Bài giảng gãy hai mắt cá cổ chân
- Tác giả: TS. BS. LÊ QUANG TRÍ
- Chuyên ngành: Chấn thương, chỉnh hình
- Nhà xuất bản:Bệnh viện quân y 7A
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng gãy hai mắt cá cổ chân
TS. BS. LÊ QUANG TRÍ
ĐẠI CƯƠNG:
Định nghĩa
Gãy hai mắt cá được Pott mổ tả đầu tiên năm 1768, là gãy đầu dưới xương mác và mỏm trâm chày kèm đứt hoặc không đứt dây chằng chày mác dưới (hình 1).
Hình 1. Gãy hai mắt cá cổ chân [2]
Đặc điểm
Thường gặp ở nữ giới, cao tuổi.
Khoảng 2/3 là gãy một mắt cá ngoài.
Khoảng 1/4 là gãy hai mắt cá.
Gãy ba mắt cá chỉ chiếm 7%.
Gãy hở chiếm 2%.
Giải phẫu khớp cổ chân (hình 2)
Xương
Khớp cổ chân do ba xương tạo thành: xương chày, xương mác của cẳng chân là xương sên của bàn chân.
Dây chằng
Bên trong: có dây chằng Deltoid (do bốn dây chằng bên trong hợp lại). Tác dụng là chống sự đổ ngoài (động tác sấp) quá mức của cổ chân.
Dây chằng chày sên trước và sau: bám từ mắt cá trong đến mặt trước và sau xương sên.
Dây chằng chày ghe: bám từ mắt cá trong đến xương ghe.
Dây chằng chày gót: bám từ mắt cá trong đến mặt trong xương gót.
Bên ngoài: có ba dây chằng bắt nguồn từ mắt cá ngoài đến xương sên và gót. Tác dụng là chống sự đổ trong (động tác ngữa) quá mức của cổ chân.
Dây chằng mác- sên trước: bám giữa mắt cá ngoài và mặt ngoài của xương sên.
Dây chằng mác- sên sau: bám giữa mắt cá ngoài và mặt sau của xương sên.
Dây chằng mác- gót: bám giữa mắt cá ngoài và xương gót.
Hình 2. Cấu tạo giải phẫu khớp cổ chân A. Mặt trong B. Mặt ngoài [2]
Nguyên nhân- Cơ chế
Chấn thương cổ chân thường do lực xoay cổ chân làm gãy hai mắt cá (hình 3)
Tổn thương lật- xoắn vặn cổ chân (hình 3A) khi đi bộ, chạy, thể thao, tập thể dục, … là những nguyên nhân thường gặp nhất của gãy hai mắt cá cổ chân.
Ngã cao chống gót chân: tổn thương khớp cổ chân là tổn thương gián tiếp do di lệch của xương sên.
Hình 3. Cơ chế gãy hai mắt cá A. Lực lật, xoắn vặn cổ chân B. Ngã cao chống gót
Phân loại
Phân loại theo Lauge Hansen: Có bốn loại tổn thương dựa vào tư thế cổ chân: ngữa chiếm 80% (căng mặt ngoài), sấp chiếm 20% (căng mặt trong), và lực kéo (gãy ngang), lực đẩy (gãy chéo hoặc thẳng dọc) (hình 4)
Hình 4. Cơ chế gãy do tư thế cổ chân và lực tác động [3]
Ngữa- khép (Supination- Adduction: SA) (hình 5)
Thì I: Rách dây chằng bên ngoài hoặc gãy ngang mắt cá ngoài.
Thì II: Thì I + gãy mắt cá trong.
Hình 5. Di lệch ổ gãy trong thể ngữa- khép [3]
Ngữa- xoay ngoài (Supination- External rotation: SER) (hình 6)
Thì I: Đứt dây chằng chày- mác trước dưới.
Thì II: Thì I + gãy chéo xoắn mắt cá ngoài.
Thì III: Thì II + đứt dây chằng chày- mác sau dưới hoặc nhổ mắt cá sau.
Thì IV: Thì III + gãy mắt cá trong hoặc rách dây chằng Deltoid.
Hình 5. Di lệch ổ gãy trong thể ngữa- xoay ngoài [3]
Sấp- khép (Pronation Adduction: PA) (hình 6)
Thì I: Gãy mắt cá trong hoặc rách dây chằng Deltoid.
Thì II: Thì I + đứt dây chằng chày- mác trước dưới và dây chằng chày- mác sau dưới cùng với gãy mắt cá sau (posterior lip of tibia).
Thì III: Thì II + gãy chéo trên mắt cá ngoài.
Hình 6. Di lệch ổ gãy trong thể sấp- khép [3]
Sấp- xoay ngoài (Pronation- External Rotation: PER) (hình 7)
Thì I: Gãy ngang mắt cá ngoài hoặc đứt dây chằng Deltoid.
Thì II: Thì I + rách dây chằng chày- mác trước dưới.
Thì III: Thì II + rách màng liên cốt và gãy chéo xoắn xương mác.
Thì IV: Thì III + đứt dây chằng chày mác sau dưới, gãy mắt cá sau do sự giật nhổ giật,