tầm quan trọng của té ngã 2- Thực hành:
Đánh giá được mức độ suy yếu
Đánh giá nguy cơ té ngã và hướng dẫn phòng ngừa té ngã.
Nội dung:
SUY YẾU:
Suy yếu là gì?
Suy yếu là một hội chứng mạn tính, tiến triển với nhiều mức độ khác nhau. Là tình trạng giảm dự trữ và chức năng ở nhiều hệ sinh lý dẫn đến giảm khả năng duy trì tình trạng sức khỏe ổn định và giảm khả năng đáp ứng với các biến cố sức khỏe.
Hầu hết các trường hợp suy yếu nặng không hồi phục, tử vong cao trong vòng 6-12 tháng.
Các giai đoạn sớm hơn có thể đáp ứng với điều trị, có thể phòng ngừa hoặc làm giảm biểu hiện lâm sàng.
Có 2 nhóm:
Nguyên phát: do quá trình lão hóa nội sinh
Thứ phát: liên quan giai đoạn cuối của nhiều bệnh mạn tính
Nguyên nhân:
Mất sự điều chỉnh của nhiều hệ sinh lý trong cơ thể: hằng định nội môi, mất điều chỉnh việc tạo năng lượng…
Giảm khối cơ là yếu tố chính của suy yếu và là yếu tố tiên lượng các biểu hiện lâm sàng khác.
Biểu hiện lâm sàng:
Biểu hiện ở:
Sức mạnh cơ
Thăng bằng - Vận động
Dinh dưỡng
Sức dẻo dai
Hoạt động thể chất
Di chuyển
Nhận thức (có thể)
Hậu quả:
Nguy cơ cao bị các stress: nhiễm trùng, thay đổi nhiệt độ (quá nóng hoặc lạnh), nhiễm trùng, chấn thương.
Suy yếu làm cho người cao tuổi dễ bị biến cố xấu khi gặp các yếu tố stress.
Chậm hồi phục từ các stress.
Đánh giá suy yếu:
Fried: sụt cân, cảm giác mau mệt, tốc độ chậm, hoạt động thể lực ít, yếu cơ.
Tiêu chuẩn Canada
Mức độ suy yếu |
Biểu hiện |
Nhẹ |
Cần trợ giúp hoạt động IADLs |
Trung bình |
Cần trợ giúp mọi hoạt động IADLs và tắm rửa |
Nặng |
Cần trợ giúp mọi hoạt động ADLs |
Rất nặng |
Hoàn toàn phụ thuộc các hoạt động ADLs |
Cuối đời |
Kỳ vọng sống < 6 tháng |
IADLs (hoạt động chức năng sinh hoạt): mua sắm, giữ nhà, tài chính, nấu ăn, nghe điện thoại, thuốc men, đi lại.
ADLs (hoạt động cơ bản): mặc quần áo, ăn uống, di chuyển, tiêu tiểu, vệ sinh cá nhân.
Kiểm soát và phòng ngừa:
Kiểm soát suy yếu :
Loại bỏ các yếu tố làm nặng suy yếu: môi trường hoặc các yếu tố có thể điều trị.
Cải thiện các biểu hiện lâm sàng: hoạt động, sức cơ, dinh dưỡng, các bài tập.
Giảm thiểu hậu quả các biến cố: bệnh lý cấp, chấn thương, phẫu thuật, nhập viện.
Phòng ngừa suy yếu:
Tránh các yếu tố:
Bất động
Nhập viện
Phẫu thuật
Quá nóng/lạnh
Kiểm soát đa thuốc, tránh các tác dụng phụ
Các bài tập: tăng kháng lực, đi bộ.
Phục hồi chức năng
Dinh dưỡng đầy đủ
TÉ NGÃ:
Định nghĩa:
Té ngã là biến cố khi 1 người rơi trên nền nhà hoặc mặt phẳng thấp hơn mà không có tình trạng mất nhận thức. Loại trừ té ngã do các nguyên nhân nội sinh (co giật, đột quị, ngất) hoặc do biến cố môi trường.
Là một trong những hội chứng lão khoa thường gặp nhất.
