Bài giảng QT thay canul mở khí quản có nòng trong cho bệnh nhân nặng trong khoa HSCC và chống độc
- Tác giả: Bệnh viện Bạch Mai
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Bệnh viện Bạch Mai
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng Quy trình thay canul mở khí quản có nòng trong cho bệnh nhân nặng trong khoa hồi sức cấp cứu và chống độc
ĐẠI CƯƠNG/ ĐỊNH NGHĨA
Các bệnh nhân tai biến mạch não bị di chứng nặng nề, cần chăm sóc lâu dài cần phải đặt canul có nòng trong để thuận tiện cho việc chăm sóc, tránh các biến chứng tắc và có thể áp dụng để tập nói khi tình trạng bệnh hồi phục.
CHỈ ĐỊNH
Thay canul có nòng trong được chỉ định trong các trường hợp sau
Bệnh nhân đã được mở khí quản, tiên lượng lưu canul lâu dài
Bệnh nhân mở khí quản có hồi phục chức năng phát âm, thay để tập nói
CHỐNG CHỈ ĐỊNH (tương đối)
Rối loạn đông máu nặng ( INR > 1.5, tiểu cầu máu < 50 G/l) chưa được điều chỉnh, đang có viêm tấy mô mềm vùng cổ
CHUẨN BỊ
Thầy thuốc:
Thầy thuốc thực hiện thủ thuật do các bác sỹ chuyên khoa hồi sức cấp cứu.
Người phụ là bác sỹ chuyên khoa hồi sức cấp cứu, bác sỹ cao học, nội trú
Người phụ dụng cụ: y tá đã được đào tạo
Dụng cụ
Dụng cụ:
01 Hộp đựng dụng cụ mở khí quản vô khuẩn
Ống mở khí quản (canuyn) : 01 canuyn 2 nòng Shiley số 6.
Ống thông hút đờm vô khuẩn : 03 cái
Máy hút, máy thở
Bộ đặt NKQ hoặc mở khí quả cấp cứu : 01 bộ
Máy theo dõi nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, SpO2.
Bóng bóp ambu
Ống nghe; máy chụp X quang tại giường; băng dính, dây cố định NKQ
Găng tay phẫu thuật : 03 đôi
Mũ + khẩu trang y tế : 03 cái
Gạc vô khuẩn : 03 gói
Bơm tiêm 5 ml : 2 chiếc ; Bơm tiêm 10 ml : 2 chiếc ; Kim lấy thuốc
Thuốc :
Thuốc gây tê : Lidocain 2% x 03 ống
Povidin 10%, Betadin 10% x 1 lọ ( 20 ml)
Thuốc an thần : propofol 200 mg x 1 lọ hoặc Midazolam 5mg x 2 ống và fentanyl 0,1 mg x 02 ống
Dầu paraphin x 01 lọ
Bệnh nhân:
Giải thích cho bệnh (nếu tỉnh) và gia đình về lợi ích và tai biến có thể xảy ra khi thay canuyn mở khí quản, ghi cam kết phẫu thuật
Nhịn ăn trước 3h, hút sạch dịch dạ dày
Hút sạch đờm, dãi họng miệng, hút dịch dạ dày.
Đặt đường truyền, duy trì dịch truyền trong thời gian làm thủ thuật
Mắc máy theo dõi nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, SpO2.
Thở máy qua ống NKQ với FiO2 100% trong thời gian thay canyun mở khí quản.
Bệnh nhân nằm đầu bằng và kê gối cứng dưới vai ưỡn cổ để bộc lộ khí quản
TIẾN HÀNH
Phẫu thuật viên đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay và sát khuẩn tay, đi găng vô trùng, sát khuẩn vùng mổ, trải săng, gây tê tại chỗ từ sụn giáp đến hố trên ức. Phẫu thuật viên đứng bên trái, người phụ đứng bên phải
Điều dưỡng hút sạch dịch dạ dày, hút đờm qua mở khí quản cũ
Kê gối gỗ cứng dưới vai để ưỡn cổ bệnh nhân
Cắt dây buộc vệ sinh vùng cổ bằng dung dịch natriclorua 0.9%, sát khuẩn vùng xunh quanh chân canyun bằng betadin 10%
Thầy thuốc kiểm tra canyun mới, bôi dầu parafin phía đầu canuyn.
Rút canuyn cũ, kiểm tra các dấu hiệu tắc canuyn, chảy máu nếu có
Đặt canuyn Shiley số 6, 2 nòng với nòng trong có thể thở máy được. nếu bệnh nhân đang thở máy thì kết nối với máy thở
Sát khuẩn lại và cố định canuyn
TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ THEO DÕI
Tai biến và biến chứng
Trong khi thay mở khí quản
Chảy máu:do đám rối tĩnh mạch giáp hoặc giáp
Ngừng tim: do tắc mạch, loạn nhịp tim, đặt sai vị trí ống MKQ gây tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất không phát hiện kịp thời.
Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất
Đặt sai vị trí ống MKQ.
Trào ngược
Trong thời gian lưu ống
Chảy máu, tràn khí dưới da , tuột ống, nhiễm khuẩn, tắc ống, ứ đọng đờm ở sâu, xẹp phổi.
Trường hợp lưu ống MKQ lâu ngày có thể gây rối loạn chức năng nuốt.
Rối loạn đóng mở thanh môn trong chu kỳ hô hấp trong trường hợp lưu ống NKQ lâu.
Hẹp khí quản, rò khí quản - thực quản.
Sau khi rút ống
Phù nề thanh quản và thanh môn. Rò khí ở lỗ mở khí quản.
Vết mở khí quản lâu liền hoặc sẹo liền xấu. Khó thở do hẹp khí quản.
Chăm sóc và theo dõi
Hút đờm: Số lần hút phụ thuộc vào lượng dịch tiết khí phế quản. Có thể làm sạch và loãng đờm bằng cách nhỏ dung dịch NaHCO3 1,4% hoặc NaCl 0,0% vào khí quản qua NKQ hoặc MKQ. Mỗi lần nhỏ 3-5 ml.
Thay băng: phụ thuộc vào mức độ chảy máu và dịch tiết, đảm bảo băng tại chỗ luôn khô sạch.
Thay ống MKQ: tối thiểu sau 48 giờ với thay ống lần đầu (thời gian tối thiểu tạo đường hầm ổn định sau MKQ), khi ống MKQ có dấu hiệu bán tắc hay bị tắc.
Chăm sóc bóng chèn (cuff): đo áp lực cuff 3 lần / ngày duy trì áp lực bóng mức 30 cmH2O.
-
Tài liệu mới nhất
-
Huyết động trong ARDS
16:08,05/08/2022
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở người lớn
22:37,04/08/2022
-
Triệu chứng ICU: Khoảng trống pCO2
21:03,03/08/2022
-
Huyết động trong cấp cứu thần kinh
16:51,03/08/2022
-
Cạm bẫy trong theo dõi huyết động dựa trên dạng sóng áp lực động mạch
16:48,31/07/2022
-
Nhiễm nấm xoang xâm lấn và không xâm lấn trong ICU
16:24,31/07/2022
-
Triệu chứng học ICU : LACTATE
15:57,31/07/2022
-
Triệu chứng học ICU : SvO2/ ScvO2
22:59,28/07/2022
-
Tổn thương não cấp và giảm oxy máu- cá thể hóa trong hỗ trợ thông khí
21:59,28/07/2022
-
Quản lý shock dãn mạch kháng trị
21:20,23/07/2022
-
Huyết động trong ARDS