Nguyên nhân:
Đa yếu tố
Nội sinh (thăng bằng kém: giảm thị lực, tiền đình, hệ thống cảm nhận bản thể, yếu cơ, bệnh mạn tính, giảm thị lực,sa sút trí tuệ)
Ngoại sinh (đa thuốc: an thần, chống trầm cảm, tim mạch, hạ đường huyết)
Môi trường (ánh sáng kém, thiết bị không an toàn, sàn trơn)
Yếu tố nguy cơ:
Theo thứ tự:
Tiền căn té ngã
Bệnh Parkinson
Bất thường dáng đi
Sử dụng dụng cụ đi
Chóng mặt
Trầm cảm
Sợ té ngã
Bệnh khớp
Sa sút trí tuệ
Tiêu tiểu không tự chủ
Đau
Giảm thị lực
Đa bệnh lý
Giảm thính lực
Giảm ADL
Đau: > 2 vị trí, đau nặng, đau làm cản trở hoạt động
Thuốc
An thần (benzodiazepin)
Chống động kinh
Tâm thần
Hạ áp
MAOI, SSRI
Giãn cơ
Corticoid toàn thân
Hậu quả:
Mỗi năm ở Mỹ có 700.000- 1.000.000 trường hợp té ngã trong bệnh viện. - Hậu quả:
Gãy xương
Chấn thương, tử vong liên quan chấn thương
Sợ té ngã
Giảm chức năng (1/2 trường hợp té không thể tự ngồi dậy)
Đánh giá nguy cơ:
đa yếu tố
Yếu tố nguy cơ |
Có |
Tiền căn té ngã trong năm qua |
|
Bất thường tư thế, dáng đi, vận động |
|
Giảm thị lực |
|
Chóng mặt |
|
Tụt huyết áp tư thế |
|
Rối loạn nhịp tim |
|
Bệnh lý thần kinh (Parkinson, tai biến, sảng, sa sút trí tuệ) |
|
Đái tháo đường |
|
Thuốc có nguy cơ té ngã (an thần, hạ áp, giãn cơ, insulin) |
|
Đo huyết áp tư thế khi:
Sau khi té
BN có triệu chứng gợi ý hạ huyết áp tư thế: chóng mặt, choáng váng.
Khi BN dùng thuốc có khả năng gây hạ HA tư thế
Phòng ngừa té ngã trong bệnh viện:
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân
Đi lại, di chuyển: vật lý trị liệu, các bài tập thăng bằng Tác dụng phụ của thuốc:
xem xét dùng các thuốc ít nguy cơ té ngã
Chỉnh và ngưng thuốc
Dùng ≥ 4 thuốc: giảm số lượng và liều thuốc khi có thể Bệnh lý:
Parkinson, thoái hóa khớp: tối ưu điều trị
Điều trị hạ huyết áp tư thế: ngồi 2-3 phút khi chuyển từ ngồi sang đứng, mang vớ áp lực, thuốc.
Điều chỉnh thị lực
Kiểm tra vấn đề bàn chân và dép mang
Tài liệu tham khảo:
American Geriatrics Society (2016). Geriatrics at your fingertips, Fall prevention and Falls
American Geriatrics Society (2015). GRS teaching slide, Falls 3- American Geriatrics Society (2010), Summary of the Updated American Geriatrics Society/British Geriatrics Society Clinical
Practice Guideline for Prevention of Falls in Older Persons. JAGS
-
Tài liệu mới nhất
-
Hỗ trợ hô hấp không xâm lấn ở bệnh nhân giảm oxy máu chu phẫu / thủ thuật
22:40,23/05/2022
-
Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19
20:09,20/05/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan nhỏ
19:38,20/05/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn
23:13,17/05/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán dây
23:00,17/05/2022
-
Lung recruitment
21:50,15/05/2022
-
Oxygen targets
21:44,15/05/2022
-
Làm thế nào để cải thiện đồng bộ bệnh nhân - máy thở
20:51,15/05/2022
-
Xác định PEEP tốt nhất ở bệnh nhân thở máy
22:08,08/05/2022
-
Thuyên tắc ối: Bệnh sinh- Chẩn đoán- Hồi sức
16:00,05/05/2022
-
Hỗ trợ hô hấp không xâm lấn ở bệnh nhân giảm oxy máu chu phẫu / thủ thuật